Theo Minghui.org, một cổng thông tin của người tập Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc, năm 2020 có ít nhất 84 người tập Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết trong các nhà tù, trại giam hay đồn cảnh sát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trang thông tin này cho biết đây là những trường hợp được ghi chép, kiểm chứng và xác định danh tính rõ ràng, trong khi đó số lượng các trường hợp khác là không xác định.

Theo báo cáo thống kê năm 2020 của Minghui.org, năm nay ít nhất 84 người tập Pháp Luân Công bị bức hại chết, trong đó 21 người chết trong khi bị giam giữ bất hợp pháp tại các nhà tù, trại giam, đồn cảnh sát và ủy ban thôn của ĐCSTQ. Trong khi đó vào nửa cuối năm 2020, ĐCSTQ tiếp tục khởi động một chiến dịch đàn áp quy mô lớn trên khắp các tỉnh thành nhắm vào Pháp Luân Công, với các gói “tiền thưởng” lên tới 100.000 Nhân dân tệ.

Trong một diễn biến mới nhất, từ ngày 11 đến 13/12, công an thành phố Hạc Cương tỉnh Hắc Long Giang đã mở đợt trấn áp, bắt cóc và giam giữ trái phép người tập Pháp Luân Công trên khắp thành phố Hạc Cương. Một số tỉnh thành còn tuyên bố theo đuổi chiến dịch đặc biệt do chính quyền phát động trong vòng 3 năm. Điều này cho thấy cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc vẫn còn rất nghiêm trọng, dù đã trải qua hơn 21 năm.

Báo cáo năm 2020: Ít nhất 84 người tập Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết
Một số người tập Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết trong năm 2020. Từ trái sang phải: Phó Thụ Cần, Chu Tú Trân, Chu Thục Kiệt và Lâm Quế Chi. Hàng dưới từ trái sang phải: Biên Quần Liên, Trương Vinh Hoán, Chu Diễm và Vu Văn Trạch. (Ảnh tổng hợp từ Minghui.org)

Những người tập Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết trong năm 2020 phân bố ở 20 tỉnh, khu tự trị và thành phố ở Trung Quốc. Các khu vực có số người chết vì bức hại cao nhất là: 19 người ở tỉnh Liêu Ninh, 9 người ở tỉnh Hà Bắc, 8 người ở tỉnh Hắc Long Giang, 8 người ở tỉnh Cát Lâm và 6 người ở tỉnh Hà Nam.

Buc hai nguoi tap Phap Luan Cong 2020 02
Phân bổ theo khu vực số người tập Pháp Luân Công bị ĐCSTQ bức hại đến chết trong năm 2020. (Ảnh: Minghui.org)

Một trường hợp bị tra tấn tàn bạo được ghi nhận là của cô Lý Linh, sống ở khu Đại Trương Gia, trấn Long Sơn Điếm, thành phố Bồng Lai, tỉnh Sơn Đông. Theo ghi nhận, ngày 28/6/2020, cô đã bị bí thư thôn và dân quân của ĐCSTQ bắt cóc. Cô bị giam giữ bất hợp pháp trong một ngôi nhà trống trên núi ở làng lân cận Hướng Lục và bị tra tấn.

Cô Lý Linh đã tuyệt thực để phản đối bức hại, nhưng lại bị cưỡng bức đứng ngoài trời mưa trong một thời gian dài, bị dùng gậy đánh vào ngực khiến cơ thể cô có hiện tượng bất thường. Ngày 13/7/2020, cô Lý Linh được đưa đến một phòng khám tư nhân ở làng Hướng Lục để “điều trị” nhưng sau đó kẻ bức hại thông báo rằng cô đã chết và ngay lập tức thi thể của cô được đưa về nhà và buộc gia đình hỏa táng ngay hôm đó.

Khi người thân và bạn bè thay quần áo cho Lý Linh, họ nhìn thấy thi thể của cô rất khủng khiếp: mắt lồi hẳn ra ngoài, răng bị gãy, miệng bị nứt, phần dưới xương sườn bên trái bị thương, khắp cơ thể bầm tím.

Một trường hợp khác là bà Lý Quế Vinh ở Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh. Bà Lý Quế Vinh từng là hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận Đại Đông – Thẩm Dương, từng được bầu vào danh sách “10 hiệu trưởng xuất sắc nhất quận”. Bà Lý Quế Vinh từng bị bức hại nhiều lần trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Vào tháng 10/2006, bà bị bắt cóc và bị kết án 7 năm tù. Tháng 2/2015, bà lại bị bắt cóc và bị tòa án quận Hỗn Nam – Thẩm Dương kết án 5 năm tù giam ở Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh.

Để buộc bà phải “chuyển hóa” (tức là tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công), cai tù đã ra lệnh cho côn đồ đánh đập bà dã man, dùng tay đấm đá, đánh bằng giày đế cứng khắp người, khiến toàn thân bà tím bầm. Bà cũng bị bức hại bằng cách ép ngồi xổm trong hai ngày liền, quá trình tra tấn này bà không được ăn, đi vệ sinh và ngủ.

Đến tháng 1/2020, bà Lý Quế Vinh đã bị bức hại đến chết tại Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh, thọ 78 tuổi.

Cũng theo Minghui.org, trong đợt trấn áp gần đây tại Hắc Long Giang từ 11 đến 13/12, cảnh sát từ nhiều đồn cảnh sát khác nhau của công an thành phố Hạc Cương đã bắt cóc và quấy rối hàng chục người tập Pháp Luân Công. Cảnh sát dựa vào cái gọi là “lệnh của chính quyền cấp trên căn cứ danh sách người tập Pháp Luân Công vào năm 1999”.

Sự kiện đã được triển khai chỉ đạo trên các đồn cảnh sát tại Hạc Cương. Minghui.org đã báo cáo lại đầy đủ các trường hợp tại các đồn cảnh sát Hồng Quân thuộc Chi nhánh Hướng Dương, đồn đường Hồng Kỳ, đồn Quang Minh, đồn Đông Sơn, đồn thôn Hồng Kỳ, đồn thị trấn Tân Hoa, đồn đường Giải Phóng, đồn đường Văn Hóa… và tại Trung tâm giam giữ thành phố Hạc Cương.

Việc trang thông tin của Pháp Luân Công công bố các báo cáo chi tiết cho phép các chính phủ, tổ chức và cá nhân nước ngoài có được cái nhìn cập nhật về tình hình cuộc đàn áp tại Trung Quốc.

Ngày 10/12 vừa qua, Hoa Kỳ lần đầu tiên công khai trừng phạt quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì đàn áp Pháp Luân Công. Theo đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã tuyên bố trừng phạt Hoàng Nguyên Hùng (Huang Yuanxiong), Giám đốc Sở Cảnh sát thuộc Cục Công an thành phố Hạ Môn, Phúc Kiến, Trung Quốc, vì “đặc biệt vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tín ngưỡng của người tập Pháp Luân Công”.

Tạp chí nhân quyền Bitter Winter của Ý cho biết, việc Hoàng Nguyên Hùng bị trừng phạt là do luật sư của những người tập Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ đã nộp một đơn khiếu nại với rất nhiều tài liệu bằng chứng. Nguồn tin của Bitter Winter bên trong Bộ Ngoại giao đã nói: “Nếu mọi người tỉ mỉ như Pháp Luân Công trong việc thu thập tất cả các loại tài liệu hỗ trợ các cáo buộc của họ, sẽ có nhiều lệnh cấm đối với những người vi phạm nhân quyền theo Mục 7031(c).”

Minh Nhật biên tập

Xem thêm:

Mời xem video: