Môi trường chính trị Hồng Kông đang xảy ra xáo động, tại đây cũng đang có làn sóng di dân. Theo kết quả của một cuộc khảo sát dân ý của Đại học Trung văn Hồng Kông, mức độ lạc quan của thanh niên đối với xã hội chỉ có 2,95 điểm (trong thang điểm 10); có gần 60% người thành niên cho biết rằng họ hy vọng đến nơi khác để phát triển; còn về kế hoạch đến Vùng vịnh lớn Quảng Đông – Hồng Kông – Ma Cao để phát triển, thì chỉ có 6,5% đồng ý.

Người dân Hồng Kông tập trung biểu tình tại khu mua sắm sầm uất tại Vịnh Đồng La hôm 24/5.
Người dân Hồng Kông tập trung biểu tình tại khu mua sắm sầm uất tại Vịnh Đồng La hôm 24/5/2020. (Ảnh: Vision Times)

Theo Apple Daily đưa tin, Câu lạc bộ Sư tử Quốc tế (Lions Clubs International) đã ủy thác cho Viện nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương Hồng Kông của Đại học Trung văn Hồng Kông, tiến hành khảo sát về nhìn nhận về tương lai của thanh niên Hồng Kông, khảo sát được tiến hành từ tháng Ba đến tháng Tư năm nay. Khảo sát dùng hình thức câu hỏi để tiến hành khảo sát đối với 803 cư dân Hồng Kông độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi. Kết quả cho thấy, người được hỏi đều cảm thấy bi quan về việc phát triển cuộc sống của bản thân trong tương lai và cả tương lai của xã hội Hồng Kông, chỉ đạt lần lượt đạt được 4,76 điểm và 2,95 điểm (mức điểm cao nhất là 10 điểm), giảm 20% – 30% so với năm 2018; còn có 57,5% thanh niên được hỏi cho biết họ hy vọng rời Hồng Kông ra nước ngoài phát triển, tăng hơn 10% so với năm 2018 (46,8%). 

Nhiều năm qua, người Hồng Kông bị Chính phủ Hồng Kông cổ súy trở về Vùng vịnh lớn Quảng Đông – Hồng Kông – Ma Cao để phát triển, tuyên truyền rằng “hòa nhập vào sự phát triển của quốc gia”, “nắm lấy cơ hội phát triển”. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 6,5% thanh niên cho rằng đến Vùng vịnh lớn Quảng Đông cũng giống như Hồng Kông và đồng ý đến khu vực này làm việc. Giám đốc Viện nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương Hồng Kông của Đại học Trung văn Hồng Kông, ông Phùng Ứng Khiêm chỉ ra, dữ liệu phản ánh ý muốn đi đến khu Vùng vịnh lớn để phát triển thanh thiếu niên ở mức bình thường. 

Về vấn đề mua nhà, trong khảo sát có 90% người thành niên tự đánh giá hiện tại không có năng lực mua nhà và bất động sản, chỉ có 30% người đồng ý với việc mua nhà là điều kiện đầu tiên để cải thiện đời sống. 

Ngoài ra, trong số người trả lời câu hỏi khảo sát có trình độ giáo dục từ cao đẳng trở lên, khoảng 40% cho rằng sau khi tốt nghiệp chỉ có một nửa cơ hội có thể tìm được công việc như ý, có 24,4% người cho rằng nhất định hoặc đại đa số cơ hội tìm được công việc như ý, con số này vượt xa 2,7% so với cuộc khảo sát năm 2018. 

Khảo sát còn cho thấy, người được hỏi đều phổ biến cho rằng học quá trình học là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai, nhân tố thứ hai là “năng lực đầu tư và quản lý tài chính”, có gần 70% người đồng ý “học quản lý tài chính và đầu tư là rất quan trọng đối với thanh niên”. 

Ông Triệu Vĩnh Giai, Phó viện trưởng Viện Hàn lâm và Khoa học xã hội Đại học Giáo dục Hồng Kông phân tích, con số khảo sát đã phản ánh thanh niên cho rằng quá trình học đã không còn là nhu cầu duy nhất để phát triển hướng lên, mà còn cần cả những năng lực khác như đầu tư và quản lý tài chính.

Lý Tùng Nhi, Vision Times

Xem thêm: