Một phụ nữ sống tại miền trung Trung Quốc được tìm thấy đã chết dưới đống đổ nát sau khi mất tích 21 ngày từ vụ giải tỏa nhà. Gia đình nạn nhân cáo buộc chính quyền địa phương đã chôn sống bà.

Gong Xuehui, một nông dân 60 tuổi, mất tích từ ngày 16/6, sau khi hàng trăm cán bộ và công an mặc đồng phục đen, mang băng tay đỏ cưỡng chế san bằng căn nhà bốn tầng của bà.

Báo cáo điều tra của thành phố vào ngày 12/7 cho thấy có 4 thành viên và 23 cán bộ bao gồm Thư ký Ủy ban và Chủ tịch Quận phạm tội vô ý. Tuy nhiên, không có hành động pháp lý nào được thực hiện.

Tiểu bang thông báo: “Văn phòng Quận địa phương, theo yêu cầu của Ủy ban làng Mount Chazi, tiến hành giải tỏa nhà bất hợp pháp, và trong khi bất cẩn đã khiến vụ chết người xảy ra”.

Các thành viên trong gia đình bà Gong đã bị kéo ra khỏi nhà và đẩy lên những chiếc xe buýt khác nhau. Họ chỉ được thả ra sau khi việc giải tỏa kết thúc chóng vánh, không ai tìm thấy bà Gong ở đâu.

Họ bắt đầu tìm kiếm trong vô vọng, sử dụng tất cả các cách có thể – họ đến Ủy ban làng, văn phòng giải tỏa, các bệnh viện khác nhau và trung tâm giam giữ, và hỏi thông tin từ cảnh sát mỗi ngày trong cả tuần, nhưng không có dấu vết gì của bà Gong.

 Bà Gong Xuehui bị kéo lê trên mặt đất trong cuộc đối đầu với những người xúc tiến bán đất của họ vào tháng 4/2014.

Bà Gong Xuehui bị kéo lê trên mặt đất trong cuộc đối đầu với những người xúc tiến bán đất của họ vào tháng 4/2014.

Gia đình nạn nhân cho biết các quan chức địa phương đã ra sức ngăn cản họ tìm kiếm trong đống tàn tích của căn nhà. Con trai cả của bà Gong nói với Thời báo Bắc Kinh rằng Bí thư Đảng địa phương Wan Zhi đã nhiều lần từ chối yêu cầu tìm kiếm trong căn nhà bị giải tỏa.

Những cán bộ này cũng từ chối yêu cầu cho nhân viên đào bới của Ủy ban phụ giúp gia đình họ.

Theo NetEase, một người tên Yang đã nói rằng: “70 đến 80 người với 8 ngọn đèn pin kiểm tra căn nhà hàng chục lần, không thể nào còn người dưới đó”.

Những tài xế điều khiển xe máy xúc địa phương cũng di chuyển xe ra khỏi hiện trường hết chiếc này đến chiếc khác, có thể vì lo sợ hậu quả. Người tài xế đầu tiên giúp đỡ gia đình người bị nạn đã bị cho thôi việc ngay sau một cú điện thoại.

Theo NetEase, Yang nhớ lại lời nói của người tài xế này: “Tôi vẫn cần phải làm việc ở đây… Tôi không thể khiến họ bực mình được.”

3 tuần sau đó, ngày 7/7, cuối cùng gia đình bà Gong cũng tìm được một tài xế xe kéo sẵn lòng giúp họ. Với sự giúp đỡ của người tài xế này, họ nhanh chóng tìm thấy một bàn tay từ đống đổ nát trước khi nhận ra bộ đồ màu đỏ bà Gong mặc vào ngày căn nhà bị giải tỏa. Thi thể bà Gong được kéo ra bởi cảnh sát và hỏa táng vào ngày hôm sau.

Những người hàng xóm cho biết bà Gong là một phụ nữ dịu dàng, thích chơi mạt chượt và thỉnh thoảng chia sẻ rau nhà bà trồng với họ.

Theo Tin tức Bắc Kinh, làng Mountain Chazi là một trong 20 mục tiêu chính của một dự án có tên “Tái cấu trúc làng trong thành phố” bắt đầu từ năm 2015. Bà Gong muốn được đền bù cao hơn, bà cùng với 11 hộ gia đình khác từ chối hợp đồng di dời.

Cuộc điều tra của thành phố Trường Sa đã kết luận việc cưỡng bức giải tỏa được 63 đại diện của làng biểu quyết là “bất hợp pháp”.

Ông huang Qi, một nhà hoạt động nhân quyền tại Tứ Xuyên nói với đài Châu Á Tự Do rằng “Mức đền bù mà chính quyền địa phương đưa ra cho việc trưng dụng đất thông thường chỉ bằng khoảng 1/10 giá trị thị trường”.

Những người sử dụng Weibo bày tỏ sự phẫn nộ. “Sáu năm kể từ khi tôi sử dụng internet, tôi chưa từng thấy người bị chôn sống vì giải tỏa nhà, bị nghiền nát đến chết dưới máy xúc, những kẻ cướp đã nghiền họ đến chết. Nhưng kỳ lạ là, tôi không thấy bất kỳ báo cáo nào nói về việc chịu trách nhiệm, bị phạt hay thậm chí là một án tù cho chuyện này”.

Theo Epochtimes,

Bảo Minh