Cái gọi là Hội nghị Bắc Đới Hà của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) diễn ra thường niên vào cuối tháng Bảy đầu tháng Tám, năm nay đối với Tập Cận Bình không còn là vấn đề quan trọng, bởi vì lâu nay Tập không cho phái Giang một cơ hội nhỏ nhoi nào. Vì thế mà Bắc Đới Hà năm nay chỉ mang tính hình thức, mục đích như để tập huấn và thông báo tình hình mà thôi.

Bắc Đới Hà năm nay Tập Cận Bình gặp phải những thách thức gì: rõ ràng có ba vấn đề nổi bật hiện nay để truy cứu trách nhiệm, đó là cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, Hồng Kông biểu tình, kinh tế suy thoái. Cho nên có phân tích cho rằng, mọi động thái của Tập Cận Bình tại Bắc Đới Hà năm nay sẽ tập trung vào thoái thác trách nhiệm trước ba vấn đề nan giải này.

Trước hết là cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ. Thực trạng bất bình đẳng thương mại này hình thành là xuất phát từ trò ma quái của phe Giang Trạch Dân sau khi đưa Trung Quốc gia nhập WTO, trách nhiệm của Tập Cận Bình chỉ là chưa thể điều chỉnh lại được mà thôi. Đáng lẽ những thỏa thuận giữa Trump – Tập là cơ hội điều chỉnh, nhưng đã bị phái Giang phá hỏng. Việc phá hỏng này là do các ủy viên Ban Thường vụ phe Giang như Hàn Chính, Vương Hộ Ninh cùng nhóm đặc vụ cùng phe gây ra bằng nhiều mánh khóe như chụp mũ, tung tin giả… khiến giao ước ban đầu mà Tập Cận Bình và Lưu Hạc đàm phán với Mỹ bị đổ vỡ.

Còn về tình hình Hồng Kông, trong nhóm 7 ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị thì ông Hàn Chính là nhân vật phụ trách địa bàn này. Trên thực tế, từ nguồn gốc dự luật dẫn độ cùng cách xử lý tình hình Hồng Kông đều gắn chặt với chỉ đạo của Hàn Chính và thao túng của Văn phòng Liên lạc ĐCSTQ tại Hồng Kông, tất cả đều thống nhất với mong muốn làm nhiễu loạn tình hình Hồng Kông của cựu lãnh đạo Tăng Khánh Hồng. Hàn Chính chống lại “ba không” của Tập Cận Bình gồm không để đổ máu, không nổ súng, không cho quân đồn trú can thiệp; biện pháp ôn hòa của Tập Cận Bình nhìn chung hợp ý của Trump.

Thứ ba là suy thoái kinh tế bắt đầu từ năm 2011 là hệ quả của thể chế ĐCSTQ dưới thao túng của Giang Trạch Dân, còn cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ chỉ là đòn bồi thêm. Mức tăng trưởng 10% của Trung Quốc từ năm 2010 giảm dần theo từng năm, đến năm 2016 còn 6,7%. Năm 2018 sau cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ giảm còn 6,4%, năm 2019 còn thấp hơn, dù sao tác động của cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ làm sụt giảm kinh tế Trung Quốc chưa đến 1%.

Vì vậy, dù Tập Cận Bình không cho phái Giang cơ hội gây rối tại Bắc Đới Hà, nhưng nếu phái Giang muốn mượn cớ cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, tình hình biểu tình Hồng Kông và suy thoái kinh tế để phế bỏ họ Tập là điều rất khó khăn, vì bản thân Tập Cận Bình không chịu trách nhiệm chính trong ba vấn đề này.

Có quan điểm cho rằng, vấn đề cơ bản nhất và nghiêm trọng nhất mà Tập Cận Bình đối diện là tính bất hợp pháp của ĐCSTQ trong cầm quyền, cho nên quyền lực này có thể mất bất cứ lúc nào. Đây mới đúng là vấn đề cốt lõi gây thách thức nhất với Tập Cận Bình trước Bắc Đới Hà năm nay.

Vấn đề này có thể phân tích qua hai phương diện:

Thứ nhất, trong quan hệ giữa nhân dân và chính phủ thì chính quyền ĐCSTQ không có tính hợp pháp. Hôm 17/7 khi gặp gỡ những nhân sĩ tôn giáo tín ngưỡng bị bức hại đến từ 17 nước khác nhau, Trump đã chia sẻ về quan hệ giữa nhân dân và chính phủ: quyền lợi của nhân dân đến từ Thần chứ không phải từ chính phủ. Thực tế, cả quyền lực và tính hợp pháp của chính phủ đều do Thần trao cho loài người, mọi người có quyền lợi dùng phiếu bầu lập ra chính phủ. ĐCSTQ đã tước đoạt quyền lợi bầu cử và tín ngưỡng của nhân dân, cho nên chính phủ của ĐCSTQ là bất hợp pháp. Nhưng ĐCSTQ luôn dùng lý do phát triển kinh tế để biện hộ cho tính hợp pháp của chính phủ, truyền thống pháp trị tại Hồng Kông do người Anh để lại đã bị làm cho biến dạng thành bất hợp pháp (không có bầu cử dân chủ đích thực), trắng trợn dùng tính phi pháp của ĐCSTQ áp đặt lên cộng đồng người Hoa, người Hồng Kông, trước toàn thế giới. Đây là vấn đề căn bản mà Tập Cận Bình với tư cách người đứng đầu ĐCSTQ tất phải đối diện tại Bắc Đới Hà.

Thứ hai, ĐCSTQ là một thế lực tội phạm vô cùng tàn ác, không chỉ đã bức hại chết đến 80 triệu người dân ngay trong thời hòa bình mà thủ đoạn bức hại cũng không còn tính người, ví như cưỡng bức lấy nội tạng trên quy mô lớn đối với học viên Pháp Luân Công để hủy diệt nhóm tín ngưỡng này, loại tội ác chống lại loài người bằng cả cỗ máy nhà nước này khiến ĐCSTQ không còn tư cách tối thiểu để cầm quyền và kế tục lịch sử.

Điều này khiến Tập Cận Bình đứng trước lựa chọn sinh tử quyết định vận mệnh: nếu thuận theo ý dân và từ bỏ chủ nghĩa cộng sản mà Trump phát động, giải thể đảng Cộng sản, bắt Giang Trạch Dân xử tội, chấm dứt bức hại, chuyển quyền lực dựa trên bầu cử theo ý dân, vậy thì cả cuộc chiến thương mại và vấn đề Hồng Kông cũng được hóa giải; trái lại cứ cố giữ ĐCSTQ thì tất yếu sẽ suy bại theo nó.

Nếu Tập Cận Bình suy nghĩ thấu đáo và cương quyết hành động thì không khó giải quyết những vấn đề nan giải hiện nay. Ở một ý nghĩa nào đó, việc giải quyết những vấn đề như cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, tình hình biểu tình Hồng Kông, và suy thoái kinh tế lại không nằm ở tự thân những vấn đề này, mà vấn đề là phải từ bỏ chế độ độc tài ĐCSTQ thì tất yếu sẽ thay đổi được Trung Quốc. Đây không phải vấn đề quan niệm lý thuyết, mà là vấn đề thực tế vô cùng quan trọng và cấp bách.

Nhà bình luận Lý Thiên Tiếu (Li Tianxiao) – Tiến sĩ Chính trị học Đại học Columbia (Mỹ)

Xem thêm: