Chính quyền Trung Quốc coi người mắc bệnh bạch cầu sau khi tiêm vắc-xin và người nhà của họ là đối tượng để duy trì ổn định. Những người bị bệnh nói với Epoch Times rằng chính quyền địa phương làm khó dễ trăm điều đối với những yêu cầu chính đáng của họ, thậm chí làm giả hồ sơ bệnh. Tuy nhiên, họ cho biết họ sẽ kiên trì đòi quyền lợi.

13653461 ebf0 4dd3 af8a 5d01383183ae
Ông Tề Nghĩa Quần (Qi Yiqun), một cư dân ở quận Đông Lệ, thành phố Thiên Tân, nói với RFA hôm thứ Năm (2/5) rằng cô con gái 9 tuổi Tề Vũ Thần (Qi Yuchen) của ông đã có các triệu chứng vào ngày hôm sau sau khi tiêm liều thứ hai của vắc-xin virus corona mới vào ngày 24/12 năm ngoái, và sau đó được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. (Ảnh do gia đình Tề Vũ Thần cung cấp cho RFA)

CDC và các bệnh viện hợp lực để gian lận hồ sơ y tế

Một trong những người được phỏng vấn, ông Cung, đã gặp phải một sự cố đặc biệt. Ông nói với Epoch Times rằng Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Tế Nam bắt tay với bệnh viện, làm giả hồ sơ y tế của ông, làm giả từ thời điểm tiêm chủng đến hồ sơ lời khai của bệnh nhân.

“Ông ta (người của CDC) đã đến bệnh viện gặp tôi một lần và nói rằng sẽ yêu cầu bệnh viện làm hồ sơ bệnh án trước, sau đó sẽ điều tra và chẩn đoán cho tôi.”

Ông Cung nói: “Tôi xem qua hồ sơ bệnh án thì bị làm giả. Khi đó tôi nói về việc tiêm vắc-xin ngày 8/5, nhưng nó đã bị thay đổi và ghi ngày 5 đến ngày 8 (nhưng không ghi vắc-xin), bên dưới còn ghi nguyên nhân gây ra bệnh không rõ ràng.” 

“Tuy nhiên, khi điều tra chẩn đoán, tôi có ghi âm, ông ấy (chuyên gia) đã thừa nhận điều đó, có chuyên gia nói, đúng là do tiêm chủng dẫn đến mắc bệnh (bệnh bạch cầu).”

Ông Cung nói rằng lời khai về ông được ghi trong hồ sơ bệnh án khác với những gì ông tự nói và không cho ông ký vào bản tường thuật.

“(Trong quá trình điều tra và chẩn đoán) ông ta đã thừa nhận, nhưng trong kết luận điều tra và chẩn đoán thì ông ta lại không thừa nhận. Tôi biết rằng họ đã đã làm giả rất nhiều thông tin trong tờ khai,” ông Cung nhấn mạnh.

Ông nói: “Những người làm những việc cụ thể này hoàn toàn phục vụ chính quyền, bên trên yêu cầu họ làm gì thì họ làm đó. Họ không nghĩ đến những người dân thường. Đó có thể là một chuỗi lợi ích.”

Ông Cung chỉ ra rằng cách làm của chính quyền là quá vô lương tâm, họ đang đùa cợt cuộc sống của những người dân bình thường, là đang bắt nạt những nhóm người dễ bị tổn thương.

Người nhà của cô Chung (đã qua đời) nói với Epoch Times rằng đơn vị làm việc của chú mình có người thuộc CDC địa phương. Người chú nói với anh rằng chính quyền rất cứng rắn trong việc không thừa nhận bệnh bạch cầu do vắc-xin. Ngay trước cuộc họp báo của ĐCSTQ vào ngày 27/5, “nội bộ của họ rất cứng rắn về vấn đề này”.

Vào ngày 27/5, ông Vương Hoa Khánh, chuyên gia chính của chương trình tiêm chủng thuộc CDC Trung Quốc, đã trả lời rằng để phán đoán phản ứng không tốt của vắc-xin, thì cần cân nhắc đến các yếu tố ở 6 phương diện như thời gian và cường độ liên quan, v.v.

Cách đây vài ngày, Thư ngỏ của nhóm người bị nghi ngờ mắc bệnh bạch cầu do tiêm chủngdo các bệnh nhân viết, đã đề cập đến việc hàng ngàn trường hợp được thống kê một cách tự phát, và dữ liệu cho thấy bệnh bạch cầu và vắc-xin có liên quan với nhau, nhưng do nhiều yếu tố khác nhau, nhóm chuyên gia địa phương đã không dám mạo hiểm đưa ra kết luận là do tác dụng phụ của vắc-xin.

Người mắc bệnh, người mất người thân trở thành đối tượng bị ĐCSTQ “duy trì ổn định”

Thay vì bày tỏ sự thông cảm và an ủi những người mắc bệnh ung thư máu sau khi tiêm vắc-xin hoặc người nhà của họ, thì chính quyền Trung Quốc lại tăng cường giám sát, ngăn chặn việc khiếu nại, thậm chí buộc họ rút khỏi các nhóm trên mạng xã hội, cấm họ nói về vắc-xin và bệnh bạch cầu.

Ông Cung nói rằng ông đã trở thành đối tượng bị ĐCSTQ duy trì ổn định. Ông kể rằng một ngày trong tháng 4, người của đồn cảnh sát đến nhà ông nói rằng ông không được khiếu nại, họ cũng kiểm tra điện thoại di động của ông, nói rằng có những chủ đề nhạy cảm trong nhóm trên mạng xã hội mà ông tham gia, và buộc ông phải ra khỏi các nhóm.

Theo ông Cung, ông không phải là người duy nhất bị cảnh sát buộc phải ra khỏi các nhóm. Trước khi ông bị buộc phải ra khỏi nhóm, một số người trong nhóm của ông ấy nói rằng đồn cảnh sát đã gọi cho họ, và một số người nói rằng đồn cảnh sát đã đến gặp họ và yêu cầu họ rời khỏi nhóm và không lên mạng.

Chồng của bà Chung đã qua đời cũng nói rằng hiện ông đang bị người của phòng cảnh vụ theo dõi.

“(Cảnh sát) thỉnh thoảng gọi điện hoặc đến nhà tôi vì họ cũng sợ tôi trực tiếp đi khiếu nại,” ông nói.

Về hành động của cảnh sát ĐCSTQ, ông Cung bày tỏ quan điểm cá nhân: “Đó là một cuộc đàn áp trên toàn quốc, và bây giờ (chúng tôi) không thể bảo vệ được quyền lợi.”

Ông Cung nói: “Nếu họ nói rằng họ không sợ gì trong lòng, họ nên để chúng tôi nói về tình hình của chúng tôi, và họ sẽ không áp dụng phương pháp (đàn áp) này.”

Những người viết “Thư ngỏ” cũng trải qua cảnh ngộ mà những người được Epoch Times phỏng vấn gặp phải. Họ kể rằng đã đến chính quyền địa phương hoặc tỉnh, thậm chí cả Bắc Kinh để kiến ​​nghị, nhưng đã bị đối xử một cách thô bạo, bị coi là đối tượng đàn áp và duy trì sự ổn định.

Dù khó khăn, người nhà nạn nhân không từ bỏ đòi quyền lợi

Cách làm duy trì ổn định từ trên xuống dưới của ĐCSTQ là nhằm chặn thông tin thật và gây ra nhiều trở ngại khác nhau cho bản thân hoặc gia đình người mắc bệnh bạch cầu bảo vệ quyền của họ.

Ông Cung cho biết, một người ở gần ông bị mắc bệnh bạch cầu sau khi tiêm vắc-xin đã nhờ hiệp hội y tế làm giám định, nhưng hiệp hội y tế không làm giám định cho.

Bản thân ông Cung đã gọi điện đến số 12345 và đến gặp hiệp hội y tế. Tuy nhiên, “Tìm đến bất cứ phòng ban nào cũng không có ai quản, cứ đá bóng qua lại”.

Ông nói với Epoch Times rằng sau khi trường hợp bệnh của ông bị làm giả hồ sơ, chính quyền thành phố Tế Nam đã để ông đi làm giám định. Tuy nhiên, ông không đi. Ông cho rằng vì cán bộ làm giả hồ sơ bệnh án nên dù có đi giám định thì cũng không có kết quả công bằng, vì “họ (cơ quan chức năng) không muốn giám định ra kết quả (khách quan) cho bạn”.

Kết quả giám định của cô Doãn, người vẫn ở trong viện điều trị, đã nghiệm chứng lời nói của ông Cung.

Chồng của cô Doãn là ông Trương nói rằng chính quyền cũng đã tiến hành giám định và kết luận rằng đó là “trùng hợp ngẫu nhiên”.

Ông Trương nói: “Trùng hợp có nghĩa là khi chúng ta tiêm chủng, căn bệnh này (bệnh bạch cầu) đang ở giai đoạn khởi phát và nó chỉ là ngẫu nhiên trùng hợp; điều đó có nghĩa là bạn sẽ mắc bệnh này ngay cả khi không tiêm vắc-xin, không liên quan gì đến việc vắc-xin, họ phủi sạch liên hệ với vắc-xin.” 

“Họ (chính quyền) không thể thừa nhận điều đó, nhưng dù họ không thừa nhận cũng không được, dù thế nào cũng phải đi tìm họ.” Ông Trương nói rằng sẽ không từ bỏ việc đòi quyền lợi.

Người chồng của cô Chung (đã qua đời) yêu cầu cơ quan chức năng xác định rõ nguyên nhân khiến vợ ông bị ung thư máu (bệnh bạch cầu). Nhưng CDC Trung Quốc yêu cầu ông ngoài dữ liệu ca bệnh của bệnh viện, còn phải trình ra báo cáo y tế của cô Chung trong 5 năm qua, đặc biệt là liệu cô có thực hiện xét nghiệm máu định kỳ hay không.

Hai ngày trước cuộc phỏng vấn với phóng viên, ông đã hoàn thành tất cả các hồ sơ bệnh án cần thiết và trình cho CDC, nhưng ông vẫn không có tài liệu của cuộc họp đa ngành do bệnh viện tổ chức để thảo luận về biến chứng bệnh bạch cầu, “hiện giờ không lấy được, vì CDC đã trực tiếp đến bệnh viện và lấy tất cả các nguyên liệu thô, bao gồm cả bản ghi âm, để làm luận chứng cho các chuyên gia đa ngành.”

Ông nói rằng các luật sư hiện sợ tham gia vào các trường hợp mắc bệnh bạch cầu do tiêm chủng. Vì vậy, ông không thể thuê luật sư và chỉ có thể nhờ luật sư tư vấn ở một số khía cạnh.

Mặc dù con đường làm giám định sẽ rất khó khăn nhưng ông nói sẽ không bao giờ bỏ cuộc: “Dù sao con đường này cũng không dễ đi, không dễ đi thì vẫn phải đi! Từ từ mà đi vậy! Tôi chắc chắn sẽ tiếp tục đi, vì (vợ) của tôi đã không còn nữa.”

Chuyên gia: Các nhóm liên quan đang có hoàn cảnh khó khăn, cần được quan tâm, giúp đỡ

Thư ngỏ” nói rằng các loại vắc xin họ tiêm chủ yếu là vắc-xin Sinovac Biotech, ngoài ra còn có như vắc-xin bất hoạt của Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Sinopharm (vắc-xin BBIBP) thuộc Tập đoàn Sinopharm và vắc-xin của Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Vũ Hán (WIBP) thuộc tập đoàn Sinopharm, vắc-xin BBIBP do Viện nghiên cứu Sinh phẩm Trường Xuân (Changchun Institute of Biological Products) sản xuất và vắc-xin của Zhifei Biological, v.v. … Hầu hết mọi người đều gặp vấn đề sau khi mũi tiêm thứ 2. Khi họ được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, họ đã báo cáo cho CDC địa phương để xin giám định, và nhiều kết quả giám do các chuyên gia ở nhiều nơi đưa ra đều “không có ngoại lệ“, đều là “trùng hợp ngẫu nhiên“.

Bà Đổng Vũ Hồng, một nhà virus học châu Âu và là nhà khoa học trưởng của một công ty công nghệ sinh học, lấy làm tiếc về điều này. Bà đã xem xét hồ sơ của hơn 1.000 trường hợp phản ứng không tốt do vắc-xin, và cho rằng hồ sơ đáp ứng các yếu tố của báo cáo các trường hợp phản ứng không tốt. Trong đó, các bệnh được chẩn đoán nhiều nhất là bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính và bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính.

Trong chương trình “Sức khỏe 1 + 1” của Epoch Times, bà Đổng Vũ Hồng đã phân tích, “Những bệnh nhân này vẫn chưa hồi phục hoặc cải thiện, hầu hết (bệnh bạch cầu) đang được điều trị, hoặc cần cấy ghép, hoặc đang hóa trị, họ đã nộp đơn lên cơ quan y tế địa phương để được hỗ trợ, nhưng không nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ. Họ có hoàn cảnh khó khăn, thuộc nhóm dễ bị tổn thương, cần được các bác sĩ, nhân viên y tế và các đơn vị liên quan quan tâm, giúp đỡ.”

Theo Lâm Thanh, Thường Xuân / Epoch Times