Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ gần đây đã công bố một bản báo cáo tiết lộ sự khác biệt về bản chất giữa quân đội Trung Quốc và quân đội các nước phương Tây. Báo cáo cho biết, quân đội Trung Quốc chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo sự tồn tại của chính quyền Trung Quốc. Điều khác biệt so với các nước phương Tây là, nhiệm vụ hàng đầu của quân đội Trung Quốc phục vụ cho đảng chứ không phục vụ cho quốc gia.  

quân đội Trung Quốc
Quân đội Trung Quốc (Ảnh từ Weibo)

Báo cáo còn tiết lộ, Trung Quốc đang tính toán tỉ mỉ khi bành trướng các hoạt động ra toàn thế giới, lấy tiêu chuẩn là không vượt quá ngưỡng khiến các nước phương Tây phát động xung đột quân sự.

Khác biệt về bản chất

Trong bản báo cáo có tên “Quân lực Trung Quốc” của Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) có nói, quân đội Trung Quốc (PLA) từ khi thành lập vẫn luôn là một nhánh “quân đội của đảng” được chính trị hóa, sự tồn tại của PLA là để bảo vệ sự sinh tồn của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đây là nhiệm vụ trên hết. “Còn phục vụ vì quốc gia chỉ là vai trò thứ yếu. Điều này trái ngược với đại đa số quân đội của các nước phương Tây, quân đội phương Tây được coi là lực lượng (vũ trang) chuyên nghiệp phi chính trị, nhiệm vụ hàng đầu của họ là bảo vệ quốc gia của chính họ.

Ngày 17/1, tờ Washington Free Beacon dẫn nội dung của báo cáo nói, lãnh đạo Trung Quốc liên tục nắm chắc quân đội, và tiến hành cải cách mạnh mẽ quân đội, biến quân đội Trung Quốc từ quân đội bộ đội mặt đất trở thành một nhánh quân đội công nghệ cao.

Cục trưởng DIA, ông Robert Ashley nói trong lời tựa của báo cáo rằng, tìm hiểu về quân đội Trung Quốc là vô cùng quan trọng.

Để giữ được sự kiểm soát chặt chẽ đối với quân đội, Trung Quốc đã thành lập một cơ quan công tác chính trị mới của PLA, tương tự như Bộ Tổng Chính trị, bộ này trong quá khứ tài trợ cho các hành động có sức ảnh hưởng, trong đó bao gồm lôi kéo cựu quan chức quân đội Mỹ từng ủng hộ chính sách an ninh của Trung Quốc.

Báo cáo nói, hệ thống công tác chính trị của PLA là thủ đoạn chính để đảm bảo ĐCSTQ có thể “kiểm soát súng”, căn cứ lý luận là những ngôn luận “chính quyền bước ra từ báng súng” của ông Mao Trạch Đông.

Dường như tất cả quan chức PLA đều là đảng viên ĐCSTQ. Mấy năm qua, quan chức PLA chiếm khoảng 20% số ủy viên Ủy ban Trung ương ĐCSTQ. Ủy ban Trung ương có tổng cộng 250 người.

Washington Free Beacon cho biết, năm 1989, lãnh đạo ĐCSTQ ở bên ngoài thủ đô Bắc Kinh điều động quân đội đàn áp hoạt động kháng nghị đòi dân chủ mới tại Thiên An Môn. Phần lớn người kháng nghị bị giết, sự kiện này đã dẫn đến các cuộc đàn áp lớn hơn, và vẫn còn tồn tại cho đến hiện nay.

Tại Trung Quốc, do chính quyền Trung Quốc đã tăng thêm nhiều chính sách đàn áp, mục đích là bóp nghẹt những tiếng nói bất đồng và tự do, khiến cho tình cảm phản đối ĐCSTQ tiếp tục tăng.

Thủ đoạn tìm cách bá quyền thế giới 

Theo báo cáo của DIA, Bắc Kinh tiếp tục nhấn mạnh cái mà họ gọi là “thời cơ chiến lược”, trong thời gian này, họ có thể tìm kiếm sự phát triển khi chưa có xung đột quân sự nào lớn. Theo quan điểm này, Bắc Kinh thực thi một phương thức tham dự bên ngoài, thông qua một số hoạt động để tăng cường vươn ra vòi bá quyền ra nước ngoài. Những hoạt động này đều được tính toán kỹ lưỡng, khiến cho nó thấp hơn ngưỡng cảnh giác sự bành trướng của Trung Quốc của cộng đồng quốc tế, cũng sẽ không vượt quá giới hạn khiến Mỹ và đồng minh tức giận trở thành xung đột quân sự hoặc hình thành liên minh chống Trung Quốc.

