Tạp chí Forbes của Mỹ mới đây đã công bố bảng xếp hạng những nhân vật quyền lực nhất thế giới năm 2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thay thế vị trí của Tổng thống Nga Putin, trở thành người có quyền lực nhất trong bảng xếp hạng của Forbes. Tuy nhiên điều kỳ lạ là, sau khi đăng tải thông tin về bảng xếp hạng này, truyền thông tại Trung Quốc Đại lục đã đồng loạt gỡ bỏ.

đoàn thanh niên
Ông Tập Cận Bình (Ảnh từ sina.com)

Ngày 8/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên đứng đầu danh sách “Bảng xếp hạng người quyền lực nhất thế giới năm 2018” của Tạp chí Forbes (Mỹ), vượt lên Tổng thống Nga Puntin – người đứng đầu bảng xếp hạng trong 4 năm liền. Năm ngoái, ông Tập Cận Bình đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng này.

Forbes cho biết, năm nay, Trung Quốc đã tiến hành sửa đổi hiến pháp, xóa bỏ hạn chế nhiệm kỳ đối với chức chủ tịch nước, khiến sức ảnh hưởng của ông Tập Cận Bình ngày càng lớn.

Bảng xếp hạng năm nay có 75 người. Tổng thống Nga Putin xếp thứ 2; Tổng thống Mỹ Donald Trump đứng thứ 3; Thủ tướng Đức Angela Merkel đứng thứ 4, và bà cũng là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới.

Điều kỳ lạ là, sau khi thông tin này được nhiều kênh truyền thông Trung Quốc Đại lục đăng tải, đã đồng loạt gỡ bỏ. Trên trang tin Sina có thể tìm được bài của Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) có tựa đề “Truyền thông Mỹ công bố bảng xếp hạng nhân vật có ảnh hưởng nhất thế giới: Tập Cận Bình đứng thứ nhất”, nhưng khi bấm vào liên kết thì bài viết đã không còn nữa.

Tờ “Tin hot phương Đông” của trang Eastday (trụ sở tại Thượng Hải) cũng đăng bài viết “Forbes công bố bảng xếp hạng nhân vật quyền lực nhất thế giới – Tập Cận Bình đứng đầu bảng”. Khi bấm vào liên kết thì cũng không thể truy cập được vào bài viết. 

Tuy nhiên Bảng xếp hạng khác về doanh nhân và CEO được báo chí Trung Quốc đưa tin lại vẫn truy cập được bình thường. Ngoài ra, các bản tin về bảng xếp hạng năm ngoái của Forbes trên các trang mạng vẫn còn.

Ngày 14/5, Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, hành động xóa bỏ này hiển nhiên không phải là tự phát của các kênh truyền thông, mà là chỉ định của cơ quan tuyên truyền, cơ quan quản lý mạng internet của chính quyền Trung Quốc, mệnh lệnh có thể là từ cấp cao.

Trước đó, Nhật báo Apple (Hồng Kông) đưa tin, tờ tạp chí Mỹ có hàng trăm năm tuổi này từ năm 2014 đã đổi chủ, do Integrated Whale Media Investments của Hồng Kông nắm giữ 95% cổ phần của công ty mẹ của Tạp chí Forbes, một nhà đầu tư khác là Tạ Vĩ Kỳ (Xie Weiqi) là một trong những người sáng lập hãng máy tính ASUS. Theo Apple Daily, tạp chí này từ lâu đã bị xem là tờ tạp chí giả quốc tế “da trắng tim vàng”.

Bài báo chỉ trích, sau khi tờ tạp chí này rơi vào tay người gốc Hoa, thì ngày càng thân cận với Bắc Kinh hơn, tiêu chuẩn bình chọn chỉ chú trọng vào “số lượng kinh tế” mà không suy xét đến “chất lượng chính trị”, trong khi chính quyền Trung Quốc cũng rất cần có những “tờ báo có quyền uy” như thế này. Forbes và một số học giả phương Tây bị vẻ ngoài của nền kinh tế phồn vinh của Trung Quốc che đậy sự thật, mà không nhìn được vấn đề phía sau. Xếp ông Tập Cận Bình đứng đầu bảng xếp hạng người quyền lực nhất thế giới, thực ra là điều không đáng để khẳng định.

Nhà bình luận thời sự Lâm Hòa Lập tại Hồng Kông cho biết, Forbes dùng tiêu chuẩn lượng chứ không đánh giá về chất để đưa ra bảng xếp hạng, là điều không có gì đáng để nói, cũng là điều thật kỳ quặc. Đặc biệt là sau khi Forbes có cổ phần của người Hoa, thì việc nịnh Bắc Kinh là điều không thể tránh khỏi.

Forbes là một Tạp tại Mỹ, có lịch sử từ năm 1917. Những năm 60 của thế kỷ trước, tạp chí này trở thành một tạp chí chính, lượng độc giả tại Mỹ đã vượt qua con số 6 triệu, từ năm 2008 đến nay, tạp chí này đã phát hành đến 68 nước trên thế giới với 21 ngôn ngữ khác nhau. Nhưng dưới sự tấn công của các kênh truyền thông mới, sự phát triển của tạp chí này dường như không còn thuận lợi nữa.

Huệ Anh

Xem thêm: