“Phong trào giấy trắng” chống lại chính sách “zero COVID” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là thách thức lớn nhất đối với sự cai trị của đảng này kể từ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989. Bloomberg có bài phân tích chỉ ra khả năng đáp trả mà ông Tập Cận Bình có thể sử dụng đối với các cuộc biểu tình rộng rãi của quần chúng, liên quan đến việc Trung Quốc liệu có xảy ra biến đổi lớn hay không.

TIN NONG 3.00 35 45 06.Still006
Biểu tình ở Quảng Đông, tỉnh Quảng Châu. (Ảnh chụp màn hình video)

Trong 3 năm qua, cùng với với các đợt phong tỏa và xét nghiệm axit nucleic hàng loạt, sự kiên nhẫn của 1,4 tỷ người Trung Quốc đã cạn kiệt.

Trong những ngày gần đây, từ thủ đô Bắc Kinh đến thành phố Kashgar của Tân Cương xa xôi, người dân tức giận về việc phong tỏa và xét nghiệm axit nucleic đã xuống đường để thúc ép chính phủ thay đổi [chính sách phòng dịch]. Tại Thượng Hải, nơi bị phong tỏa nghiêm trọng trong 2 tháng đầu năm nay, hàng trăm người không màng đến rủi ro có thể bị ngồi tù thời gian dài, đã xuống đường biểu tình, họ hô vang “Tập Cận Bình hạ đài” trước mặt cảnh sát.

(Tweet: Biểu tình ở Thành Đô)

(Tweet: Biểu tình ở Thành Đô)

(Tweet: Biểu tình ở Thượng Hải)

Sau một thập kỷ cầm quyền, việc dập tắt các cuộc biểu tình có thể là khó khăn chính trị lớn nhất mà ông Tập Cận Bình phải đối mặt. Nếu nhanh chóng hủy bỏ chính sách “zero COVID” thì có thể dẫn đến số lượng người chết tăng đột biến, nhưng nếu vẫn kiên trì phong tỏa kiểm soát vốn không được lòng dân thì các hoạt động biểu tình có thể sẽ ngày càng kịch liệt và lan rộng khắp Trung Quốc.

Sau Đại hội lần thứ 20 của ĐCSTQ vào tháng Mười, ông Tập dường như đã rất thành công, phá lệ giành được nhiệm kỳ thứ ba và đưa những người trung thành với ông đã được thử thách vào hàng ngũ lãnh đạo. Ông Tập không chỉ lợi dụng Đại hội 20 để nghiệm chứng chính sách “zero COVID” của mình, mà còn bổ nhiệm ông Lý Cường (Li Qiang), một cựu trợ lý cấp cao giám sát việc phong tỏa Thượng Hải, làm nhân vật số 2 trong ĐCSTQ.

“Bất kể điều gì xảy ra, nó sẽ làm lu mờ ánh hào quang bắt đầu nhiệm kỳ thứ ba của ông Tập Cận Bình,” ông Charles Parton, cựu quan chức ngoại giao của Anh trú tại Bắc Kinh và là nhà nghiên cứu của Ủy ban Chiến lược Địa chính trị và Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh, nhận định. Ông Parton nói: “Nếu ông ấy cưỡng chế thực thi ‘zero COVID’, nếu hiệu quả không tốt, ông ấy sẽ dễ dàng lộ ra sai lầm, cũng sẽ phá vỡ lòng tin của người dân đối với ông ấy và đảng. Cùng với việc nền kinh tế tiếp tục bị ảnh hưởng, tình hình sẽ ngày càng tệ hơn.”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao ĐCSTQ Triệu Lập Kiên đã né tránh câu hỏi liên quan của phóng viên tại cuộc họp báo thường kỳ, nói rằng: “Những gì bạn nói không phản ánh những gì thực sự đã xảy ra”. Ông Triệu còn nói, “Trung Quốc vẫn luôn tuân theo chính sách ‘zero COVID linh động’, đồng thời căn cứ vào tình huống thực tế tại địa phương để tiến hành điều chỉnh.”

Trong khi các quốc gia khác đã dỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau khi tiêm chủng hàng loạt và xuất hiện loại virus đột biến tương đối nhẹ, thì người dân ở Trung Quốc Đại Lục ngày càng trở nên bất mãn với thảm họa thứ cấp do chính sách “zero COVID” nghiêm ngặt mang lại. Trong Đại hội 20 của ĐCSTQ, một người đàn ông can đảm đã treo biểu ngữ trên cầu Tứ Thông (Sitong) ở Bắc Kinh, kêu gọi chấm dứt sự cai trị của ông Tập Cận Bình và biện pháp phong tỏa dịch virus corona mới.

Vụ hỏa hoạn trong một tòa nhà chung cư ở Urumqi, Tân Cương, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng vào cuối tuần qua, đã gây ra sự phẫn nộ trên khắp Trung Quốc. Những người biểu tình đổ lỗi cho việc phong tỏa nghiêm ngặt đã ngăn cản công tác cứu hỏa. Người dân xô đổ hàng rào kim loại, la hét cảnh sát và quan chức địa phương để bày tỏ sự bất bình, đồng thời yêu cầu dỡ bỏ các hạn chế phòng chống dịch bệnh.

(Tweet: Biểu tình ở Thượng Hải)

ĐCSTQ đã không gặp phải các cuộc biểu tình công khai rộng rãi như vậy kể từ phong trào sinh viên ngày 4/6 tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, và các cuộc biểu tình lỏng lẻo khác trên khắp đất nước. Cũng như 30 năm trước, những người biểu tình lần này là những thanh niên mới ngoài 20, 30 tuổi.

Các chuyên gia dự đoán rằng một cuộc khủng hoảng như vậy có thể đưa Trung Quốc sang một giai đoạn lịch sử mới.

Ông Hebe Chen, nhà phân tích thị trường tại IG Markets Ltd. của Úc, cho biết: “Tôi tin chắc rằng đây là một sự kiện lịch sử sẽ thay đổi cuộc sống của hàng triệu người và đưa tương lai của quốc gia ra khỏi thời kỳ hỗn loạn và năng suất thấp trong lịch sử Trung Quốc.”

Trong khi cho đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để đàn áp, thì bóng đen của Quảng trường Thiên An Môn 30 năm trước vẫn còn bao trùm lên tình hình. Đặc biệt là trước khi Trung Quốc ban hành Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông vào năm ngoái và sử dụng nó để trừng phạt những người bất đồng chính kiến, Bắc Kinh đã ủng hộ cảnh sát Hồng Kông đàn áp phong trào chống dự luật dẫn độ (năm 2019).

Hiện tại, chính quyền Trung Quốc dường như đã quyết định cho phép người biểu tình bày tỏ sự bất bình trong khi kiểm soát truyền thông trực tuyến, gây khó khăn cho người dân trong việc tổ chức và phát động các phong trào quần chúng. Vào Chủ nhật (ngày 27/11), một số cuộc biểu tình ở Thượng Hải và Bắc Kinh đã có ​​sự hiện diện dày đặc của cảnh sát, các đường phố bị phong tỏa và những người biểu tình cũng như quan sát viên bị cưỡng chế đẩy ra.

Điều đè nặng lên ông Tập Cận Bình là ông đang đánh cược uy tín cá nhân của mình vào chiến lược “zero COVID”. Trong một bài bình luận trên trang nhất vào thứ Hai (ngày 28/11), tờ Nhân dân Nhật báo do ĐCSTQ điều hành đã kêu gọi thực hiện hiệu quả hơn các chính sách chống dịch bệnh mới nhất để hạn chế sự lây lan của virus, đồng thời thúc giục quan chức địa phương kiên quyết thực thi chính sách “zero COVID”.

Một cuốn sổ tay hành động 20 điều được phát hành trong tháng này gợi ý rằng trong khi tiếp tục bảo vệ khái niệm “zero COVID”, ông Tập Cận Bình có thể chọn phương pháp tinh vi hơn để ứng phó với virus,  bao gồm giảm yêu cầu kiểm dịch và đi lại quốc tế dễ dàng hơn.

Ông Hoàng Á Sinh (Yasheng Huang), giáo sư kinh tế và quản lý toàn cầu tại Trường Sloan của Học viện Công nghệ Massachusetts, cho biết: “Một kịch bản có thể xảy ra là chính quyền có thể nới lỏng chính sách ‘zero COVID’ một cách thích hợp và đồng thời trấn áp một số thủ lĩnh biểu tình, điều này sẽ cho họ tranh thủ được một khoảng thời gian.”

Tuy nhiên, một đợt hạn chế virus mới trong những ngày gần đây đã cho thấy sự miễn cưỡng của Bắc Kinh trong việc từ bỏ chiến lược “zero COVID” theo yêu cầu của những người biểu tình. Cách chính phủ phản ứng với các cuộc biểu tình trong tương lai sẽ phụ thuộc vào việc liệu các cuộc biểu tình có leo thang và những thách thức đối với sự cai trị của ông Tập Cận Bình có trở nên cởi mở và hòa hợp hơn hay không.

Với việc ĐCSTQ đổ lỗi cho những hành động tương tự vào năm 1989 và 2019 là do “các thế lực nước ngoài” và một số ít kẻ gây rối, giáo sư Perry Link của UC Riverside Viện Đại học California tại Riverside cho biết, “việc đàn áp là có thể đoán trước được, quyết tâm đáp trả [các cuộc biểu tình] của người như ông Tập Cận Bình là chắc chắn có.”