Mới đây, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã công bố dân số quốc gia vào cuối năm 2022 là 1.411.750.000 người, giảm 850.000 người so với cuối năm trước. Về vấn đề này, ông Akio Yaita, giám đốc chi nhánh Đài Bắc của tờ Sankei Shimbun, phân tích rằng một trong những tác động sâu sắc đến xã hội Trung Quốc là tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ bị thu hẹp nhanh chóng.

shutterstock 313852031
(Nguồn: Creative Images/ Shutterstock)

ĐCSTQ đã chính thức công bố số liệu thống kê dân số năm 2022 vào ngày 17/1/2023, cho thấy dân số sinh mới trong cả năm 2022 là 9.560.000 người và dân số tử vong là 10.410.000 người, tổng dân số giảm 850.000 người so với năm trước. Đây là lần đầu tiên tổng dân số của Trung Quốc giảm kể từ năm 1961.

Nhà nhân khẩu học nổi tiếng quốc tế Dịch Phú Hiền (Yi Fuxian) đã tweet vào thứ Hai (ngày 16/1) rằng vào năm 1790 vào giữa thời nhà Thanh, Trung Quốc có hơn 10.000.000 ca sinh, nhưng vào năm 2022, Trung Quốc chỉ có 9.560.000 triệu ca sinh, con số thấp nhất trong hơn 230 năm.

Theo phân tích của Reuters, nguyên nhân chính khiến dân số Trung Quốc giảm là do Trung Quốc thực hiện chính sách một con từ năm 1980 đến năm 2015, cộng với chi phí nuôi dạy cao khiến nhiều người Trung Quốc không muốn sinh con. Ngoài ra, sau khi Trung Quốc hủy bỏ chính sách phòng chống dịch nghiêm ngặt kéo dài 3 năm, đã gây ra một cơn bão táp dịch bệnh, hệ thống y tế và nhà tang lễ bị quá tải, càng làm tổn hại đến triển vọng nhân khẩu học ảm đạm của Trung Quốc.

Về vấn đề này, ông Akio Yaita, giám đốc chi nhánh Đài Bắc của Sankei Shimbun, đã đăng bài viết trên Facebook và chỉ ra rằng việc giảm dân số Trung Quốc năm ngoái có liên quan đến sự bùng phát của dịch bệnh vào cuối năm, nhưng đó không phải là lý do chính. Đường cong tăng trưởng dân số của Trung Quốc đã bước vào một điểm uốn, theo các chuyên gia dự đoán, từ năm nay về sau, tốc độ tăng trưởng dân số Trung Quốc hàng năm sẽ giảm.

Ông cho biết lần gần đây nhất dân số Trung Quốc giảm là vào năm 1961 khi xảy ra nạn đói lan rộng khắp cả nước. Còn lần này sụt giảm này có nguyên nhân chính là tỷ lệ sinh giảm và dân số già, đây có thể là lần giảm dân số tự nhiên đầu tiên ở Trung Quốc trong hàng ngàn năm khi không có ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như chiến tranh và nạn đói. “Một trong những ảnh hưởng đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm nhanh chóng, và có khả năng là nước này sẽ không thể vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.”

Ông Akio Yaita nói rằng, “Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản” (Japan Center for Economic Research) đã chỉ ra trong dự báo kinh tế được đưa ra vào cuối năm ngoái rằng quy mô kinh tế của Trung Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục tiếp cận với nhau trong tương lai, nhưng khoảng cách sẽ mở rộng trở lại vào khoảng năm 2035, khoảng cách sẽ một lần nữa được nới rộng, Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu, còn Trung Quốc sẽ không thể cách nào vượt qua Mỹ.

Ông đề cập rằng khi ông phỏng vấn đưa tin ở Trung Quốc, ông đã nghe nhiều chuyên gia kinh tế Trung Quốc dự đoán rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ “vượt qua Mỹ” vào năm 2027, 2028 hoặc 2029. Có vẻ như họ đã quá lạc quan, “Nếu Mỹ có thể một lần nữa hất Trung Quốc ra và duy trì vị trí số 1 thế giới, đối với toàn thế giới, đặc biệt là đối với Đài Loan, có lẽ là một chuyện tốt”.

Ông nhấn mạnh mặc dù Nhật Bản và Đài Loan cũng đang phải đối mặt với vấn đề tỷ lệ sinh giảm và dân số già, nhưng mức độ nghiêm trọng không bằng Trung Quốc. Do “chính sách một con” được thực thi trong nhiều thập kỷ ở Trung Quốc, nên cấu trúc phân bố tuổi của dân số rất cực đoan.

Có chuyên gia dự đoán rằng tốc độ già hóa dân số của Trung Quốc sẽ tiến triển nhanh hơn nhiều so với Nhật Bản. Để kiểm soát xu hướng giảm dân số, “Ủy ban kế hoạch hóa gia đình” của Trung Quốc không chỉ bắt đầu khuyến khích sinh 3 con, mà năm ngoái thậm chí còn tuyên bố sẽ khởi động một “hành động đặc biệt để can thiệp phá thai đối với những người chưa kết hôn”. Tức là buộc những phụ nữ có ý định phá thai phải sinh thai nhi đó ra để tăng dân số.

Ông Akio Yaita nói thẳng rằng các ủy ban kế hoạch hóa gia đình ở nhiều vùng của Trung Quốc đã bắt giữ những phụ nữ mang thai đứa con thứ hai, buộc họ phải phá thai, từng tạo ra bi kịch “phong trào 100 ngày không có trẻ sinh ra” ở huyện Quán, tỉnh Sơn Đông. Chỉ trong 30 năm qua, cùng một cơ quan chính phủ, lại bắt đầu làm điều hoàn toàn ngược lại, điều này khiến mọi người cảm thấy rất mỉa mai.

Ông nói rằng lịch sử đã chứng minh rằng sự can thiệp cưỡng chế của con người như vậy sẽ chỉ gây ra những bi kịch mới. Khi Thượng Hải bị phong tỏa vào năm ngoái, khi một thanh niên từ chối đến bệnh viện cabin, đã bị đe dọa rằng hành động của anh “sẽ ảnh hưởng đến 3 đời”, và anh đã nói rằng “chúng tôi là thế hệ cuối cùng, cảm ơn”. Đây có lẽ là điều tuyệt vọng và mạnh mẽ nhất để đáp lại những hành động ngang ngược của Chính phủ Trung Quốc.