Sau thông tin về việc Alibaba bị yêu cầu phải bán đi mảng tài sản truyền thông được truyền ra ngoài, hôm 16/3, truyền thông tiếp tục đưa tin nói rằng trình duyệt web của Alibaba bị gỡ. Thêm vào đó là những gì ông Tập Cận Bình phát biểu tại hội nghị Ủy ban tài chính Trung ương trước đó một ngày về giới công nghệ, ngoại giới phân tích ông Tập đang ‘khai đao’ đối với những ‘gã khổng lồ’ công nghệ và Alibaba chính là kẻ đứng mũi chịu sào.

487747 600x400 1
Alibaba của Jack Ma đang đối mặt với điều tra chống độc quyền của cơ quan quản lý của ĐCSTQ. (Ảnh: Yu Gang / Epoch Times)

Trình duyệt web của Alibaba bị gỡ, tài sản truyền thông phải có họ Đảng

Hôm thứ Ba (ngày 16/3), tờ Thời báo Tài chính (Financial Times) tại Anh đưa tin, trình duyệt web UC của Alibaba đã bị gỡ khỏi nhiều chợ ứng dụng ở Trung Quốc. Huawei và Xiaomi cho biết, chợ ứng dụng Android của hai công ty này đã ngăn chặn tải xuống hoặc xóa bỏ “Trình duyệt UC”.

Tuy hiện tại, cửa hàng ứng dụng của Samsung vẫn có thể tải về trình duyệt UC, trình duyệt này cũng có thể sử dụng trên chợ ứng dụng App Store của Apple. 

Tại dạ hội 15/3 của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), trình duyệt UC bị phanh phui là có liên quan đến việc đặt các quảng cáo y tế sai sự thật cho các công ty không đủ tiêu chuẩn. Một người phát ngôn trong đội ngũ trình duyệt UC của Alibaba nói với CNBC rằng đã xóa bỏ “nội dung quảng cáo phi pháp” mà CCTV nhắc đến, đồng thời “chúng tôi rất coi trọng vấn đề xảy ra trong triển lãm.”

Hôm thứ Hai (ngày 15/1), Wall Street Journal (WSJ) trích dẫn nguồn tin cho biết, ĐCSTQ cảm thấy “sốc” trước quy mô tài sản truyền thông mà Alibaba nắm giữ, bởi vì sợ hãi sức ảnh hưởng truyền thông của Alibaba sẽ mang đến thách thức đối với công tác tuyên truyền của ĐCSTQ. Do đó ĐCSTQ yêu cầu Alibaba bán mảng tài sản truyền thông, bao gồm cả tờ “Nam Hoa Tảo Báo tại Hồng Kông (SCMP), giảm quyền nắm giữ cổ phần Sina Weibo, v.v.

“Chỉnh đốn” giới công nghệ chỉ mới bắt đầu?

Ngày 15/3, ông Tập Cận Bình chủ trì Hội nghị Ủy ban tài chính Trung ương, yêu cầu những “nền tảng” tích lũy lượng lớn dữ liệu, có lực hiệu triệu thị trường, “nâng cao thẩm quyền giám sát từ tầm cao chiến lược của việc xây dựng một lợi thế cạnh tranh mới của quốc gia”. Bloomberg phân tích, điều này cho thấy rõ sự tấn công của ĐCSTQ đối với lĩnh vực mạng internet vừa mới bắt đầu. 

Ông Tập Cận Bình còn nhấn mạnh “cần nắm chắc quy luật phát triển kinh tế của nền tảng, xây dựng và kiện toàn hệ thống quản trị kinh tế của nền tảng”, “phản đối độc quyền, ngăn chặn mở rộng vốn vô trật tự”, “tăng cường trách nhiệm an toàn dữ liệu doanh nghiệp của nền tảng, hoạt động tài chính cần toàn bộ đưa vào quản lý giám sát tài chính.”

Bloomberg phân tích, ông Tập Cận Bình và trợ thủ của mình có lựa chọn từ ngữ mạnh mẽ hiếm thấy, điều này cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị mở rộng một phong trào nhắm vào “công ty tư nhân lớn nhất, có thực lực nhất”, đến hiện tại công ty đầu tiên bị nhắm vào là Ant Group thuộc Tập đoàn Alibaba của Jack Ma. Tuy nhiên, những ‘gã khổng lồ’ internet được gọi là “nền tảng kinh tế” như Didi (ứng dụng gọi xe), Meituan (nền tảng mua sắm), cho đến cả JD.COM và Pin Duoduo, e là cũng khó tránh được kiếp nạn. 

Vài ngày trước, Bloomberg News đưa tin, Tencent đã bị liệt vào đơn vị tiếp theo bị ĐCSTQ tăng cường quản lý. Trong đó có một nguồn tin nói rằng Tencent có thể bị yêu cầu thành lập một công ty cổ phần tài chính, để đưa mảng kinh doanh ngân hàng, bảo hiểm thanh toán vào trong đó.

Ngày 12/3, Tổng cục Quản lý thị trường ĐCSTQ đã chính thức phạt hành chính tổng cộng 6 triệu nhân dân tệ (khoảng 923.000 USD) đối với 12 công ty internet Trung Quốc liên quan đến các vụ mua lại độc quyền, trong đó có Tencent, Baidu. Còn WSJ tiết lộ, Alibaba sẽ nhận mức phạt cao “kỷ lục”. 

Ngoài ra, “Luật chống độc quyền” được thực thi từ tháng 8/2008 đến nay, bản sửa đổi của nó cũng đã hoàn thành giai đoạn “công khai trưng cầu ý kiến” vào tháng Một năm nay, dự đoán một khi được đưa ra thực thi, sẽ mang đến tác động cho các ‘gã khổng lồ’ công nghệ Trung Quốc. 

Nhắm vào kẻ địch chính trị? Cân nhắc chính trị đằng sau sự giám sát đỏ

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ trích dẫn một học giả kinh tế tại Bắc Kinh cho biết, nước cờ giữa cơ quan quản lý và những ‘gã khổng lồ’ công nghệ, liên quan đến đấu đá thế lực đại biểu cho những cổ đông đứng sau những công ty này. 

Ngày 16/2, WSJ từng có bài viết dài tiết lộ mối quan hệ lợi ích giữa Boyu Capital của gia đình cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân và Alibaba. 

Do đó, vị học giả nói trên phân tích, kết cấu lợi ích của Alibaba rất có thể đã quyết định vận mệnh cuối cùng của nó, rốt cuộc phe nào sẽ thắng? Rốt cuộc cuối cùng sẽ bị phân tách hay không? Rốt cuộc liệu có tác động ngược đến cổ đông doanh nghiệp nhà nước hay không? Ông nói, tính toán lợi hại đằng sau việc này rất phức tạp và từng bước đều có khả năng biến đổi.

WSJ còn phân tích, Ant Group bị buộc phải ngừng niêm yết trên thị trường chứng khoán, có nguyên nhân được cho là nhà đầu tư bí mật đằng sau Ant Group bao gồm thành viên “thái tử đảng” như Giang Chí Thành (cháu nội của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân), Lý Bá Đàm (con rể của cựu Thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ Giả Khánh Lâm). Những người này là cái gai trong mắt và là kẻ địch chính trị tiềm ẩn của ông Tập Cận Bình. Do đó ông Tập đã ra tay cắt đứt mạch tài chính của những người này. 

Từ năm 2019, Boyu Capital chuyển dịch đến Singapore, chủ yếu là lo lắng sức ảnh hưởng của gia tộc Giang Trạch Dân suy yếu, một khi ông Giang qua đời, gia đình của ông và thân tín sẽ bị thanh toán. 

Ông Hoàng Tế Nguyên, một nhà đầu tư mạo hiểm kỳ cựu và hiện là chủ tịch FCC Partners (Đài Loan), cũng cho biết trong một cuộc phỏng vấn với VOA rằng quy định của Trung Quốc (ĐCSTQ) thực sự có những cân nhắc chính trị bổ sung. Nếu Ant gây quỹ thành công 35 tỷ USD, và số người dùng từ 800 triệu đến 1 tỷ người, quy mô và quyền lực như vậy có thể vượt qua chính quyền ĐCSTQ, thì điều này sẽ khơi dậy nỗi sợ hãi của ĐCSTQ.

Theo Lâm Nghiên, Epoch Times

Xem thêm: