Hôm 27/2, trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc An Phong Sơn nhắc lại về vấn đề “hòa bình thống nhất và một nước hai chế độ” đối với Đài Loan, đồng thời cho biết, sau khi “hòa mình thống nhất”, Đài Loan sẽ “vĩnh viễn được đảm bảo hòa bình”. Cùng ngày, Ủy ban Sự vụ Đại lục của Đài Loan cũng lên tiếng đáp trả, mấy năm gần đây, Trung Quốc liên tục chèn ép, đe dọa Đài Loan, là nguồn gốc phá hoại hòa bình giữa hai bờ eo biển.

an phong son
Ông An Phong Sơn – Người phát ngôn Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc (Ảnh: CNA)

Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc: Sau khi hòa bình thống nhất, Đài Loan sẽ an toàn hơn

Theo Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA), ngày 27/2, Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc đã tổ chức họp báo định kỳ, người phát ngôn của văn phòng này là An Phong Sơn cho biết, hai bờ eo biển (chỉ Đài Loan và Trung Quốc Đại lục) đều thuộc một nước Trung Quốc, thuộc chủ quyền Trung Quốc và là một phần lãnh thổ không thể tách rời, đây là sự thực không thể chối cãi.

Ông An Phong Sơn nói, “hòa bình thống nhất, một nước hai chế độ” là phương châm cơ bản để giải quyết vấn đề Đài Loan, cũng là phương thức tốt nhất để thống nhất, “một nước hai chế độ” là thiện ý và sự yêu mến nhất của chúng tôi dành cho đồng bào Đài Loan.

Ông nói, hòa bình thống nhất xong, Đài Loan sẽ vĩnh viễn được đảm bảo thái bình, người dân sẽ an cư lạc nghiệp. Có đất nước lớn mạnh làm chỗ dựa, đồng bào Đài Loan sẽ nổi bật hơn, an toàn hơn và được tôn trọn hơn trên trường quốc tế.

Ông cũng chỉ trích, việc đảng Dân tiến từng phản đối người của đảng Quốc dân Ngô Đôn Nghĩa đề xuất hiệp đình hòa bình hai bờ eo biển, là “đi ngược lại với khát vọng hòa bình phát triển và cùng có lợi của người dân Đài Loan đối với quan hệ hai bờ eo biển”, việc phản đối này chỉ có thể chôn vùi tiền đồ và tương lai của Đài Loan.

Ủy ban Sự vụ Đại lục của Đài Loan: “Một nước hai chế độ” là mỹ từ để lừa gạt

Tối ngày 27/2, Ủy ban Sự vụ Đại lục của Đài Loan đã lên tiếng đáp trả về phát biểu của Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc. Ủy ban Sự vụ Đại lục cho biết, chính phủ Trung Quốc nói “‘một nước hai chế độ’ là thiện ý và sự yêu mến đối với người dân Đài Loan”, đây hoàn toàn là lừa dối, họ tô vẽ cho sai trái và sự hoang đường của “một nước hai chế độ”.

“Hôm nay, Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc cũng đã một lần nữa chứng minh “Nhận thức chung năm 1992” chính là “nguyên tắc một Trung Quốc”, là nhận thức chung “giới hạn thống nhất”, là đá trải đường để Trung Quốc thôn tính Đài Loan, trong nhận thức chung này hoàn toàn không có không gian tồn tại của Trung Hoa Dân quốc.

Ủy ban Sự vụ Đại lục của Đài Loan cũng chỉ ra, “phương án một nước hai chế độ” và hiệp thương dân chủ, nó chứng minh chính quyền Bắc Kinh đã khởi động tiến trình thống nhất Đài Loan, và cũng bộc lộ dã tâm tiêu diệt Trung Hoa Dân quốc. Người dân Đài Loan không bao giờ chấp nhận, đây là nhận thức chung của người dân và chính phủ Đài Loan.

Ủy ban Sự vụ Đại lục của Đài Loan cũng nhấn mạnh, chính phủ Trung Quốc cần nghĩ lại cũng như lựa chọn thể chế dân chủ và cải cách chính trị, hoặc có thể phá vỡ mâu thuẫn trị cai trị đất nước cứng nhắc và giải quyết nhu cầu của dân chúng; cũng chỉ có biện pháp duy nhất là lập tức từ bỏ ý đồ dùng vũ lực và chấm dứt hành vi chèn ép Đài Loan, không đặt ra tiền đề để đối thoại và hóa giải chia rẽ với chính phủ Đài Loan thì hai bờ eo biển mới có bước ngoặt chung sống trong hòa bình.

Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc ra mắt ứng dụng “31 ưu đãi đối với Đài Loan”

Theo tờ Taiwan People News đưa tin, tháng 2 năm ngoái, sau khi Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc tuyên bố “31 biện pháp ưu đãi đối với Đài Loan”, đến tháng 2 năm nay, văn phòng này lại công bố thành quả thực thi biện pháp này, đồng thời ra mắt ứng dụng “31 điều ưu đãi đối với Đài Loan”.

Về vấn đề này, Ủy ban Sự vụ Đại lục của Đài Loan chỉ ra, phần lớn là nội dung đã có hoặc tương đồng với đãi ngộ đầu tư nước ngoài, “danh nghĩa là ưu đãi đối với Đài Loan, nhưng thực tế lại là có lợi cho Trung Quốc”, nội dung phô trương, nhưng ngược lại “ưu đãi đối với Đài Loan” chỉ là “có tiếng mà không có miếng”.

“Rất nhiều doanh nhân Đài Loan phản ánh rằng họ không cảm nhận được “ưu đãi”. Ví dụ như: sau khi nhận được “chứng nhận cư trú”, khi làm thẻ tín dụng, thẻ đi tàu cao tốc hoặc máy bay, vẫn không được hưởng những tiện lợi về “đãi ngộ ngang hàng như người Trung Quốc”.

Ủy ban Sự vụ Đại lục của Đài Loan kêu gọi Văn phòng Sự vụ Đài Loan của Trung Quốc, “so với việc tuyên truyền khua chiêng gõ trống, chi bằng hãy làm nhiều việc thực tế hơn”, đảm bảo cải thiện đãi ngộ đối với doanh nhân, sinh viên Đài Loan tại Trung Quốc Đại lục, đảm bảo họ có được quyền lợi cần có và an toàn của bản thân.

Mặt khác, trong 31 biện pháp đãi ngộ này, có nhiều là do nhu cầu phát triển kinh tế của Đại lục và nhu cầu do xung đột thương mại Trung – Mỹ, nên Trung Quốc đã tăng cường thu hút nhân tài khoa học kỹ thuật của Đài Loan, đồng thời mở rộng sự phụ thuộc của Đài Loan vào Đại lục về phương diện kinh tế.

“Mục đích chính của 31 biện pháp ưu đãi đối với Đài Loan là tăng cường hội nhập xuyên eo biển thông qua việc sử dụng các biện pháp mở cửa một phía, với mục đích phân hóa nội bộ Đài Loan và đẩy nhanh việc thống nhất hai bờ eo biển.” Ủy ban Sự vụ Đại lục của Đài Loan nhấn mạnh, “31 ưu đãi đối với Đài Loan” của Bắc Kinh tác động hạn chế đối với Đài Loan, nhưng do Bắc Kinh tiếp tục tăng cường các biện pháp đối với Đài Loan, nên Đài Loan vẫn cần phải cảnh giác.

Ủy ban này cũng nhắc nhở, “Bắc Kinh không từ bỏ dùng vũ lực xâm phạm Đài Loan, tạo ra chướng ngại cho phát triển hòa bình giữa hai bờ eo biển, dù có nhiều biện pháp hội nhập với Đài Loan hơn nữa thì cũng khó có thể thu hẹp khoảng cách giữa hai bờ eo biển lại được.”

Trí Đạt

Xem thêm: