Gần đây, nữ tuyển thủ quần vợt Bành Soái của Trung Quốc đã gây bùng nổ khi tiết lộ bị cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ chơi trò sở khanh và bỏ rơi. Liệu số phận cô Bành Soái có như nhiều nhà bất đồng chính kiến khác ở Trung Quốc: bị quản chế và giam giữ nhân danh bệnh tâm thần – một loại “bệnh tâm thần chính trị bản sắc Trung Quốc”?

Screen Shot 2021 11 06 at 11.38.56 AM 1
Gần đây nữ tuyển thủ quần vợt Bành Soái của Trung Quốc đã gây bùng nổ khi tiết lộ bị cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ chơi trò sở khanh và bỏ rơi. (Ảnh ghép)

Trước thềm Hội nghị toàn thể lần thứ 6 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 19, tin tức nóng nhất Trung Quốc phải kể là sự kiện “me too” của ngôi sao quần vợt Trung Quốc Bành Soái (Peng Shuai), sự kiện đã gây kinh động chính trị ở Trung Nam Hải. Một tuần sau lại có màn kinh động khác trong tố cáo tội cưỡng dâm của giám đốc Sở Quốc an Thượng Hải.

Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc” lâu nay quảng bá hình tượng đề cao phụ nữ căn bản là giả dối. Sau khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền vẫn không từ bỏ bản chất thổ phỉ rừng rú. Mao Trạch Đông miệng rêu rao dân chủ và quyền bình đẳng để lừa người dân Trung Quốc, thực tế giới chóp bu ĐCSTQ chỉ xem phụ nữ như đồ chơi, hồi Mao Trạch Đông [xây dựng ĐCSTQ trên ‘thánh địa cách mạng’ ở Diên An đã chơi quân bài “giải phóng phụ nữ” để giới tinh anh phụ nữ cấp cao từ khắp Trung Quốc tin vào lý tưởng Utopia của ĐCSTQ, tấp nập kéo nhau đến Diên An tham gia cách mạng, cuối cùng thành trò chơi cho “giai cấp công nhân” cấp cao ĐCSTQ.

Năm 1949 sau khi thành lập, ĐCSTQ đã thu gom mỹ nữ dựng lên đoàn nghệ thuật, đơn giản đó là hậu cung của hoàng đế Mao Trạch Đông, với đà tiến mỹ nữ ngày càng nhiều, đội nghệ thuật đành mở mang phát triển đến tận Đài truyền hình Trung ương và các loại sân khấu truyền hình khác, truyền thông Hồng Kông từng đưa tin nữ ca sĩ Thang Sán (Tang Can) cùng lúc bị 3 lãnh đạo cấp cao để mắt, bị buộc biến thành “của chung”.

Người dân Trung Quốc không ai tin trò rêu rao kẻ quyền quý trong ĐCSTQ không ai có “tam thê tứ thiếp”, Chu Vĩnh Khang đã vào nhà lao không chỉ có “tam thê tứ thiếp” mà chốn hậu cung hắn ta còn hàng trăm mỹ nữ. Còn Lại Tiểu Dân thậm chí còn khoe khoang có một khu vực “hậu cung”, tất cả trẻ nhỏ ở khu đó đều là con hắn. Mỹ nhân quá nhiều phải dùng tiền dàn xếp ổn thỏa, nhưng chia chác không công bằng thì sẽ giống như trường hợp cô Bành Soái, kết cục của Bành Soái chắc chắn là rất thảm, nghe đồn cô đã bị quản chế.

Ở một đất nước không có tự do và nhân quyền thì sẽ không có công lý, không có ai bảo vệ, càng không có “me too”, một cô gái nhỏ bé dám đấu với quan chức cấp cao sẽ chuốc số phận thê thảm, trong scandal của cô gái này ở Trung Quốc khó có thể có chuyện toàn dân đứng lên bảo vệ.

Thử so sánh với một vụ việc năm nay tại Mỹ, ông thống đốc New York không chỉ phải bồi thường mà còn mất chức sau phanh phui hành động không đúng mực với cấp dưới, nhưng tại Trung Quốc dưới cai trị của ĐCSTQ thì ngược lại, đây là lý do tại sao có rất ít phụ nữ Trung Quốc dám lên tiếng khi bị xâm hại tình dục.

Người Trung Quốc coi Mao Trạch Đông là “Quốc phụ”, điều đó ấn định phụ nữ nước này sẽ chỉ có thể sống như chốn địa ngục trần gian, vì bản thân Mao Trạch Đông ngưỡng mộ các hoàng đế Trung Quốc cổ đại.

ĐCSTQ dán nhãn người bất đồng chính kiến ​​là người bệnh tâm thần

Nhà văn Trung Quốc sống lưu vong Trương Nhung từng kể câu chuyện về Mao Trạch Đông. Vào thời kỳ ở Diên An, năm 1937 nhà báo cánh tả người Mỹ Agnes Smedley từng ghé thăm hang động ở đó và nhân tiện giúp viết hồi ký cho một số cán bộ cấp cao ĐCSTQ, người phiên dịch của ĐCSTQ khi đó là Ngô Thảo Thảo (Wu Lili). Cô này từng là người đẹp nổi danh khắp Thượng Hải, Mao Trạch Đông đã say mê ngay từ cái nhìn đầu tiên, dù lúc đó Mao đã có vợ là Hạ Tử Trân, nhưng Hạ Tử Trân cũng chỉ là người vợ thứ ba của Mao, bắt đầu chia sẻ hoạn nạn với Mao khi ở núi Tỉnh Cương. Lúc đó quân của Mao bị quân của Tưởng Giới Thạch truy sát nhưng Hạ Tử Trân luôn ở bên. Hạ Tử Trân kết hôn với Mao trong 10 năm và sinh được cho Mao 10 người con, nhưng thời kỳ này, ĐCSTQ bị Quốc Dân Đảng truy đuổi không thể giữ lại nuôi dưỡng, tản mác trong thời trường kỳ kháng chiến, chỉ còn lại một người là Lý Mẫn (Li Min).

Năm 1938, Mao bất chấp bị Hạ Tử Trân chống đối, kiên quyết sống chung với Ngô Thảo Thảo khiến Hạ Tử Trân bị trầm uất. Mao nảy sinh mưu đồ nhờ Đảng Cộng sản Liên Xô đưa Hạ Tử Trân đến Moscow để phục hồi sức khỏe, nhưng thực ra là xem Hạ Tử Trân như người bệnh tâm thần cần cách ly. Mãi đến năm 1950 khi Mao thiết lập quyền lực chính trị thì Hạ Tử Trân mới được trở về Trung Quốc, nhưng khi đó Mao đã có tình mới là Giang Thanh.

Liệu Bành Soái có vì hô hào “me too” mà phải vào viện tâm thần sau thời gian quản thúc? Hiện chưa thể xác định. Dưới áp lực như vậy thì ngay cả người bình thường cũng sớm muộn sẽ bị bệnh tâm thần. Ở Trung Quốc và Liên Xô cũ, những người bất đồng chính kiến ​​thường bị đưa vào bệnh viện tâm thần. Gần đây lại có tin đồn ĐCSTQ bức hại các học viên Pháp Luân Công và ép dùng thuốc, người không bệnh cũng thành bị bệnh tâm thần, có ít nhất hơn 100 cơ sở chuyên tạo ra bệnh tâm thần như vậy.

Gần đây, Bệnh viện Nhân dân Trịnh Châu của ĐCSTQ đã đưa ra một báo cáo cho biết cứ 8 người Trung Quốc thì có một người mắc bệnh tâm thần, tổng số là 180 triệu người mắc bệnh tâm thần. Nguyên nhân không gì khác là do nghèo đói, căng thẳng, lo âu, trầm cảm, không thích ứng được với cuộc sống thay đổi quá nhanh của xã hội. Đặc biệt dưới hệ thống giám sát kỹ thuật số và đặc vụ ĐCSTQ, có rất nhiều người Trung Quốc luôn sống trong ảo giác bị theo dõi bức hại, nếu cộng thêm chứng “bệnh tâm thần chính trị” mà ĐCSTQ đã tạo ra thì con số có lẽ còn cao hơn rất nhiều.

Vào năm 2013, theo yêu cầu của Tổ chức Y tế Thế giới, ĐCSTQ đã thông qua Luật Sức khỏe Tâm thần để mở rộng cho hợp lý số lượng giường bệnh tâm thần. Tuy nhiên, ở Trung Quốc những người bất đồng chính kiến đều bị bắt giam nhân danh mắc bệnh tâm thần, những người bình thường này sau một thời gian bị tiêm thuốc tại bệnh viện cuối cùng cũng thực sự trở thành bệnh nhân tâm thần, đây là “bệnh tâm thần chính trị đặc sắc Trung Quốc”, ĐCSTQ luôn dùng thủ đoạn này để đối phó với những người bất đồng chính kiến – thứ thủ đoạn còn đáng sợ hơn đi đày hay cải tạo lao động.

Hồng Bác Học, Vision Times

(Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả. Bài được People News Đài Loan trao quyền cho Vision Times đăng lại.)

Xem thêm: