Hôm thứ Sáu (18/9), trong cuộc phỏng vấn với CNN, “người bạn lâu năm” của ông Tập – Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Terry Branstad cho biết, ông sắp rời nhiệm sở vào đúng thời điểm căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang gia tăng. Ông Branstad lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu đại dịch, đồng thời cáo buộc thể chế ĐCSTQ đã khiến cục diện trong mối quan hệ Mỹ – Trung, mối quan hệ ĐCSTQ với các nước trên thế giới ngày càng trở lên căng thẳng hơn.

Terry Branstad shutterstock 257276599
Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Terry Branstad. (Ảnh: Rich Koele / Shutterstock).

“Cả thế giới phát hiện những gì ĐCSTQ tuyên truyền đều giả dối”

Ông Branstad nói rằng ông đồng ý với Tổng thống Trump về việc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về bệnh dịch. “Đáng ra họ có thể ngăn chặn (virus) ngay tại Vũ Hán, nhưng cuối cùng đã gây ra đại dịch trên toàn cầu.”

Ông nhận định, thể chế này của ĐCSTQ là nguyên nhân khiến bệnh dịch hoành hành.“Chế độ Trung Quốc (ĐCSTQ) đã che đậy nó (tình hình dịch bệnh), thậm chí đàn áp các bác sĩ có tâm cảnh báo sớm giai đoạn đầu xảy ra dịch.”

CNN đưa tin, ông Branstad cho rằng ông Tập Cận Bình có thể đã lợi dụng mối quan hệ cá nhân của mình với ông Trump khiến ông Trump bắt đầu tin tưởng những gì ông ấy nói, nghĩ rằng ĐCSTQ đã ngăn chặn dịch bệnh. “[Ông Trump] ban đầu đã sẵn lòng tin vào những thông tin về virus do ĐCSTQ cung cấp, sau đó ông ấy và cả thế giới phát hiện rằng những gì họ (ĐCSTQ) nói đều là giả dối.”

Ông Tập là một “nhà lãnh đạo mạnh mẽ” nhưng đáng tiếc sinh ra trong “chế độ cộng sản”

Ông Branstad và ông Tập Cận Bình gặp nhau lần đầu tiên vào những năm 1980. Khi đó, ông Tập Cận Bình còn là một cán bộ địa phương với vị trí  khá thấp, hai người đã duy trì tình bạn từ đó. Năm 2012, ông Tập Cận Bình gặp lại ông Branstad trong chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là phó chủ tịch nước.

Trong cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu (ngày 18/9), ông Branstad vẫn bày tỏ “vinh dự là thống đốc đầu tiên tại Hoa Kỳ tiếp đón Tập Cận Bình khi ông còn là bí thư quận ủy ở tỉnh Hà Bắc, địa phương kết nghĩa của chúng ta.”

Ông tin rằng với tư cách là một nhà ngoại giao, cần thiết lập các mối quan hệ cá nhân với các quan chức nước ngoài. “Tôi nghĩ cái gọi là ngoại giao, chính là để xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người.” Ông nói thêm, “Chủ tịch Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo rất mạnh mẽ của Trung Quốc, nhưng thật đáng tiếc, ông ấy lại ở trong một chế độ chuyên chế cộng sản, chúng ta có một thể chế vô cùng bất đồng (với họ).”

“Chế độ ĐCSTQ là nguyên nhân của thảm kịch”

Khi phân tích tình hình đại dịch, ông Branstad nói: “Thực ra, tôi nghĩ rằng chính chế độ cộng sản Trung Quốc và các quan chức ĐCSTQ không muốn thừa nhận các hành động sai trái của mình chính là nguyên nhân dẫn đến sự việc như hiện nay. Thảm kịch chính là ở tại điểm này.”

Ông Branstad cũng nói rằng chính việc ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ và các hành động của ĐCSTQ ở Hồng Kông, ở Biển Đông đã khiến thế giới xa lánh họ, và ngay cả quốc gia trung lập Ấn Độ nay cũng đã bắt đầu lên tiếng phản đối. “Không chỉ người Mỹ, mà sự quan tâm của người dân thế giới trong việc hợp tác và bày tỏ sự ủng hộ đối với Trung Quốc đã suy giảm rất nhiều.”

“Người bạn lâu năm” chứng kiến ​​sự suy sụp trong quan hệ Mỹ – Trung

Ngay sau khi ông Trump đắc cử, ông Branstad được chọn làm đại sứ tại Trung Quốc vì những thành tích xuất sắc trong chính sách công, thương mại, nông nghiệp, và “mối quan hệ lâu năm” của ông với ông Tập Cận Bình.

Thời điểm ông Branstad được bổ nhiệm đã nhận được sự hoan nghênh từ Bắc Kinh, ông được gọi là “người bạn lâu năm của nhân dân Trung Quốc”.

Nhưng ông Branstad cũng đã sớm chứng kiến ​​một trong những giai đoạn khó khăn nhất của quan hệ Trung – Mỹ trong lịch sử hiện đại. Kể từ khi được bổ nhiệm, chiến tranh thương mại đã xảy ra giữa Mỹ và ĐCSTQ, các lệnh cấm áp đặt lên Huawei và các công ty công nghệ Trung Quốc khác. Bên cạnh đó, Mỹ cũng đồng thời thực hiện thắt chặt các hạn chế đối với các học giả quân sự cùng các phóng viên truyền thông đảng, và giờ đây là truy cứu trách nhiệm vì các hành động che giấu dịch bệnh.

CNN phân tích, ông Branstad cuối cùng đã không thể dùng mối quan hệ cá nhân của mình với ông Tập Cận Bình để xoa dịu căng thẳng quan hệ song phương.

“40 năm thâm giao” cũng bị cơ quan ngôn luận đảng xóa bỏ

Ngày 9/9, ông Branstad đã viết một bài báo chỉ ra rằng ĐCSTQ lợi dụng chính sách mở của Hoa Kỳ (chính sách 40 năm ưu ái của Mỹ dành cho Trung Quốc), bài phát biểu đã bị Nhân dân nhật báo kiên quyết từ chối đăng tải. Ngày 16/9, Branstad lần nữa gửi bài, nhưng kết quả không cách nào gửi đến truyền thông xã hội trong nội bộ nước Trung Quốc.

“Rõ ràng là người dân Trung Quốc muốn nghe tiếng nói của Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc – ông Branstad. Ông ấy là một người bạn thâm giao của nhân dân Trung Quốc trong hơn 40 năm. Chúng tôi cố gắng đăng lại vào ngày 16/9, tuy nhiên, Sina Weibo và WeChat thậm chí còn chặn bài phát biểu này, tăng cường đàn áp quyền phát biểu của các quan chức Mỹ tại Trung Quốc.” Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết.

Lý Hoàn Vũ / Epoch Times

Xem thêm: