Làn sóng biểu tình phản đối Dự luật dẫn độ của người Hồng Kông không ngừng leo thang và vẫn đang là tâm điểm của truyền thông quốc tế. Gần đây, Ngoại trưởng Vương Nghị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gửi văn bản cho nhiều hãng truyền thông nước ngoài nhằm nỗ lực gây ảnh hưởng định hướng dư luận liên quan đến phong trào biểu tình phản đối Dự luật dẫn độ tại Hồng Kông. Các kênh truyền thông hàng đầu như WSJ, Reuters, AFP và Bloomberg đều nhận được văn bản của ĐCSTQ.

Embed from Getty Images

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Ảnh: Getty Images)

Hồ sơ của Bộ Ngoại giao TQ gửi giới truyền thông quốc tế

Ngày 21/8, hãng thông tấn Bloomberg đưa tin cho biết họ nhận được hồ sơ dài đến 43 trang nêu chi tiết thời gian biểu của các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, phía Trung Quốc gọi đó là “Hoạt động bạo lực chà đạp luật pháp”. Hồ sơ chủ yếu trích dẫn quan điểm của truyền thông nhà nước Trung Quốc miêu tả những người phản đối hòa bình tại Hồng Kông là “những kẻ côn đồ”, mô tả Mỹ là “bàn tay đen” đằng sau kích động bạo lực.

Thông tin cho biết, hồ sơ cũng đề cập đến phản ứng của cảnh sát ở nhiều quốc gia khác nhau như Mỹ, Anh và Pháp… khi ứng xử với các hoạt động biểu tình. Họ còn trích dẫn lời của các chính trị gia nước ngoài kêu gọi “người dân Hồng Kông giữ bình tĩnh”, bao gồm cả Bộ trưởng Tư pháp Singapore và các cựu nghị sĩ của Anh.

bieu tinh hk
Hoạt động chống Dự luật dẫn độ của người dân Hồng Kông vẫn diễn tục leo thang (Ảnh: Vision Times)

Kể từ ngày 9/6 đến nay, phong trào biểu tình phản đối Luật dẫn độ ở Hồng Kông ngày càng leo thang và trở thành cuộc biểu tình quy mô lớn nhất kể từ sau khi chuyển chủ quyền Hồng Kông chuyển về Trung Quốc vào năm 1997. Trước cục diện này, Chính phủ Trung Quốc gần đây đã đẩy mạnh thế tấn công vào dư luận nước ngoài với những tin tức giả mạo.

Công khai thúc đẩy hoạt động tạo giả hình ảnh ở nước ngoài

Gần đây, Thời báo New York (NYT) của Mỹ đã trích dẫn trường hợp “phụ nữ Hồng Kông bị bắn vào mắt” làm dẫn chứng, chỉ ra CCTV đưa tin rằng người phụ nữ Hồng Kông này đã bị “đồng đội heo” gây trọng thương, làm mắt bị mù. Nhưng nhiều hãng truyền thông quốc tế đã chỉ ra sự thật là mắt phải người phụ nữ này đã bị trọng thương vì trúng đạn túi vải của cảnh sát (sự kiện ngày 11/8).

Những thông tin công khai cũng cho thấy chính phủ của ĐCSTQ đang đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền sự kiện này ở nước ngoài.

Theo một thông báo vào ngày 16/8 của Mạng mua sắm chính phủ Trung Quốc (CCGP), Công ty TNHH Công nghệ Mạng OneSight (Bắc Kinh) đã nhận 1,2488 triệu nhân dân tệ để phục vụ Dự án tiếp thị Chính phủ “phát triển tài khoản Twitter”. Công ty TNHH Công nghệ Zhipin (Bắc Kinh) cũng đã nhận 1,2 triệu nhân dân tệ để giúp tăng thêm 670 nghìn fan hâm mộ cho trang fanpage Facebook của “Thông tấn xã Trung Quốc”.

Sau khi hai gã khổng lồ mạng xã hội Twitter và Facebook xóa một số lượng lớn tài khoản đáng ngờ thì Bộ Ngoại giao ĐCSTQ đã phản ứng mạnh mẽ rằng người dân Trung Quốc có quyền sử dụng phương tiện truyền thông ở nước ngoài để bày tỏ ý kiến ​​và truyền đạt chính sách của ĐCSTQ.

Người sáng lập Phòng thí nghiệm AI Đài Loan Đỗ Dịch Cẩn chế giễu rằng, “Hoạt động ngụy tạo tin giả có thể được đấu thầu công khai, khi bị phanh phui lại lại giả điên khùng biện luận rằng việc làm thỏa đáng hợp tình lý.”

Ngoài ra còn có cơ quan truyền thông Hồng Kông và phóng viên nước ngoài đã tố cáo việc nhân viên biên phòng Trung Quốc Đại Lục kiểm tra hành lý xách tay của hành khách tại biên giới Thâm Quyến – Hồng Kông, thậm chí yêu cầu người quá cảnh phải cho xem điện thoại di động để tra xem trong điện thoại có chứa thông tin và hình ảnh nào liên quan đến biểu tình ở Hồng Kông hay không.

Đặc biệt mới đây có thông tin chia sẻ về chuyện nhân viên Simon Cheng của Tổng lãnh sự quán Anh tại Hồng Kông đi tham dự một hội nghị thương mại ở Thâm Quyến (ngày 8/8) nhưng đã “mất tích”. Đầu tiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố không biết tình hình, nhưng sau đó cải chính rằng Simon Cheng bị tạm giam 15 ngày, tuy nhiên không nêu rõ lý do giam giữ.

Huệ Anh

Xem thêm: