Vào thứ Sáu (29/7), Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã liệt kê “gã khổng lồ” internet Trung Quốc Alibaba vào “Danh sách Công ty rời thị trường Mỹ”, lý do là thanh tra Mỹ vẫn không thể kiểm toán tài chính của công ty này.

alibaba, tencent
(Ảnh: Shutterstock)

Cổ phiếu của Alibaba giảm khoảng 9% xuống 91,25 USD sau thông tin.

Vào ngày 18/12/2020, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã ký “Đạo luật Trách nhiệm Giải trình Công ty Nước ngoài” (HFCAA) chính thức thành luật. Luật này yêu cầu các công ty nước ngoài bị cấm niêm yết trên bất kỳ sàn giao dịch nào của Mỹ nếu trong 3 năm liên tiếp họ không gửi báo cáo kiểm toán cho Ủy ban Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng Mỹ (PCAOB) để xem xét.

‘Gã khổng lồ’ thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba là một trong hơn 270 công ty Trung Quốc niêm yết tại New York, tất cả đều có nguy cơ bị hủy niêm yết.

Theo luật này, các công ty Trung Quốc có thể bị hủy niêm yết sớm nhất là vào đầu năm 2024 nếu họ không tuân thủ các yêu cầu kiểm toán, nhưng Quốc hội Mỹ đang cân nhắc luật lưỡng đảng có thể đưa thời hạn cuối cùng đến trước vào năm 2023.

SEC cho biết Alibaba có thời hạn đến ngày 19/8 để giao bằng chứng cho thấy họ đang có vấn đề tranh chấp.

Các công ty Trung Quốc và Hồng Kông khác trong danh sách phải đối mặt với việc hủy niêm yết bao gồm Mogu Inc, Boqii Holding Limited, Cheetah Mobile Inc và Highway Holdings Limited.

Các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã đàm phán trong hơn 2 năm để đạt được một thỏa thuận kiểm toán với hy vọng đảm bảo nhân viên tại PCAOB có quyền truy cập vào tài liệu kiểm toán của các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ.

Hôm thứ Tư (27/7), Chủ tịch SEC là Gary Gensler cho biết ông sẽ không cử các thanh tra kế toán công đến Trung Quốc hoặc Hồng Kông trừ khi Mỹ và Trung Quốc có thể thống nhất hoàn chỉnh về vấn đề kiểm toán.

Ông nói PCAOB giám sát các cuộc kiểm toán của các công ty đại chúng Mỹ, cần có khả năng mang lại “tính cụ thể và trách nhiệm giải trình” (specificity and accountability) cho các cuộc kiểm toán của mình đối với các công ty nước ngoài niêm yết trên Phố Wall.

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 19/7 trên chương trình của Bloomberg TV “Cán cân quyền lực của David Westin”, ông Gensler cho biết vấn đề thanh tra Mỹ có thể được phép thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của luật pháp Mỹ hay không phụ thuộc vào Bắc Kinh. Ông nói thêm rằng các cuộc đàm phán giữa hai bên “luôn mang tính xây dựng”.

Về triển vọng của thỏa thuận đạt được, ông Gensler nói, “Tôi thực sự không biết bây giờ kết quả là gì. Đó sẽ là sự lựa chọn của các nhà chức trách ở đó (Trung Quốc)”.

Reuters đưa tin vào ngày 26/7 trích dẫn hai nguồn tin quen thuộc với vấn đề này, theo đó một người cho hay hiểu rõ PCAOB nói rằng việc hủy niêm yết các công ty Trung Quốc sẽ không khiến Bắc Kinh tuân thủ các quy tắc và luật pháp của Mỹ.

Người này cũng cho biết PCAOB có thể lựa chọn kiểm toán bất kỳ công ty nào dựa trên rủi ro, “nếu cơ quan quản lý Trung Quốc hạn chế chúng tôi ở bất kỳ mức độ nào, điều đó sẽ không cho phép chúng tôi hoàn thành yêu cầu, như vậy chúng tôi sẽ không chấp nhận”.

Người phát ngôn Kent Bonham của PCAOB thì nói, “PCAOB phải có toàn quyền truy cập vào các giấy tờ làm việc của bất kỳ công ty nào mà họ muốn kiểm toán hoặc điều tra, không có sơ hở và không có ngoại lệ”.

Ông Bonham cũng cho biết, “Thời gian là tối quan trọng, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với nhà chức trách (Trung Quốc) để hướng tới một thỏa thuận tuân thủ luật pháp Mỹ”.

Nếu cơ quan quản lý không đạt được thỏa thuận thì Alibaba sẽ trở thành công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ lớn nhất cho đến nay đối mặt với việc bị hủy niêm yết. Công ty lập luận rằng kể từ khi IPO vào năm 2014 tại New York, tài khoản của họ đã được kiểm toán bởi các công ty kế toán được công nhận trên toàn cầu, đã đáp ứng các tiêu chuẩn quy định.