Cùng với việc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sắp diễn ra vào tháng 10 tới, vấn đề chọn lựa ai vào ban thường vụ Bộ Chính trị tiếp tục trở thành tâm điểm. Theo truyền thông Hồng Kông, hiện nay số người được chọn có thể vẫn là 6 người, tuy nhiên độ “hot” của mỗi người lại khác nhau, và vẫn sẽ có thay đổi vào phút chót. Truyền thông Mỹ cho rằng, trong thời ông Tập Cận Bình nắm quyền, thế lực của ông Giang Trạch Dân sẽ rút lui hết, và cuộc đấu đá ngầm trong nội bộ tại Trung Nam Hải vẫn sẽ không dừng lại.

7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc hiện tại từ trái sang: Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, Lưu Vân Sơn, Vương Kỳ Sơn và Trương Cao Lệ
7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc hiện tại từ trái sang: Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, Lưu Vân Sơn, Vương Kỳ Sơn và Trương Cao Lệ.

Tổng hợp dự đoán của nhiều trang truyền thông cho thấy, ngoài hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường lưu nhiệm tại Đại hội 19, các nhân vật như khác Tôn Chính Tài, Hồ Xuân Hoa, Hàn Chính, Lật Chiến Thư và Triệu Lạc Tế có nhiều khả năng giành chiến thắng nhất.

Tuy nhiên, ngày 25/5 vừa qua, tờ Minh Báo của Hồng Kông dẫn nguồn tin từ Đại Lục cho biết, tại Đại hội 19 này, nhân sự được chọn vào thường vụ Bộ Chính trị có thể có thay đổi lớn.

Trong danh sách này hoàn toàn không có Bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài vốn có hy vọng được kế nhiệm ông Tập Cận Bình như ông Hồ Xuân Hoa. Giới quan sát cho rằng, có lẽ do Trùng Khánh được Ban Kỷ luật Trung ương phê rõ là “di độc” của ông Bạc Hy Lai và Vương Lập Quân nên ông Tôn Chính Tài mới không được để ý đến.

Ông Lật Chiến Thư – người được xem là “quân sư thầm lặng” bên cạnh ông Tập Cận Bình.
Ông Lật Chiến Thư – người được xem là “quân sư thầm lặng” bên cạnh ông Tập Cận Bình.

Bài báo còn nhắc đến ông Vương Hộ Ninh và ông Lật Chiến Thư, vài năm trở lại đây hai người này đều là trợ thủ đắc lực mỗi khi ông Tập Cận Bình tiến hành các cuộc thị sát trong nước hay có các chuyến công du nước ngoài, mức độ được tín nhiệm của hai người này không còn phải nghi ngờ gì nữa. Tuy nhiên, ông Vương Hộ Ninh từ trước tới nay không có tham vọng lớn trong việc thăng quan tiến chức, ông mong muốn được làm Trưởng ban Nghiên cứu chính sách Trung ương hoặc làm nghiên cứu học thuật. Trong 10 năm qua, ông Vương Hộ Ninh không có gì nổi trội, hoặc là đi theo lãnh đạo hoặc là ở nơi kín đáo, ông không có hoạt động công khai riêng lẻ nào, càng không nắm quyền gì trong tay, do đó cơ hội để ông vào thường vụ Bộ Chính trị không nhiều. Tuy nhiên bài báo còn đề cập, hiện nay có tin ông Vương Hộ Ninh có cơ hội vào thường vụ Bộ Chính trị, có lẽ vai trò trong thời gian tới của ông có thể phần nhiều liên quan đến hình thái ý thức hoặc đảng vụ, có thể sẽ thay thế ông Lưu Vân Sơn. Cũng trong danh sách, ông Lật Chiến Thư là nhân vật được quan tâm nhiều và ít có điều tiếng gây tranh luận.

Ông Triệu Lạc Tế
Ông Triệu Lạc Tế

Trả lời phỏng vấn của Đài Phát thanh Hy vọng hôm 25/5, nhà phân tích chính trị Hoa Pha cho rằng Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Triệu Lạc Tế là người thân cận của ông Tập Cận Bình nên có khả năng sẽ vào ban thường vụ. Tuy nhiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường ủy Hội đồng Nhân dân tỉnh Thiểm Tây Ngụy Dân Châu gần đây bị điều tra. Theo phân tích của Minh Báo, Ngụy Dân Châu từng nắm được bí mật của ông Triệu Lạc Tế khi ông này còn làm ở Thiểm Tây. Việc ông Ngụy Dân Châu bị thất thế sẽ ảnh hưởng tới tiền đồ của ông Triệu Lạc Tế.

Bí thư Thượng Hải Hàn Chính
Bí thư Thượng Hải Hàn Chính

Còn về quan lộ của Bí thư Thượng Hải Hàn Chính, giới quan sát cũng có nhiều đánh giá khác nhau. Ông Hàn Chính được coi là người của ông Giang Trạch Dân nên con đường làm quan của ông vẫn còn nhiều tranh luận. Trước đó có phân tích cho rằng, rất có khả năng bề ngoài thì thăng quan nhưng thực ra lại bị giáng chức, ông này đến Bắc Kinh để nhận chức vụ không hề quan trọng, rất có thể là bị quản thúc tại Bắc Kinh.

Bản tin của VOA trích dẫn phân tích của ông Joseph Fewsmith – Giáo sư Chính trị học tại Đại học Boston:

Việc xây dựng trọng tâm của ông Tập Cận Bình, cho thấy mô hình “ tập thể lãnh đạo” từ thời ông Hồ Cẩm Đào đã bị phá bỏ hoàn toàn, lực lượng chính trị của ông Giang Trạch Dân cũng rút lui toàn bộ.”

Ông Joseph Fewsmith nhấn mạnh: Sự thay đổi quyền lực trong ĐCSTQ từ trước tới giờ đều không thể hiện ra sự yên bình trên bề mặt, và Đại hội 19 năm nay cũng không phải ngoại lệ.”

Trí Đạt

Xem thêm: