Luật sư nhân quyền nổi tiếng Trung Quốc Cao Trí Thịnh, vì lên tiếng cho những người thuộc nhóm yếu thế trong xã hội như Pháp Luân Công, tín đồ Thiên Chúa giáo ngầm, nông dân, v.v… mà bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại hơn 10 năm, chị gái bị buộc phải nhảy sông tự sát vào tháng Năm năm ngoái. Đến nay có tin, anh rể của vợ luật sư Cao cũng nhảy lầu tự tử vì không chịu đựng nổi sự ngược đãi của ĐCSTQ.

p2923551a401085741
Luật sư nhân quyền nổi tiếng Trung Quốc Cao Trí Thịnh được mệnh danh là “Lương tâm Trung Quốc” (Nguồn: Epoch Times)

Hôm qua (ngày 23/4), tài khoản Twitter “Nhóm quan tâm Luật sư Cao Trí Thịnh” đã đưa ra thông báo rằng “Vì nguyên nhân liên quan đến ông Cao Trí Thịnh, anh rể của bà Cảnh Hòa đã bị Cục Công an tịch thu thẻ căn cước. Ông mắc bệnh ung thư vì vậy cần có chứng minh thư để mua thuốc. Nhưng ĐCSTQ đã bằng mọi cách trì hoãn, quá đau đớn, ông đã tự tử bằng cách nhảy khỏi tòa nhà.”

Bài đăng cũng cho biết, chị gái của luật sư Cao có chồng đã chết trong cuộc vây bắt của cảnh sát, bản thân người chị này cũng bị liên lụy và bức hại trong nhiều năm, cuối cùng phải nhảy xuống sông tự sát vào năm ngoái.

Dòng cuối bài đăng Twitter viết: “ĐCSTQ đã dùng thủ đoạn liên đới để bức tử hai dân thường cách nhau hàng ngàn km. Thật là vô nhân tính!”

Luật sư Cao Trí Thịnh, được mệnh danh là “Lương tâm của Trung Quốc”, đã bị ĐCSTQ cưỡng bức biến mất hơn 1.144 ngày (hơn 3 năm). Do đó, bà Cảnh Hòa nghi ngờ rằng chồng bà có thể đã bị chính quyền ĐCSTQ bức hại đến chết. Vào ngày 11/4, bà đăng Twitter cho biết, trong cuộc gọi với gia đình, bà được biết rằng Sở Công an Du Lâm ở Thiểm Tây lấy cớ rằng mối quan hệ Mỹ – Trung đang căng thẳng để từ chối cho phép người thân được gặp luật sư Cao. Vào ngày 14/4, bà Cảnh Hòa lần nữa đăng Twitter, nghi ngờ rằng luật sư Cao có thể đã chết vì chịu đựng tra tấn tàn khốc của ĐCSTQ, đồng thời tuyên bố: “Nếu ông Cao Trí Thịnh thực sự đã chết, tôi yêu cầu đại diện Trung Quốc trả lại tro cốt của ông Cao Trí Thịnh.”

Vào ngày 19/4, vào trước sinh nhật của luật sư Cao, bà Cảnh Hòa và nhiều người ủng hộ đã đến kháng nghị bên ngoài LSQ ĐCSTQ ở San Francisco. Tại sự kiện này, bà Cảnh Hòa đã có bài phát biểu, cho biết luật sư Cao Trí Thịnh đã bị ĐCSTQ giam giữ và bức hại trong 16 năm. Trong những năm này, ông đã bị tra tấn hoặc bị biệt giam, kèm theo nhiều lần bị cưỡng bức mất tích, không có lấy một ngày tự do. “Đặc biệt trong khoảng ba năm trở lại đây, ông Cao Trí Thịnh, người vốn bị quản thúc tại gia ở Trung Quốc đột nhiên mất tích, giống như bốc hơi khỏi thế giới vậy.”

Luật sư Gao, 57 tuổi, quê ở huyện Gia Hưng, thành phố Ngọc Lâm, tỉnh Thiểm Tây. Sinh ra trong một gia đình nông thôn phía bắc Thiểm Tây, đến năm 16 tuổi, ông bị gián đoạn việc học do hoàn cảnh gia đình nghèo khó. Ông từng làm việc ở các mỏ than, đi bộ đội, đẩy xe hàng rong, bán rau, làm công nhân nhà máy xi măng và tự học thành tài, trở thành luật sư nổi tiếng. Sau đó, trong suốt nhiều năm, ông đã vì kiên trì bảo vệ quyền lợi của các nhóm yếu thế mà đề cao chính nghĩa.

Năm 2001, luật sư Cao Trí thịnh được Bộ Tư pháp ĐCSTQ vinh danh là một trong “Mười luật sư xuất sắc hàng đầu Trung Quốc”. Kể từ đó, luật sư đã liên tục bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công, tín đồ Thiên chúa giáo ngầm, nông dân cấp thấp và doanh nhân tư nhân, những người dân cùng quẫn kiện tham quan, và được ca ngợi là “Lương tâm của Trung Quốc”, “Lãnh đạo của các Luật sư Duy quyền”, “Người tiên phong của Phong trào Duy quyền ”,“Người dẫn dắt sự thức tỉnh ý thức duy quyền toàn dân”, và do đó ông đã trở thành cái gai trong mắt ĐCSTQ.

Từ năm 2004 đến năm 2005, luật sư Cao từng 3 lần viết thư ngỏ cho các lãnh đạo ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, sử dụng dữ liệu điều tra đầu tay để vạch trần cách thức tra tấn và đối xử tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công trong các trại lao động trên toàn quốc, đồng thời kêu  gọi chính quyền dừng lại các hành động tra tấn bất hợp pháp của họ đối với môn tập này. Công ty luật của ông sau đó đã bị chính quyền ĐCSTQ ra lệnh đình chỉ kinh doanh trong một năm, đồng thời bị theo dõi và hạn chế quyền tự do cá nhân. 

Bản thân ông biết rõ các nguy hiểm có thể xảy ra với mình, trong thư công khai gửi ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, ông viết rằng: “Trong lá thư này, tôi sẽ không né tránh bất cứ sự thật nào đang tồn tại mà tôi điều tra được, cho dù ngày công khai lá thư này là ngày tôi sẽ phải vào tù”. Đây quả thật là những dòng thư khiến người đọc không khỏi cảm thấy chấn động

Vào ngày 13/12/2005, luật sư Cao Trí Thịnh đã tuyên bố công khai thoái đảng tại Trung tâm Thoái đảng Toàn cầu. Ông nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng đây là “ngày tự hào nhất trong cuộc đời tôi.” Vào cuối năm đó, nhà bình luận chính trị Hứa Hành (Xu Xing) đã viết rằng hiện có 120.000 luật sư ở Trung Quốc, trong số không quá 20 luật sư dám thực hiện các vụ án nhân quyền, ông Cao Trí Thịnh là người dũng cảm nhất khi đã động đến vùng cấm nguy hiểm nhất của phong trào này, và ca ngợi ông là người “duy trì lương tâm và xương sống của pháp quyền Trung Quốc.”

Vào tháng 3/2006, sau khi tờ Epoch Times đăng tải các bài viết về tội ác cưỡng bức mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ, luật sư Cao Trí Thịnh cũng công khai tuyên bố rằng ông đã tham gia vào cuộc điều tra sự thật. Ông cũng tự nguyện gửi thư mời mời cựu Thứ trưởng Ngoại giao Canada về Châu Á Thái Bình Dương, ông David Kilgour và Luật sư Nhân quyền Quốc tế David Matas đến Trung Quốc để tiến hành một cuộc điều tra độc lập. Vào tháng Tám cùng năm, luật sư Cao Trí Thịnh bị chính quyền thu hồi giấy phép hành nghề và bí mật bắt cóc, đồng thời bị tra tấn trong thời gian bị giam cầm. Vào tháng 12, ông bị kết án 3 năm tù vì cáo buộc “kích động lật đổ quyền lực nhà nước”, cùng 5 năm quản chế, và bị tước các quyền chính trị trong 1 năm. Trong thời gian bị quản chế, ông đã bị ĐCSTQ bắt cóc và tra tấn nhiều lần, tính đến thời điểm này ông đã mất tích trong hơn ba năm.

Vào tháng 3/2010, luật sư Cao Trí Thịnh lại xuất hiện trước công chúng trong một thời gian ngắn ngủi. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin AP vào tháng Tư cùng năm, ông tiết lộ rằng mình đã bị tra tấn nhiều lần trong thời gian mất tích 14 tháng vừa qua. Vào ngày 20 cùng trong tháng 4/2010, luật sư Cao tiếp tục bị ĐCSTQ bắt giam và không cho biết nơi ở.

Vào tháng 12/2011, trước khi luật sư Cao hết thời hạn quản chế, chính quyền bất ngờ thủ tiêu án quản chế, ông tiếp tục bị đưa đến nhà tù Shayar, Tân Cương để thụ án cho đến khi ông được thả vào ngày 7/8/2014 sau khi bản án oan 3 năm hết hạn. Tình trạng thể chất và tinh thần của luật sư Cao vô cùng xuống cấp sau khi ra tù. Đài BBC dẫn lời một tổ chức nhân quyền nói rằng “ông Cao Trí Thịnh đã hoàn toàn bị hủy hoại trong tù”, bị tra tấn nặng nề về tinh thần và thể chất, bị tước quyền giao tiếp với người khác, trí nhớ và chức năng ngôn ngữ bị suy giảm nghiêm trọng. Luật sư Cao sau đó trở về quê nhà Ngọc Lâm, Thiểm Tây và sống trong nhà hầm với anh trai, nhưng ông vẫn bị chính quyền ĐCSTQ giám sát suốt ngày đêm.

Năm 2016, luật sư Cao xuất bản cuốn sách “2017, Trung Quốc đứng lên” mà ông đã âm thầm viết trong bí mật khi bị quản thúc tại quê nhà ở Thiểm Bắc. Cuốn sách ghi lại những vụ bắt cóc, giam cầm và tra tấn trong thời gian dài của chính quyền Trung Quốc, cũng như dự đoán sự sụp đổ của ĐCSTQ, đồng thời nói về triển vọng dân chủ hóa trong tương lai của chính phủ hợp hiến của Trung Quốc sau năm 2017.

Vào ngày 13/8/2017, luật sư Cao Trí Thịnh đã bỏ trốn khỏi Thiểm Tây đến Sơn Tây với sự giúp đỡ của hai luật sư Lý Phát Vượng (Li Fawang) và Thiệu Trọng Quốc (Shao Chongguo) để đến gặp nha sĩ. Tuy nhiên, ông đã lại bị cảnh sát bắt vào ngày 19 cùng tháng và từ đó không có tin tức về nơi ông đang ở.

Trong cuộc kháng nghị bên ngoài LSQ ĐCSTQ tại San Francisco vào ngày 19/4 năm nay, bà Cảnh Hòa tuyên bố rằng, gia đình của bà đã “tan cửa nát nhà”, “tuy nhiên, chỉ cần ngày nào còn sống, tôi sẽ còn kiên quyết tìm kiếm chồng tôi, ông Cao Trí Thịnh.”

Văn Lệ, Vision Times

Xem thêm: