Gần đây, truyền thông nhà nước Trung Quốc có công bố bài viết Ngoài ông Hồ Tích Tiến, không còn ai quan tâm đến kinh tế [Trung Quốc]”. Bài viết này đã thu hút được sự chú ý, có thể vì chủ đề được người dân quan tâm, ngoài ra còn được một doanh nhân vốn kín tiếng chia sẻ lại: CEO Tencent Mã Hóa Đằng.

6296765381 75feef5bec b
CEO Tencent Mã Hóa Đằng. (Nguồn: TechCrunch/Flickr)

Bài viết này dựa vào cảnh báo trong bài của ông cựu tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến, chẳng hạn như “Để chống lại và bảo vệ trước áp lực quốc tế và ‘lũ quái vật’ như COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán), e rằng (Đảng Cộng sản Trung Quốc/ĐCSTQ) cần biện pháp ở mức độ ‘lựu đạn gây choáng’; “kiểu khuyến khích niềm tin thị trường như dùng khẩu hiệu xoa dịu công chúng sẽ không hiệu quả”,  đặc biệt đề cập “Một khi nền kinh tế Trung Quốc có vấn đề thì không chỉ nổ ra các xung đột trong nước mà thái độ của thế giới đối với Trung Quốc cũng sẽ thay đổi theo hướng bất lợi”.

Ông Hồ Tích Tiến là dư luận viên nổi tiếng được mệnh danh “bưng bô theo nhà cầm quyền”, vậy mà biết “giác ngộ” như vậy thì không phải vận phúc cho Trung Quốc, mà cho thấy thực tế suy tàn đến mức cả những kẻ tồi tệ nhất cũng không còn cách nào, phải nói ra lời thật lòng!

Đương nhiên, việc bài viết này không bị tường lửa (firewall) ngăn chặn có nguyên nhân là nhờ dựa vào tên tuổi của ông Hồ Tích Tiến, nhưng thực chất chủ yếu vì nhiều vấn đề không dám đề cập thẳng thắn, đặc biệt là việc kiểm soát dịch bệnh của ĐCSTQ làm cho kinh tế Trung Quốc lâm cảnh như lao vào vũng lầy và càng vùng vẫy lại càng sa lầy hơn.

Tiến sĩ kinh tế David Daokui tại Đại học Harvard (Mỹ) luôn ca ngợi 2 năm qua (chiến đấu với dịch bệnh COVID-19) là một thắng lợi vĩ đại của ĐCSTQ, thời gian bị phong tỏa thì tuổi thọ trung bình của mỗi người dân Trung Quốc đã được kéo dài thêm 10 ngày. Chuyên gia kinh tế học hàng đầu này né tránh vấn đề kinh tế, chỉ nỗ lực làm công cụ tuyên dương ĐCSTQ.

Biểu hiện của David Daokui như vậy còn “ưu tú” hơn Lâm Nghị Phu (Justin Yifu Lin) trong thời điểm nền kinh tế Trung Quốc gặp khốn đốn nhưng những chuyên gia kinh tế hàng đầu này lại bàn chuyện viển vông. Những chuyên gia kinh tế uy quyền này có thể vào Trung Nam Hải để nói chuyện cùng các chức sắc ĐCSTQ nhưng họ lại không nói lên sự thật, cho thấy giới chóp bu ĐCSTQ đang bị ru ngủ như thế nào, hệ quả họ không thể biết được những tiếng oán than đang bùng phát khắp nơi. Nếu thực trạng hoang tưởng này tiếp tục thì chuyện sụp đổ chỉ còn là vấn đề thời gian.

Còn với CEO Tencent Mã Hóa Đằng, như nhiều người trong vòng bạn bè của ông này chia sẻ, vấn đề ông quan tâm nêu trong bài là cách một số cư dân mạng Trung Quốc quan tâm đến nền kinh tế theo kiểu nhấn mạnh quyền lợi của họ mà không quan tâm quyền lợi của công ty, vấn đề nền kinh tế Trung Quốc là như thế nào thì họ không hiểu và không cần hiểu, nếu có thì điều mà họ quan tâm là chip và cái gọi là công nghệ cốt lõi cho đến chuyện ăn, mặc, ở, đi lại…

Là một trong số ít doanh nhân thành đạt ở Trung Quốc, Mã Hóa Đằng nhìn từ góc độ nhà tư bản tại Trung Quốc để chỉ ra một cách khách quan vấn đề họ đang đối mặt, thách thức to lớn và thách thức này không từ lý do kinh tế mà từ ý thức xã hội, khiến họ luôn bất an lo ngại.

Đã hơn 40 năm kể từ khi Trung Quốc cải cách và mở cửa, chính nhờ sự tham gia của giới doanh nghiệp, thương mại mới khiến nền kinh tế Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng chính sức mạnh đó đã giúp cho ngành Internet của Trung Quốc trở nên kiêu ngạo xưng bá thế giới.

Đáng tiếc do vấn đề ý thức xã hội khiến giới tư bản Trung Quốc vẫn khó thoát khỏi cái kết không được xã hội tôn trọng. Ngoài mặt, Mã Hóa Đằng là người điều hành Tencent, nhưng cần biết rằng ngoài việc Tencent phát triển bằng game thì sở trường chính vẫn là việc dịch chuyển giữa giới tư bản (hoạt động đầu tư).

Dữ liệu cho thấy doanh thu của Tencent trong quý III năm 2021 là 142,368 tỷ nhân dân tệ và lợi nhuận ròng là 39,5 tỷ nhân dân tệ, trong đó lợi nhuận từ các hoạt động tham gia đầu tư đạt 26,8 tỷ nhân dân tệ. Đây là lý do tại sao khi xã hội đề cập đến nhà tư bản thì Mã Hóa Đằng phải ra mặt lên tiếng nói lý lẽ, bởi vì anh ta thuộc về phe nhà tư bản.

Mấy năm trước còn là cuộc đua song mã (Mã Hóa Đằng và Mã Vân-Jack Ma), nhưng hiện nay Mã Vân đã “gãy gánh”, theo đó là những vận rủi của Alibaba. Nhà tư bản luôn lo sợ nhà cầm quyền, dù Mã Hóa Đằng và Mã Vân đã cung phụng hàng trăm tỷ cho cái gọi là “thịnh vượng chung” của ông Tập Cận Bình, nhưng dường như họ vẫn không thể thoát khỏi nhát dao của tên đồ tể kề vào cổ.

Cuối cùng, ông Hồ Tích Tiến lo lắng “nỗi oan nhà tư bản” là xu thế không thể đảo ngược của nền kinh tế Trung Quốc, theo đó những tháng ngày tươi đẹp sẽ không còn khi giông tố kéo tới, khi đó từ dân đen cho tới phú hào như Mã Hóa Đằng và Mã Vân không ai tránh được kết cục đau đớn.

Có lẽ trong tương lai người Trung Quốc chỉ còn biết hồi tưởng lại “những ngày tháng tốt đẹp” mà trước đây họ từng được thụ hưởng.

Ẩn danh
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Vision Times.)