Báo cáo cho biết, chiến lược quốc phòng gần đây của Lầu 5 góc đã chỉ ra: “Trung Quốc hy vọng tạo nên một thế giới nhất trí với mô thức chuyên chế của họ, có được quyền phủ quyết đối với chính sách kinh tế, ngoại giao, an ninh của các nước khác.”

Trên thực tế, dã tâm của ĐCSTQ cũng là dã tâm mang tính toàn cầu, “Trọng điểm của quân sự Trung Quốc cũng đang dịch chuyển ra bên ngoài.”

Không có ràng buộc về phát triển vũ khí

Báo cáo này lần đầu tiên tiết lộ tình hình phân bố cơ sở hạt nhân trên toàn Trung Quốc. Báo cáo cho biết, “Trung Quốc có đầu đạn hạt nhân, đang tiếp tục nghiên cứu phát triển và sản xuất vũ khí hạt nhân mới.”

Trong khi đó, Mỹ không còn phát triển loại vũ khí hạt nhân mới nữa. Đối diện với việc Trung Quốc phát triển vũ khí hạt nhân không kiêng nể gì, Tổng thống Mỹ Trump đã tuyên bố vào ngày 20/10/2018 rằng, Mỹ sẽ rút khỏi “Hiệp ước tên lửa hạt nhân tầm trung” đã ký kết với Nga. Khi đó truyền thông phân tích cho rằng, bề ngoài Mỹ rút khỏi hiệp ước là do bất mãn khi Nga vi phạm hiệp ước, nhưng cân nhắc đằng sau việc này là muốn ngăn chặn Trung Quốc phát triển vũ khí hạt nhân mà không có ràng buộc gì.

“Nếu Nga đàng làm việc này (tìm kiếm phát triển vũ khí hạt nhân), Trung Quốc đang làm việc này, mà chúng ta lại kiên trì tuân thủ hiệp ước, thì đây sẽ là điều không thể chấp nhận được.”, ông Trump nói, “Nếu họ trở nên sáng suốt, những nước khác trở nên sáng suốt, họ sẽ nói, ‘để chúng tôi không phát triển những vũ khí khủng bố này, vậy tôi sẽ vô cùng vui mừng'”.

Ngày 13/11 năm ngoái (2018), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, “Nếu Trung Quốc là nước ký kết ‘Hiệp ước tên lửa hạt nhân tầm trung’, thì một nửa số tên lửa đạn đạo của họ sẽ vi phạm hiệp ước.”

Ông Jens Stoltenberg cho biết, ông ủng hộ việc mở rộng “Hiệp ước tên lửa hạt nhân tầm trung” do Mỹ và Nga ký năm 1987 thành một hiệp ước quốc tế, như thế, ĐCSTQ cũng sẽ bị hạn chế bởi hiệp ước.

Michael Pillsbury, một quan chức cấp cao và cũng là người am hiểu về Trung Quốc của Lầu 5 góc cho biết, báo cáo mới nhất của DIA với quan điểm nghiêm túc khiến người khác có một góc nhìn mới, đồng thời cũng không cần lo lắng sẽ làm tổn thương đến cảm tình với Trung Quốc.”

Báo cáo cho biết, ĐCSTQ đang chế tạo vũ khí không gian, bao gồm các thiết bị gây nhiễu trên mặt đất, laser và tên lửa chống vệ tinh. Hầu hết các thông tin về các vũ khí này đều được bảo mật. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn đang hình thành khả năng tấn công mạng để dùng vào gián điệp và tấn công phá hoại.

Báo cáo này lần đầu xác nhận cơ quan tình báo quân sự của PLA, cũng được gọi là 2PLA, là một bộ phận của Bộ Liên hợp Tham mưu thuộc Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc.

Jim Fanell, người từng đứng đầu cơ quan tình báo Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ cho biết, “Hiện tại chúng tôi có chứng cứ rõ ràng chứng minh kế hoạch bá quyền toàn cầu của Trung Quốc”. Ông nói thêm, “Dù trong tình huống nào, ĐCSTQ cũng luôn vượt xa dự liệu của chúng ta. Do đó, chúng ta cần có chiến lược toàn chính phủ để chống lại những thách thức về lợi ích an ninh quốc gia đối chính chúng ta và lợi ích của các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế.

Trí Đạt

Xem thêm: