Ngày 9/12, bài bình luận yêu cầu cán bộ đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tự giác thực hiện chính sách “sinh 3 con” đã thu hút được nhiều bình luận trên mạng. Tuy nhiên, hiện nó đã bị xóa. 

shutterstock 1932285113
(Nguồn: Shutterstok)

Tờ Nam Hoa Tảo Báo (SCMP) đưa tin, một bài viết có tiêu đề “Thực hiện chính sách 3 con, cần thấy hành động từ cán bộ đảng viên” được đăng hôm 9/12 trên mạng China Reports Network tại Trung Quốc Đại Lục. Trên Weibo, bài viết này đã được bấm vào xem lên đến 5,07 triệu lượt. Tuy nhiên, đến ngày 10/12 thì link bài viết này đã không thể mở được. 

Một hashtag khác đánh dấu đảng viên sinh 3 con đã được xem 61.000 lần. Bài viết này này đã không còn trên trang web China Reports Network ở Trung Quốc nữa. 

Theo bài viết, mỗi một cán bộ đảng viên ĐCSTQ “không thể vì nguyên nhân chủ quan, khách quan thế này thế kia mà không kết hôn, không sinh con. Cũng không thể chỉ vì nguyên nhân này nọ mà chỉ sinh một con hoặc hai con”. Bài viết còn nói, thực hiện chính sách 3 con là trách nhiệm phát triển dân số quốc gia mà mỗi cán bộ đảng viên phải gánh vác, cũng là nghĩa vụ phát triển dân số quốc gia và mỗi một cán bộ đảng viên cần thực hiện. 

Bài viết này sau khi đăng tải đã lập tức thu hút được nhiều tranh luận. Cư dân mạng chất vấn, “Hiện giờ là năm 2021 ư? Hay là tôi đã đi qua rồi?

Một cư dân mạng khác nói, về sau đi coi mắt, người ta không còn hỏi bạn có bao nhiêu nhà, họ sẽ hỏi: “Bạn là có phải đảng viên không? Nếu đúng vậy thì thôi để gặp sau vậy.”

Trang Pengpai Ping Shuo đăng bài viết “Đảng viên cần đi đầu ‘sinh 3 con’, lần này cần dựa vào đảng viên?”. Bài viết nói rằng mâu thuẫn tâm lý của đảng viên sinh sau năm 1980 là: Mẹ vợ và vợ đồng thời cùng ở cữ, rốt cuộc thì ai sẽ chăm sóc ai? Còn mâu thuẫn nội tâm của đảng viên sinh sau năm 1990 và 2000 sẽ là: Về sau nhìn thấy đứa trẻ, rốt cuộc là cần gọi là em hay là chú…

Cư dân mạng nói, “Cán bộ đảng viên có rất nhiều người có con riêng, có lẽ là không thành vấn đề, giống như Lại Tiểu Dân (cựu Bí thư Đảng ủy kiêm chủ tịch Công ty TNHH quản lý tài sản Huarong Trung Quốc đã bị xử tử), có hơn 100 con (với nhiều phụ nữ), đã sớm hoàn thành nhiệm vụ vượt mức rồi.”

Cũng có người châm biếm, “Đảng viên cần xông lên trước khởi tác dụng dẫn đầu, đương nhiên cũng không phải là ngốc nghếch đâm đầu về trước, nếu ngày mai không có cơm ăn nữa thì khẳng định là cũng không cần phải sinh nữa”; “Để mỗi một gia đình đảng viên sinh 3 con là trách nhiệm không thể từ chối”. 

id13430053 20211209 16391132526607 600x869 1
Một bài viết kêu gọi đảng viên sinh 3 con thu hút nhiều tranh luận trên mạng. (Ảnh chụp màn hình)

Chính quyền sẽ dùng nhiều biện pháp cứng rắn để thúc đẩy sinh đẻ?

Dân số mới sinh của Trung Quốc nhanh chóng giảm trong những năm gần đây, vậy nên chính quyền ĐCSTQ vẫn luôn khuyến khích người dân sinh con, từ mở cửa cho sinh 2 con đến 3 con. Tháng 5 năm nay, chính quyền ĐCSTQ tuyên bố tất cả các cặp vợ chồng đều có thể sinh 3 con, nhưng nhiều dấu hiệu hiện thời cho thấy, số lượng trẻ em sinh ra trong năm nay vẫn tiếp tục giảm.

Tờ Washington Post mới đây đưa tin, có cặp vợ chồng Trung Quốc lo lắng, chính sách thúc đẩy sinh đẻ của chính quyền e là sẽ có xu hướng cứng rắn hơn, giống như chính sách 1 con trong quá khứ. Năm xưa, chính sách 1 con của ĐCSTQ đã giết chết vô số thai nhi, mang lại nhiều nỗi đau không thể bù đắp cho biết bao gia đình.

Cô Song, hiện 46 tuổi và đang làm công việc quét dọn ở Quảng Châu, suy nghĩ về đứa con gái đã mất cách đây gần 30 năm sau khi chính phủ cho biết các cặp vợ chồng giờ có thể sinh 3 con. “Nếu các biện pháp kiểm soát (sinh đẻ) được nới lỏng sớm hơn, tôi có thể đã không phải từ bỏ đứa con gái của mình”, cô nói.

Theo Jiang Quanbao, giáo sư viện nghiên cứu dân số và phát triển thuộc Đại học Tây An, khoảng 20 triệu bé gái đã “mất tích” trong khoảng thời gian từ năm 1980 đến năm 2010 mà nguyên nhân chủ chốt là do nạo phá thai hoặc nhiễm trùng, xuất phát từ chính sách 1 con của chính phủ.

Dù Bắc Kinh đang tích cực đưa ra các chính sách “sửa chữa” nhưng tình trạng mất cân bằng giới tính được cho là sẽ tiếp tục tồi tệ hơn trong 10 năm tới, khi các bé trai sinh khoảng năm 2000 – thời điểm mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức nghiêm trọng nhất – đến độ tuổi bắt đầu muốn kết hôn. Tỷ số giới tính khi sinh của Trung Quốc thời điểm đó đạt mức 121,1 nam/100 nữ so với mức 108,5 nam/100 nữ hồi những năm 1980.

Giáo sư Tôn Hiểu Mai (Sun Xiaomei), thuộc khoa Phụ nữ học của Học viện Phụ nữ Trung Quốc nói với Washington Post rằng cùng với việc chính quyền khuyến khích sinh 3 con, bác sĩ phẫu thuật thắt ống dẫn tinh sẽ phải cân nhắc nhiều hơn. Trong một xã hội hướng đến cơ hội làm cha mẹ, làm ông bà, “không ai muốn gánh trách nhiệm này”.

Washington Post đã hỏi nhiều bệnh viện công lập ở nhiều nơi bao gồm Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, phát hiện có 12 bệnh viện đã không còn cung cấp dịch vụ thắt ống dẫn tinh nữa, 6 bệnh viện vẫn có thể làm, 1 bệnh viện nói không làm cho nam giới chưa kết hôn. 

Trong bài viết của mình, Washington Post trích dẫn lời của cô Triệu Chỉ Hoan (Zhao Zihuan), một phụ nữ lần đầu làm mẹ, ở thành phố Tế Nam tỉnh Sơn Đông. Cô cho biết, năm ngoái sau khi sinh mổ, cô và chồng đã quyết định không sinh thêm con nữa. Tháng 4 năm nay, cân nhắc đến việc để chồng làm thủ thuật thắt ống dẫn tinh, nhưng không ngờ đi 2 bệnh viện đều bị từ chối. Trong đó có một bệnh viện tiết lộ, quy định trong kế hoạch hóa gia đình mới nhất đã không cho phép nam giới làm thủ thuật thắt ống dẫn tinh.

Chia sẻ với Epoch Times, cô Tôn, một người từng 3 lần bị buộc phá thai do chính sách kế hoạch hóa gia đình của ĐCSTQ nói: “Sinh con là quyền của con người, ĐCSTQ mất nhân tính nên mới hạn chế sinh.” Bà nói, “Không phải là nói rằng chính phủ đồng ý cho sinh 2 con hoặc 3 con thì không có chuyện bắt phá thai nữa, chỉ cần ĐCSTQ còn hạn chế quyền lợi sinh đẻ của bạn, thì thì đó chính là chính sách kế hoạch hóa gia đình xấu xa!”.

Tân Hoa xã Trung Quốc từng thực hiện khảo sát ý dân trên Weibo về việc liệu mọi người đã sẵn sàng cho chính sách 3 con hay chưa, kết quả cuộc thăm dò cho thấy 90% người dân đã chọn không cân nhắc gì cả.  Có cư dân mạng cho biết: “Tôi đã mong đợi, nhưng không phải cho mở hoàn toàn, lẽ nào chỉ 3 con, thế hơn nữa thì sẽ ra sao? Nhưng dù hoàn toàn cởi mở hết thì cũng chẳng ích lợi gì. Tôi không mua 3 chiếc Rolls-Royce là vì không đủ tiền chứ không phải vì bị hạn chế.”

Nhà nghiên cứu Nhậm Trọng Đạo thuộc nhóm Kinh tế Chính trị Thiên Vận cho rằng ở Trung Quốc, vấn đề giai tầng xã hội đã từ lâu luôn trong tình trạng “bất di bất dịch”, khiến đông đảo giới trẻ vào xã hội phấn đấu cảm thấy mệt mỏi để có thể vươn lên. Hệ quả họ ngày càng nhụt hết ý chí phấn đấu và chọn cách không yêu đương cũng như kết hôn, như bây giờ phổ biến cái gọi xu thế sống theo “chủ nghĩa nằm ngửa”. Vì vậy, việc chính quyền ĐCSTQ thúc đẩy chính sách 3 con thì cứ thúc đẩy, nhưng giới trẻ có sẵn sàng đón nhận không là chuyện khác.

Trí Đạt (t/h)

Xem thêm: “Yêu cấp tốc, cưới thần tốc, sinh con siêu tốc”, Thượng Hải hưởng ứng chính sách 3 con