Ngày 11/6/2021 vừa qua, Minghui.org, cổng thông tin của người tập Pháp Luân Công ở hải ngoại thường xuyên đăng tải bằng chứng trực tiếp từ nguồn tin sơ cấp (nhân chứng trực tiếp) tại Trung Quốc Đại lục về cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đưa tin về trường hợp bà Kháng Kim Anh, độ tuổi 60, từng bị giam giữ và tra tấn trong tù vì tập Pháp Luân Công. Theo đó ngày 14/5, bà Kháng Kim Anh đã tự bào chữa thành công tại Tòa án Thành phố Cách Nhĩ Mộc, Thanh Hải, khi Cục An ninh Xã hội định chiếm đoạt lương hưu của bà trong 2,5 năm bà bị giam giữ.

Bà Kháng Kim Anh là cư dân tại thành phố Cách Nhĩ Mộc, Thanh Hải, Tây Bắc Trung Quốc. Sau khi bị bắt vào tháng 3/2017 vì tập Pháp Luân Công, bà Kháng bị giam giữ 2,5 năm trong tù. Tháng 9/2019, bà được thả tự do. Tuy nhiên vào tháng 12/2020, bà nhận được giấy của Cục An ninh Xã hội, yêu cầu bà trả lại khoản lương hưu đã cấp cho bà trong 2,5 năm bà bị giam giữ.

Dưới chính sách đàn áp của chế độ cộng sản Trung Quốc trong nhiều năm qua, việc cắt lương, bắt nộp phạt, yêu cầu trả lại lương hưu và các chính sách liên đới người thân thường xuyên xảy ra đối với người tập Pháp Luân Công. Tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của nó cũng tùy thuộc vào vùng địa lý.

Nhận thấy yêu cầu này của Cục An ninh Xã hội là trái pháp luật, bà Kháng đã từ chối. Ngày 20/4/2021, bà nhận được trát hầu tòa và được biết Cục An ninh Xã hội đã kiện bà vì tội “làm giàu bất chính”. Cụ thể, Cục An ninh Xã hội yêu cầu bà Kháng trả lại các khoản trợ cấp hưu trí tổng cộng 128.000 nhân dân tệ.

Trong phiên điều trần vào ngày 14/5, dù tuổi cao, bà Kháng đã tự bào chữa cho mình, yêu cầu hủy bỏ vụ án do không có cơ sở pháp lý. Bà tập trung vào các lý do sau:

  • Vụ án không thuộc phạm vi tố tụng dân sự. Bị đơn và nguyên đơn không có tranh chấp dân sự, và bị đơn cũng không nợ nguyên đơn.
  • Lương hưu là tài sản cá nhân, không phải là tài sản của nhà nước. Hệ thống lương hưu dựa trên quan hệ hợp đồng lao động và yêu cầu cả người sử dụng lao động và người lao động phải đóng góp. Do đó đây là tài sản tư nhân được Hiến pháp bảo vệ. Không có tổ chức hoặc cá nhân nào được phép tịch thu lương hưu nếu cá nhân hội đủ tiêu chuẩn nhận lương hưu theo pháp luật quy định.
  • Lương hưu là tài sản của công dân được bảo vệ bởi Hiến pháp, Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội. Do đó việc khấu trừ lương hưu trong thời gian bị giam giữ vi phạm Hiến pháp và các luật khác.

Trong cuộc tranh luận cuối cùng trước tòa, phía Cục An ninh Xã hội đã đưa ra quan điểm: “Vì bị đơn đã ngồi tù và được quản lý nhà tù cung cấp chi phí hàng ngày theo Luật Nhà tù, bị đơn không còn đủ điều kiện nhận lương hưu.”

Bà Kháng đã tự lập luận như sau:

“Nếu nhà nước nói rằng bị đơn phải tự trả chi phí sinh hoạt của mình trong thời gian bị tù giam, thì việc thu phí là do một cơ quan tài chính của chính phủ thực hiện, mà không phải Cục An ninh Xã hội. Thêm vào đó, lương hưu không phải là chi phí sinh hoạt hay chi phí ‘đảm bảo cuộc sống tối thiểu’. Nó thuộc về gia đình của bị đơn, bao gồm cả chi phí để chăm sóc người già và nuôi dạy con trẻ. Nếu bị tước quyền này với lý do chi phí sinh hoạt hàng ngày đã được cung cấp trong thời gian bị giam giữ, thì bị đơn đã bị tước quyền sống cơ bản, quyền giáo dục con cái và chăm sóc người già. Điều này vi phạm nhân quyền nhân văn cơ bản.”

Bá Kháng cũng yêu cầu mọi người ở tòa lưu ý rằng việc bà bị giam giữ là do bà tập Pháp Luân Công chứ không phải do bà phạm pháp. Trong quá khứ, bà bị bệnh tật, cãi nhau với đồng nghiệp, mâu thuẫn với con cái, và cảm thấy cuộc sống khốn khổ. Để cố gắng trở thành người tốt hơn và tiết kiệm chi phí y tế, bà đã bắt đầu tập Pháp Luân Công và nhận thấy những thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, vì niềm tin của mình, bà đã bị giam giữ, bị tra tấn thể xác, bị bức hại tài chính, đồng thời gia đình bà đã phải chịu đựng rất nhiều.

Ngày 31/5, bà Kháng nhận được phán quyết của tòa (số “2021 – Vụ án Dân sự Thanh Hải 2801 liên quan đến Vụ án 1083”). Theo đó, Cục An ninh Xã hội đã yêu cầu rút lại đơn kiện dân sự vào ngày 31/5/2021.

Theo những người trong cuộc, thẩm phán đã dành nhiều thời gian để đánh giá vụ án và thậm chí đã đến tỉnh lỵ để họp với tòa án tỉnh. Kết luận là Tòa án Thành phố Cách Nhĩ Mộc không nên xử vụ này. Do đó, Cục An ninh Xã hội đã chủ động rút lại đơn kiện.

Trong những năm gần đây, mặc dù vẫn còn bị đàn áp tại nhiều nơi, người tập Pháp Luân Công cùng nhiều luật sư nhân quyền của Trung Quốc đã phối hợp để bào chữa vô tội trong nhiều phiên tòa xét xử người tập Pháp Luân Công phi pháp. Mức độ thành công của các phiên tòa này phụ thuộc vào sự hiểu biết của các viên chức chính phủ và các thẩm phán địa phương, cũng như sự đồng lõa hay phản đối của họ đối với cuộc đàn áp tại địa phương sở tại. Trong trường hợp xấu nhất, các luật sư nhân quyền cũng bị đe dọa, bịt miệng hoặc bị bắt giữ. Điều tương tự cũng xảy ra đối với những tín ngưỡng khác.

Luật sư nhân quyền Cao Trí Thịnh - Kỳ cuối: Một di sản về lòng nhẫn nại và dũng khí
Một số luật sư nhân quyền đầu tiên dám vượt qua rào cản của Đảng Cộng sản Trung Quốc và lên tiếng phản đối đàn áp tín ngưỡng.
Luật sư nhân quyền Trung Quốc bị cấm bào chữa cho tù nhân lương tâm
Một phiên tòa xét xử tù nhân lương tâm tại Tòa án nhân dân khu Hoài Thượng, thành phố Bạng Phụ, tỉnh An Huy. (Ảnh: Bitter Winter)

Minh Nhật biên tập

Xem thêm:

Mời xem video: