Hôm 10/4, trước đòn răn đe của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Tập đoàn Alibaba đã “ngoan ngoãn” chịu phạt số tiền lớn, hơn nữa còn thông báo hồi đáp rằng “chân thành tiếp nhận và kiên quyết tuân theo”. Báo chí Anh dẫn nguồn tin từ một số người am hiểu sự việc cho biết: Trước sức ép của ĐCSTQ, Ant Group đang cân nhắc để Jack Ma bán cổ phần và từ bỏ quyền kiểm soát công ty.

shutterstock 1404202517
Jack Ma của Alibaba (Ảnh: Frederic Legrand – COMEO/ Shutterstock)

Vào ngày 12/4, truyền thông ĐCSTQ đưa tin, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc và Cục Quản lý Ngoại hối một lần nữa đồng thời đàm phán với Ant Group và liệt kê 5 yêu cầu chấn chỉnh chính đối với tập đoàn này. Đây là lần đàm phán thứ 3 kể từ khi Ant Group bị đình chỉ niêm yết vào cuối năm 2020.

Hãng thông tấn Sputnik của Nga đưa tin ngày 15/4, Jack Ma đã tham dự cuộc họp thông qua hệ thống hội nghị truyền hình mạng, trong toàn bộ quá trình gần 2 giờ, ông không hề phát biểu mà chỉ lắng nghe những trao đổi của những thành viên khác. Theo một video trực tuyến khác, trong lúc Tổng thống Putin đang phát biểu tại cuộc họp nói trên, khi máy quay chĩa về phía Jack Ma, người đàn ông vốn vô cảm này bỗng đột nhiên gượng cười. Phương tiện truyền thông Internet Trung Quốc “guancha.com” đã mô tả như thế này: “Jack Ma đang lơ đễnh đột nhiên miễn cưỡng bật cười.”

Reuters dẫn một nguồn tin ngày 17/4 cho biết, Ant Group đang tìm phương án để nhà sáng lập Jack Ma bán cổ phần của mình và từ bỏ quyền kiểm soát.

Theo báo cáo, 3 nguồn tin cho biết, vào đầu năm nay, các quan chức từ 4 cơ quan của chính quyền Trung Quốc nêu trên đã đàm phán với Jack Ma và Ant Group để thảo luận về khả năng Jack Ma rút khỏi tập đoàn. Đồng thời cũng tiết lộ rằng trong cuộc phỏng vấn với Ant Group, ĐCSTQ đã gửi một tín hiệu: Nếu Jack Ma bị tước cổ phần và từ bỏ quyền kiểm soát, điều đó có thể giúp kết thúc việc kiểm soát hoạt động kinh doanh và dọn đường cho Ant Group hồi sinh kế hoạch niêm yết vốn bị đình trệ sau bài phát biểu của ‘ông trùm’.

Có hai phương án chính để yêu cầu Jack Ma bán cổ phần: Thứ nhất, theo một nguồn tin thân cận với Ant Group, tập đoàn này hy vọng rằng Jack Ma sẽ bán cổ phần của mình cho các nhà đầu tư hiện tại trong Ant Group hoặc Alibaba Group Holdings, mà không dính dáng đến bất kỳ thực thể nào bên ngoài. Theo báo cáo, số tài sản mà Jack Ma nắm giữ trị giá hàng tỷ USD. Phương án thứ hai là yêu cầu Jack Ma chuyển cổ phần cho các nhà đầu tư chính phủ có liên quan.

Một nguồn tin khác liên quan đến tập đoàn này còn chỉ ra rằng trong quá trình đàm phán, Jack Ma được thông báo rằng ông không thể bán cổ phần của mình cho bất kỳ tổ chức hoặc người thân cận nào, hơn nữa ông còn phải hoàn toàn rút lui.

Nhưng cho dù cuối cùng Ant Group áp dụng kế hoạch nào thì vẫn phải được sự chấp thuận của Bắc Kinh rồi mới được tiến hành. Theo các nguồn tin, Jack Ma đang có “khả năng cao” sẽ bán cổ phiếu Hangzhou Yunbo để rút khỏi Ant Group.

Được biết, mặc dù Jack Ma chỉ nắm giữ 10% cổ phần của Ant Group, nhưng theo bản báo cáo IPO của tập đoàn, Jack Ma kiểm soát hai công ty khác thông qua Công ty Hangzhou Yunbo. Hai công ty này sở hữu chung 50,5% cổ phần của Ant Group. Bản cáo bạch cho thấy Công ty Hangzhou Yunbo có thể quyết định mọi vấn đề liên quan đến Ant Group ​​và thực hiện quyền biểu quyết của ba thực thể.

Ant Group trả lời nội bộ với Reuters rằng họ chưa xem xét việc thoái vốn cổ phần của Jack Ma.

Vào tháng Ba năm nay, Wall Street Journal dẫn lời một quan chức quen thuộc với suy nghĩ của Bắc Kinh, rằng các nhà chức trách đang cố gắng khiến Alibaba và “người sáng lập tùy ý phát ngôn” Jack Ma phủi sạch quan hệ, để đổi lại một đối xử nhẹ nhàng hơn cho Ant Group.

Báo cáo cho biết, trên nền tảng truyền thông nội bộ của Alibaba, một số nhân viên đã công khai nói rằng Jack Ma đã trở thành “nhân tố gây bất ổn lớn nhất”.

Vào ngày 16/4, tờ “Financial Times” của Anh đã đăng một bài bình luận với tiêu đề “Tỷ phú biến mất: Jack Ma đã xúc phạm Tập Cận Bình như thế nào”. Bài báo so sánh biểu hiện e dè và hiếm khi lộ diện gần đây của Jack Ma sau khi chịu áp lực cũng như kiểm soát từ ĐCSTQ, và một Jack Ma trước đó tràn đầy năng lượng trong giới kinh doanh đã khiến các nhà lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ cảm thấy khó chịu.

Financial Times nhìn lại quá trình phát triển công ty từ lúc ban sơ của Jack Ma, tìm hiểu cách ông điều hành các cổ đông và cơ quan quản lý ở nước ngoài với ít hậu quả, cách ông tăng sức ảnh hưởng của mình ở Trung Quốc và quốc tế, và cách ông theo đuổi hình ảnh trên trường quốc tế,  nhưng ông đã trở nên quá quyền lực ở một quốc gia chỉ cho phép một trung tâm quyền lực duy nhất, đây là điều đã khiến Bắc Kinh cảm thấy bất an và cho rằng đã đến lúc cần phải kiểm soát.

Theo bài báo, Jack Ma từng nói với nhân viên “hãy yêu chính phủ, nhưng đừng kết hôn với họ”, mặc dù ông cũng nói rằng ông sẽ giao toàn bộ công ty cho “nhà nước” bất cứ lúc nào được yêu cầu. Mặc dù là một đảng viên, nhưng Jack Ma không bao giờ tham gia “màn diễn” của Đại hội Nhân dân hay Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân, cũng như không tham gia “ủy ban tham vấn chính trị” quốc gia giống như các đối thủ công nghệ như Mã Hóa Đằng (Ma Huateng) của Tencent và Lý Ngạn Hoành (Robin Li) của Baidu. Một người từng làm việc với Jack Ma ở Hàng Châu cho biết: “Đảng không biết liệu ông ấy có đáng tin cậy hay không”.

Vào tháng Mười năm ngoái, Jack Ma gặp rắc rối lớn sau phát biểu gây sốc tại Hội nghị thượng đỉnh tài chính Bến Thượng Hải. Vào thời điểm đó, ông đã đi một bước chí mạng và khiến mâu thuẫn giữa ông và lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ trở nên công khai. Jack Ma đã thách thức các tiêu chuẩn tiền tệ trước đây “hệ thống tài chính ngày nay phải được cải cách”; ông dẫn lời ông Tập Cận Bình nói: “Thành công không nhất thiết phải là tôi” (ý rằng điều đó không cần thiết đối với tôi). Ông bày tỏ hy vọng rằng các vấn đề tài chính của Trung Quốc có thể được giải quyết thông qua đổi mới. Jack Ma thẳng thừng tố cáo việc chính phủ giám sát tài chính ngày càng chặt chẽ đã cản trở sự phát triển của khoa học công nghệ, đây cũng là một trong những xích mích lâu nay giữa Ant Group và các cơ quan quản lý.

Sau khi kế hoạch IPO của Ant Financial bị giới chức Trung Quốc Đại Lục ngăn cản, tỷ phú “thẳng thắn nhất Trung Quốc” đã im lặng. Sau đó, nhiều phương tiện truyền thông tiết lộ rằng chính ông Tập Cận Bình là người đã đích thân ngăn chặn đợt IPO của Ant Group.

Đồng Lâm Sam, Vision Times

Xem thêm: