Căng thẳng giữa Vương quốc Anh và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lan rộng từ Huawei 5G, thị thực ngoại giao, các vấn đề Hồng Kông, nhân quyền Tân Cương cho đến giới truyền thông.

CGTN
CGTN do Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn. (Ảnh: YouTube)

Sau khi Cục Quản lý Truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép của Mạng Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) vào ngày 4/2, Bộ Ngoại giao cùng Bộ phận Tuyên truyền nước ngoài của ĐCSTQ bắt đầu chỉ trích BBC vì “tung tin giả”, “cách làm thành kiến”. Đối với sự việc này, BBC đã đưa ra một tuyên bố để làm rõ.

Bộ Ngoại giao và Bộ phận Tuyên truyền nước ngoài TQ “giận cá chém thớt” BBC

Hôm thứ Năm, Cục Quản lý Truyền thông Anh (Ofcom) thu hồi giấy phép của Mạng Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), lý do là vì CGTN tự họ không phải là một tổ chức truyền thông độc lập, mà nằm dưới sự kiểm soát của ĐCSTQ. Theo Luật Phát thanh truyền hình Anh thì các tổ chức có giấy phép phát sóng có thể được nhà nước tài trợ, nhưng không thể bị kiểm soát bởi các tổ chức chính trị.

Sau khi ĐCSTQ bày tỏ “sự phản đối” mạnh mẽ vào ngày hôm đó, ngay lập tức chĩa mũi công kích nhắm vào Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Anh (BBC), tuyên bố rằng các báo cáo gần đây của BBC về dịch viêm phổi do virus Trung Cộng (còn gọi là viêm phổi do virus corona mới, Covid-19) và việc tấn công tình dục phụ nữ Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là “tung tin giả”.

Bộ Ngoại giao ĐCSTQ cũng đã gửi “các tuyên bố nghiêm khắc” đến người đứng đầu chi nhánh BBC ở Bắc Kinh, yêu cầu BBC “loại bỏ ảnh hưởng xấu của các báo cáo” đồng thời “công khai xin lỗi và ngừng cố tình bôi nhọ.”

Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã đưa ra một tuyên bố trên trang web chính phủ, nói rằng báo cáo của BBC liên quan đến dịch viêm phổi và tìm hiểu nguồn gốc bệnh viêm phổi ở Vũ Hán ngày 29/1 là “tin giả” và là đang “gắn dịch bệnh với chính trị.” Ngoài ra, kênh truyền thông đảng “Thời báo Hoàn cầu” đã đưa ra một bài bình luận xã hội có tựa đề “Ai tung tin đồn, ai cung cấp bằng chứng, mời BBC đưa bằng chứng”, nói rằng báo cáo của BBC về lạm dụng tình dục có hệ thống đối với phụ nữ Duy Ngô Nhĩ trong “trại giáo dục” là đưa tin “giật gân” “vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp báo chí”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cũng đặt biệt danh cho BBC trên Twitter, nói rằng BBC không nên trở thành một “Tập đoàn phát thanh truyền hình chuyên nói xấu” (Bad-mouthing Broadcasting Corporation). Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến cũng chỉ trích BBC vì đã làm ra “báo cáo hoang đường”, “xét đoán bất thường”.

Cáo buộc của ĐCSTQ là “vô căn cứ”, BBC hoàn toàn bác bỏ

Trước những cáo buộc của ĐCSTQ, BBC đã đưa ra một tuyên bố nhấn mạnh rằng họ luôn tôn trọng các nguyên tắc chính xác và công bằng. Tuyên bố nói rằng kênh này khẳng định “đưa tin chính xác và công chính về các sự kiện ở Trung Quốc, đồng thời bác bỏ hoàn toàn những cáo buộc vô căn cứ về tin tức giả hoặc thành kiến ​​về ý thức hệ.”

Tuyên bố cũng cho biết: “BBC là đài truyền hình quốc tế đáng tin cậy nhất trên thế giới. Phạm vi phát sóng cho hơn 400 triệu người xem trên khắp thế giới mỗi tuần với thái độ không thiên vị (without fear or favour).”

Năm ngoái, việc Bắc Kinh đàn áp những người bất đồng chính kiến ​​ở Hồng Kông, những lo ngại về an ninh do công nghệ của Huawei gây ra và việc ĐCSTQ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đều gây ra căng thẳng giữa hai nước. Ngày 31/1, Vương quốc Anh mở visa BNO giúp người Hồng Kông thoát khỏi chế độ độc tài cộng sản, Bắc Kinh tức giận đến mức “không còn công nhận” hộ chiếu BNO.

Hôm thứ Sáu (ngày 5/1), truyền thông Anh tiết lộ rằng trong năm qua, 3 điệp viên ĐCSTQ giả danh nhà báo đã bị trục xuất khỏi Vương quốc Anh. Nước Anh cũng sẽ công bố chính sách mới vào ngày 15/2, nhằm thắt chặt thị thực đối với du học sinh hoặc nhân viên nghiên cứu Trung Quốc “có thể tham gia hoạt động gián điệp”. 

Lâm Nghiên, Epoch Times

Xem thêm: