Gần đây có cơ quan truyền thông đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại nước ngoài chỉ trích nhiều quan chức nhà nước Trung Quốc biến “tư tưởng Tập Cận Bình” thành mẫu số chung trong phát ngôn, thứ gì cũng nhét vào. Giữa lúc chỉ trích còn nóng hổi, tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ĐCSTQ lại tuyên bố “sự nghiệp nhân quyền” của ĐCSTQ là “dưới dẫn dắt của tư tưởng Tập Cận Bình”, đi theo “con đường phát triển nhân quyền đặc sắc Trung Quốc. Có phân tích, việc giới chức ĐCSTQ kết nối tư tưởng Tập Cận Bình và vấn đề nhân quyền ôi danh tại Trung Quốc là trò bưng bô nham hiểm đối với Tập Cận Bình.

Embed from Getty Images

Tấm biển lớn tuyên truyền về hình ảnh ông Tập Cận Bình trước được treo tại một con phố ở Bắc Kinh (Ảnh: Getty Images) 

Từ ngày 06/11, theo thời gian địa phương Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tại Geneva Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị đánh giá định kỳ toàn cầu (Universal Periodic Review, UPR) lần thứ ba, xem xét tình hình nhân quyền ở Trung Quốc. Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), phần Báo cáo Nhân quyền của ĐCSTQ được viết trên cơ sở chọn lọc từ kiến nghị của các nước tại Hội nghị đánh giá định kỳ toàn cầu lần thứ hai vào năm 2013.

Giới chức ĐCSTQ chơi xỏ ông Tập Cận Bình?

Về kiến nghị tại Hội nghị đánh giá định kỳ toàn cầu lần thứ hai năm 2013, các quốc gia đã trình ra tổng cộng 252 kiến ​​nghị, trong báo cáo lần này ĐCSTQ đã từ chối kiến nghị gồm vấn đề phong tỏa internet, ủng hộ sử dụng hình phạt tử hình. ĐCSTQ tuyên bố báo cáo được viết là sản phẩm của tổ công tác hợp thành từ 30 cơ quan thuộc chính phủ Trung Quốc dưới chủ trì của Bộ Ngoại giao, đã tổng kết quan điểm của gần 40 tổ chức phi chính phủ và viện nghiên cứu, và đã trưng cầu rộng rãi ý kiến công chúng.

Trong báo cáo của ĐCSTQ có tuyên bố rằng, sự phát triển nhân quyền của ĐCSTQ là con đường phát triển “lấy nhân dân làm trung tâm”, “các quyền và lợi ích của nhân dân được bảo vệ chưa từng có xưa nay”. Bản báo cáo cũng nhấn mạnh rằng “sự nghiệp nhân quyền” của ĐCSTQ luôn luôn “lấy tư tưởng Tập Cận Bình” làm chỉ dẫn, đặc biệt chú trọng việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, đi theo “con đường phát triển nhân quyền đặc sắc Trung Quốc”.

Về vấn đề này, có bình luận rằng, tình hình nhân quyền của ĐCSTQ từ lâu đã ôi danh khắp quốc tế, vì thế việc đặc biệt cài vào “tư tưởng Tập Cận Bình” trong Báo cáo Nhân quyền của ĐCSTQ công bố trước LHQ này, nếu không tính đến thói quen nịnh bợ thường thấy của những kẻ trong tổ chức Đảng, không loại trừ có kẻ cố tình chơi xỏ ông Tập Cận Bình. Ở đây hàm ý thông báo cho cộng đồng quốc tế rằng, trách nhiệm về tình hình nhân quyền tệ hại của ĐCSTQ là do ông Tập Cận Bình mà ra. Đây chính là chiêu trò quen dùng của thế lực cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân trước đây.

Trước đó vào ngày 4/11, trang tin Duowei News trụ sở chính tại Mỹ (được cho là có bệ đỡ Bắc Kinh) đã công bố bài báo có tựa đề “Tư tưởng Tập Cận Bình đang bị lợi dụng”, qua đó đặt câu hỏi tại sao nhiều cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc “khua chiêng gõ trống” khắp nơi quảng bá “tư tưởng Tập Cận Bình”, cách làm này không chỉ khiến mọi người khó chịu đối với “tư tưởng Tập Cận Bình”, thậm chí còn gây làn sóng tăng cường tẩy chay.

Bài viết cho biết, hiện nay phần lớn người của ĐCSTQ có thói quen bưng bô “tư tưởng Tập Cận Bình” khi phát biểu, nhưng “thực tế đây là cách làm phản tác dụng”. Ví dụ, Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Vương Hộ Ninh từng lên tiếng tư tưởng Tập Cận Bình” là chủ nghĩa Marx của Trung Quốc đương đại; Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương Hoàng Côn Minh nhận định, “tư tưởng Tập Cận Bình” là ngọn cờ tư tưởng của người đảng viên cộng sản thời đại mới; Hiệu trưởng Trường Đảng Trung ương Hàn Khánh Tường gọi “tư tưởng Tập Cận Bình” là “bước nhảy vọt mới”, “cống hiến mới”…

Bài viết cho rằng nhiều quan chức tuyên truyền đầu não của ĐCSTQ và tổ chức truyền thông của ĐCSTQ do tư duy cứng nhắc, không tiếc công sức thúc đẩy “tư tưởng Tập Cận Bình”, nhưng hiệu quả đạt được rất nhỏ, thậm chí phản tác dụng, điển hình như sự kiện “học tập tinh thần đại học tại Lương Gia Hà” (Lương Gia Hà đại học vấn) do Viện Khoa học xã hội tỉnh Thiểm Tây khởi xướng đã trở thành mục tiêu nhạo báng của dư luận thế giới (thôn Lương Gia Hà là nơi gắn với tuổi thơ Tập Cận Bình bị bắt đi lao động).

Về bài viết này, Đài Phát thanh Quốc tế Pháp (RFI) có đưa ra quan điểm cho rằng, bài viết đáng gọi là “khiển trách trung thành”, tác giả chỉ trích các “đại thần” không biết vô tình hay chủ ý đã làm hỏng việc lớn của “hoàng đế”, những người này đã quên câu ngạn ngữ xưa cũ “hữu xạ tự nhiên hương”.

Thủ đoạn của phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân?

Có phân tích rằng, thể chế Cộng sản Trung Quốc xưa nay đã quen thứ văn hóa bưng bô, khi nào chế độ độc tài còn vững vàng thì thứ văn hóa này chỉ có càng mạnh mẽ hơn, theo đó khi cấp trên đưa ra chính sách ra sao thì cấp dưới sẽ chỉ nịnh bợ lấy lòng, hoặc ca tụng có chủ ý “hiểm ác” trong khi tình hình thực tế lại vô cùng tồi tệ, gây cảnh bi hài.

Trước đây khi ông Tập Cận Bình mới nhậm chức chưa lâu, có tổ chức truyền thông Mỹ phân tích rằng, thủ đoạn điển hình nhất của ông Tăng Khánh Hồng (nhân vật thứ hai phái cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân) là lợi dụng thực trạng tồi tệ thể chế độc tài để hủy thanh danh của đối tượng muốn ám hại, khiến cho đối tượng này rơi vào tình cảnh “há miệng mắc quai”.

Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, chiến thuật này đã bắt đầu được vận dụng đối phó với chính Tập Cận Bình, do tiếng xấu của ĐCSTQ đã quá kinh khủng, trong khi bản thân ông Tập là người trong bộ máy cầm quyền cộng sản không thể cựa quậy đi đâu được, điều này nghiễm nhiên thành “tử huyệt” của ông. Phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đã thường xuyên tập trung vào “tử huyệt” này để tấn công.

Trước thềm Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay, thời điểm tràn ngập tin đồn về tình cảnh đấu đá quyền lực tại Trung Nam Hải, có học giả phe Tập Cận Bình chia sẻ trên truyền thông quốc tế cho biết, “đảng hổ già” do các cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, Lưu Vân Sơn dẫn dắt bề ngoài xuất hiện trong tư thế vui vẻ ủng hộ Tập Cận Bình, nhưng trong công tác tuyên truyền lại gọi Tập Cận Bình là “Mao Trạch Đông thứ hai”, là hậu duệ bảo vệ cho các thành tựu của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân (bảo vệ chế độ).

Học giả này cho rằng, sau Đại hội 18 ĐCSTQ, dưới đạo diễn của Lưu Vân Sơn, và sau Đại hội 19, công tác tuyên truyền của ĐCSTQ vẫn luôn tràn ngập bài viết thổi phổng ông Tập, làm công chúng Trung Quốc thấy phản cảm và các nước dân chủ phương Tây cảnh giác. Khi toàn dân xem ĐCSTQ như kẻ thù thì ông Tập cũng theo đó chịu áp lực kinh khủng hơn, “đảng hổ già” sẽ lợi dụng tình hình này để tổ chức thế lực hạ bệ Tập Cận Bình.

Trí Đạt

Xem thêm: