Ngày 29/4, Chính quyền Trung Quốc thông báo có 11 ca nhiễm mới trong ngày, trong đó 10 ca là thành viên phi hành đoàn của một tàu chở hàng từ Ấn Độ có đăng ký Hồng Kông cập cảng Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang. Làn sóng virus viêm phổi Vũ Hán bùng phát đầu tiên ở Trung Quốc, lan ra nước ngoài, sau đó lại từ Ấn Độ quay về tấn công Trung Quốc.

shutterstock 1961421103
Thi thể người bệnh COVID-19 tại Ấn Độ (Ảnh: Sumit Saraswat / Shutterstock)

10 ca nhiễm trên tàu chở hàng từ Ấn Độ truyền vào Chiết Giang

Hiện nay, khi mà dịch bệnh đang bùng phát mạnh mẽ ở Ấn Độ, thì trên trang web chính thức của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc ngày 29/4 cũng thông báo rằng 20 ca nhiễm mới đã được xác nhận vào ngày 28/4. Các ca nhiễm này phân bố ở Thượng Hải, Sơn Tây, Hồ Bắc, Quảng Đông, Tứ Xuyên và Chiết Giang. Ngoài ra còn có thêm 14 ca không triệu chứng. Hiện vẫn còn 324 bệnh nhân phải nhập viện điều trị, trong đó có 3 ca nguy cấp. Riêng Chiết Giang chiếm 11 ca nhiễm mới và 1 ca không triệu chứng, tất cả đều là từ Ấn Độ truyền vào.

Ủy ban Y tế thành phố Chu Sơn, Chiết Giang cũng có báo cáo tương tự, 11 thành viên thủy thủ đoàn trên con tàu chở hàng “Hoa Dương Triêu Dương” có đăng ký Hồng Kông gần đây đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Vào ngày 28/4, nhóm chuyên gia đã xem xét và xác định rằng có 10 ca nhiễm đã xác nhận và 1 ca không triệu chứng.

Theo báo cáo, 11 thuyền viên dương tính với COVID-19 đã được chuyển đến các bệnh viện được chỉ định để chẩn đoán vào ngày 26/4 và điều trị khép kín sau đó, 9 thuyền viên còn lại tiếp tục ở trên tàu để theo dõi. Kể từ năm 2021, tàu chở hàng “Hoa Dương Triêu Dương” có đăng ký Hồng Kông đã nhiều lần ghé các cảng Chittagong của Bangladesh, Kakinada của Ấn Độ, Singapore, Hạ Môn của Trung Quốc…, hiện đang neo đậu cảng Chu Sơn để sửa chữa. Tàu có 20 thuyền viên, tất cả đều mang quốc tịch Trung Quốc.

Mặc dù Ủy ban Y tế thành phố Chu Sơn tuyên bố rằng cho đến nay không tìm thấy người tại địa phương tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân, nhưng người dân vẫn tỏ ra e dè và đặt câu hỏi về sự mờ đục trong thông báo về dịch bệnh do chính quyền ĐCSTQ công bố.

Tiêu chảy, chảy máu miệng và mũi ở những người bị nhiễm bệnh

Làn sóng virus viêm phổi Vũ Hán bùng phát đầu tiên ở Trung Quốc, rồi lan ra nước ngoài, sau đó lại từ Ấn Độ quay về Trung Quốc, đây là điều không thể xem thường.

Dữ liệu do Bộ Y tế Ấn Độ công bố vào ngày 29/4 cho thấy có 379.257 ca nhiễm mới, là con số nhiễm trong một ngày cao nhất thế giới, đưa tổng số ca nhiễm tích lũy ở nước này lên 18,38 triệu.

Ấn Độ cũng báo cáo đã có 3.645 ca tử vong do viêm phổi Vũ Hán, một kỷ lục đáng buồn nữa về số các ca tử vong cao nhất thế giới trong một ngày kể từ khi đại dịch bùng phát cho tới nay. Như vậy tổng số người chết tích lũy đến nay ở Ấn Độ đã là 204.832 người.

Tờ Hindustan Times đưa tin, theo phân tích dữ liệu liên quan đến dịch bệnh ở 20 bang đông dân nhất của Ấn Độ, làn sóng dịch bệnh này vẫn chưa đạt đến đỉnh điểm. Nhiều chuyên gia dự đoán phải mất ít nhất ba tuần nữa dịch bệnh mới có thể đạt đến đỉnh điểm.

Virus biến thể “B.1.617” là một trong những nguyên nhân chính gây nên dịch bệnh mất kiểm soát ở Ấn Độ. Cần lưu ý rằng virus biến thể này đã được tìm thấy ở ít nhất 17 quốc gia.

Trước đó, hãng thông tấn ANI của Ấn Độ đưa tin, bác sĩ Chandra tại Trung tâm Y tế Helvetia ở Delhi cho biết, loại virus biến thể mới này không chỉ khiến bệnh nhân cảm thấy đau họng, sốt, đau nhức cơ thể, khứu giác và vị giác kém, mà các triệu chứng khác như tiêu chảy, đau bụng, viêm kết mạc, phát ban trên da, lú lẫn, thậm chí chảy máu mũi miệng cũng xuất hiện trong thời gian này.

Không chỉ vậy, các nhà khoa học Ấn Độ trước đây đã phát hiện ra một loại virus “đột biến ba” mới có tên B.1.618 ở Tây Bengal, là kết hợp của đột biến E484K và D614G trong protein đột biến, có thể né tránh và làm suy yếu phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus, ngoài ra còn có sự sắp xếp lại nhiễm sắc thể của 6 nucleotide (H146del và Y145del).

Hiện vẫn chưa rõ liệu chủng virus “đột biến ba” có khả năng lây nhiễm hay gây chết người hay không và hiệu quả ngăn ngừa virus của các loại vắc-xin hiện có sẽ như thế nào.

Ấn Độ hỗn loạn, ĐCSTQ chớp thời cơ “chấm mút” châu Á

Ngay khi dịch bệnh ở Ấn Độ bị mất kiểm soát, chính quyền ĐCSTQ đã nhân cơ hội để quảng bá ảnh hưởng trong khu vực.

Tờ “Financial Times” của Anh đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến về bệnh dịch ở Ấn Độ vào ngày 27/4, cam kết xóa bỏ “khoảng cách miễn dịch”, phản đối “chủ nghĩa dân tộc vắc-xin” cũng như chính trị hóa virus và dịch bệnh. Phía Trung Quốc đã mời các Bộ trưởng Ngoại giao của Afghanistan, Pakistan, Nepal, Bangladesh, Sri Lanka và các nước Nam Á khác tham dự cuộc họp, chỉ có Ấn Độ là nước duy nhất bị bỏ qua.

Sau khi Chính phủ Hoa Kỳ hứa sẽ giúp đỡ Ấn Độ, kênh truyền thông ĐCSTQ “Thời báo Hoàn Cầu” liền tung ra một bài báo mỉa mai rằng Hoa Kỳ chẳng qua chỉ là “nước mắt cá sấu”.

Về vấn đề này, Đài Á Châu Tự do (RFA) chỉ ra, ĐCSTQ liên tục chỉ trích Hoa Kỳ là “ích kỷ“, nhưng lại né tránh nói về việc hãng hàng không Tứ Xuyên của Trung Quốc đình chỉ hoạt động vận chuyển hàng hóa qua lại Ấn Độ, điều này đã cản trở việc mua nguồn cung cấp y tế của nước này. Nhìn vào hành động “lợi dụng đau khổ của quốc gia này để làm công cụ để châm biếm một quốc gia khác” của ĐCSTQ, thật không có gì lạ khi người dân Ấn Độ đã bóc mẽ đảng này là ích kỷ và vô liêm sỉ.

Phó giáo sư Diệp Diệu Nguyên (Ye Yaoyuan), đồng thời là trưởng khoa Nghiên cứu Quốc tế và Ngôn ngữ học Đương đại tại Đại học St. Thomas, Hoa Kỳ, cũng chia sẻ rằng ĐCSTQ nên có một chút lòng trắc ẩn và đồng cảm, đừng chỉ luôn nói những lời tàn nhẫn như vậy.

Lê Tử Hi, Vision Times

Xem thêm: