Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm thứ Ba (3/9) đã gặp mặt báo giới trước khi tổ chức cuộc họp của chính phủ đặc khu. Tại cuộc họp báo này, bà Lâm cho biết bà không hề từ chức với chính quyền trung ương Bắc Kinh, và bản thân bà có tự tin để dẫn dắt chính phủ Hồng Kông vượt qua khó khăn. 

Embed from Getty Images

Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong cuộc họp báo ngày 3/9. (Ảnh: Getty Images) 

Trước đó một ngày (tức ngày 2/9), hãng tin Reuters đã công bố một đoạn ghi âm phát biểu của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga trong một hội nghị kín với giới doanh nhân. Trong đoạn ghi âm này, bà Lâm nói, bà đã tạo ra “sự phá hoại nghiêm trọng” “không thể tha thứ” đối với Hồng Kông, giả như có thể lựa chọn, bà sẽ từ chức. Trong đoạn ghi âm, bà còn nói, chưa thể nhìn thấy được phương án chính trị để giải quyết vấn đề Hồng Kông trong ngắn hạn.

Trong cuộc họp báo ngày 3/9, bà nói: “Tôi chưa từng từ chức trước chính phủ Trung ương. Thậm chí tôi chưa hề suy nghĩ rằng sẽ thảo luận về vấn đề từ chức với chính phủ Trung ương.”

Bà nói tiếp, không từ chức là lựa chọn của bản thân bà, bởi vì “Tôi tin rằng tôi có thể dẫn dắt đội ngũ của tôi bước ra khỏi tình hình khó khăn hiện nay.” Bà cho biết, Trung ương Bắc Kinh đến nay vẫn tin tưởng chính phủ đặc khu hành chính có năng lực xử lỹ vấn đề hiện nay.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga không phủ nhận tính chân thực đoạn ghi âm được Reuters công bố. Bà chỉ nói, rất đáng tiếc về bản ghi âm cuộc nói chuyện riêng tư bị công bố. 

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nói, từ chức là lựa chọn dễ dàng, nhưng bà đã lựa chọn ở lại để xử lý vấn đề. Bà cho biết, Hồng Kông là xã hội pháp trị, bất hoà hiện nay cần dùng đến biện pháp pháp trị để xử lý, thông qua các đơn vị như lực lượng cảnh sát, tư pháp, toà án, dùng pháp luật xử lý tranh chấp và hiện trạng hiện nay. 

Bà nói, xã hội Hồng Kông hiện đang có rất nhiều đối lập, cần xây dựng một kênh liên lạc đối thoại, hơn nữa không chỉ là đối thoại với thanh niên, mà cũng cần đối thoại với những người ở các ngành nghề lĩnh vực khác nhau, các giai tầng khác nhau, những người có bối cảnh khác nhau, và những người có lập trường chính trị khác nhau, nhẫn nại đối thoại. Hiện đang đã tiến hành một số công tác nền tảng để liên lạc. 

Về vấn đề xảy ra nhiều vụ xung đột trong xã hội, bà Lâm cho biết, cần “ngăn chặn bạo loạn”. Nếu trong luật pháp của Hồng Kông vẫn còn có không gian, chính phủ Hồng Kông sẽ nghiên cứu, xem xem các quy định pháp luật khác có thể dùng được hay không. Trước đó, bà Lâm cũng bị chỉ trích vì từng ám thị có thể dùng đến “Luật khẩn cấp”.

Trí Đạt (Theo VOA)

Xem thêm: