Tại Nội Mông – Trung Quốc đã bùng phát phong trào “bất tuân dân sự” quy mô lớn sau khi chính quyền thông báo chương trình giáo dục giảng dạy bằng tiếng Mông Cổ phải chuyển sang giảng dạy bằng tiếng Hán. Phong trào thu hút đông đảo giới phụ huynh không cho con ở lại trường học, chỉ trích động thái của nhà chức trách là “thảm sát văn hóa quy mô lớn”.

33 3
Tại Nội Mông – Trung Quốc đã nổ ra phong trào “bất tuân dân sự” quy mô lớn với hàng chục nghìn bậc phụ huynh biểu tình phản đối chính sách mới buộc dạy tiếng Hán thay tiếng Mông Cổ bản địa (Ảnh chụp màn hình video).

Theo đó hôm 26/8 vừa qua Sở Giáo dục Nội Mông đã ban hành văn bản quy định bắt đầu từ đầu mùa thu năm nay, lớp 1 của các trường tiểu học dạy tiếng dân tộc ở Nội Mông sẽ bắt đầu sử dụng tài liệu giảng dạy ngôn ngữ được chấp nhận trên toàn quốc. Trong hai năm tới, hoạt động lên lớp giảng dạy môn học chính trị và lịch sử ở lớp 1 tiểu học sẽ được chuyển sang giảng bằng tiếng Hán, cho rằng đây là “loại hình giáo dục song ngữ thứ hai”.

Thông báo này nhanh chóng gây phản ứng dữ dội trong cộng đồng người Mông Cổ. Kể từ thứ Sáu tuần trước (21/08), đông đảo học sinh và phụ huynh ở kỳ Urat Trung và Hure thuộc thành phố Bayan Nur (Thông Liêu), thành phố Ordos, thành phố Huhehot (Huhhot)… đã phát động biểu tình quy mô lớn phản đối chính sách mới của chính quyền, mọi người đồng loạt đón con từ trường học trở về nhà.

Bãi khóa diện rộng

Dữ liệu hình ảnh do “Trung tâm Thông tin Nhân quyền Miền nam Mông Cổ” (SMHRIC) có trụ sở tại New York (Mỹ) nhận được cho thấy hầu hết mọi tầng lớp xã hội (từ trẻ em mẫu giáo đến trí thức hàng đầu, từ doanh nhân đến một số quan chức chính phủ…) đều phản đối chính sách mới, đông đảo phụ huynh tẩy chay nhà trường khiến nhiều khuôn viên trường không còn bóng người.

Tại cổng trường Trung học trực thuộc Đại học Sư phạm Nội Mông ở thủ đô Hohhot, hầu như không còn thấy bóng dáng học sinh nào. Đáng lẽ có hơn 2.000 học sinh tại Trường Tiểu học Đường Tân An ở Hohhot, nhưng hôm 31/8 chỉ có lác đác khoảng vài chục người tại trường. Hơn 3.000 học sinh từ ba trường tiểu học địa phương ở Thị trấn Ganqika thuộc kỳ Horqin Tả Dực Hậu tại Bayan Nur đã bãi khóa.

Tờ Epoch Times dẫn lời phụ huynh Barina (tên hiệu) tại trấn Xilin Gol cho biết đông đảo các tổ chức và trường học cùng ký vào một bức thư phản đối đợt cải cách giáo dục này gửi cho chính phủ và Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật: “Mọi người đã quyết định không cho bọn trẻ ở lại trường, cách phản đối này có sức mạnh hơn, hiệu quả hơn và khá hợp lý.” “Chính phủ có lời giải thích rằng nguyên tắc cơ bản vẫn giữ nguyên, 5 điều khoản gì đó vẫn không thay đổi. Nhưng những gì bây giờ họ nói không thay đổi hoàn toàn không giống những gì sau này nói không thay đổi, vì mọi người đều lo lắng nên mới như vậy.”

Một người khác là Adema (tên hiệu) từ thành phố Hulunbuir nói với Epoch Times rằng mọi khu vực ở Nội Mông đều có tổ chức ký tên chung, thái độ của phụ huynh và học sinh ở các nơi tại Bayan Nur là nhất quán, bao gồm cả thành phố Hulunbuir và Xilin Gol.

Một phụ huynh khác cho biết 80% người Mông Cổ ở Nội Mông tham gia các hoạt động tẩy chay việc giảng dạy bằng tiếng Hán.

Ngoài ra, còn có video cho thấy cảnh biểu tình bên ngoài cổng trường học ở Nội Mông, người phản đối hát các bài hát và hô khẩu hiệu bằng tiếng Mông Cổ. Cũng có cảnh đông đảo học sinh quỳ gối phản đối trong khuôn viên trường. Trước cổng một trường học, nhiều học sinh nam và nữ trong đồng phục học sinh hét lớn: “Tiếng của chúng tôi là tiếng Mông Cổ, quê hương vĩnh viễn của chúng tôi là Mông Cổ, tiếng mẹ đẻ của chúng tôi là tiếng Mông Cổ, chúng tôi sẽ không bao giờ thay đổi vì mẹ của chúng tôi”.

Phụ huynh đối đầu với cảnh sát đặc nhiệm, học sinh nhảy khỏi tòa nhà?

Để ứng phó trước thực trạng mở rộng của phong trào “bất tuân dân sự”, chính quyền bắt đầu hạn chế không cho học sinh rời khỏi nhà trường, trong khi giới phụ huynh đến trường để đòi thả người.

Tại một trường dạy tiếng Mông Cổ ở kỳ Jarud thành phố Bayan Nur, nhà chức trách đã hạn chế học sinh ra khỏi ký túc xá. Ngày 30/8, hàng trăm phụ huynh phẫn nộ tụ tập bên ngoài trường yêu cầu ngay lập tức “thả” con em họ ra khỏi trường. Trong khi hàng trăm cảnh sát chống bạo động đã đến hiện trường ngăn không cho những phụ huynh xông vào ký túc xá. Sau nhiều giờ đối đầu với cảnh sát, các bậc phụ huynh đã vượt qua hàng rào cảnh sát và đón được con (em) họ ra khỏi trường.

Cảnh tương tự tại khu vực Horqin của thành phố Bayan Nur, đông đảo phụ huynh đã giăng biểu ngữ để đòi người và đối đầu với cảnh sát đặc nhiệm.

Anure (tên hiệu), một phụ huynh của trường trung tâm thị trấn Shebotu ở kỳ Horqin Tả Dực Trung có cháu gái đang học tại trường tiểu học Shebotu số 1 (còn gọi là trường trung tâm Shebotu) và không được ra khỏi trường, cô đi đòi người và đến 10h tối mới được đưa cháu về. Cô nói: “Có khoảng 200 phụ huynh tại hiện trường, trong khi cảnh sát đặc nhiệm khoảng 30 người, họ không cho các em học sinh ra khỏi trường, từng có lúc các học sinh chạy ra nhưng lại bị cảnh sát đặc nhiệm đưa vào lớp học.”

Anuge cho biết họ đã giăng biểu ngữ với dòng chữ “Chúng tôi là người Mông Cổ, chúng tôi muốn học tiếng Mông Cổ”.

Cộng đồng mạng internet lan truyền tin nói rằng một học sinh của trường Shebotu đã nhảy ra khỏi tầng 4 của trường sau khi biết tin mẹ mình bị cảnh sát vũ trang đánh đập.

Tuy nhiên có người có mặt tại hiện trường nói với Epoch Times rằng anh chưa bao giờ thấy học sinh nào nhảy khỏi tòa nhà: “Có một chiếc xe cấp cứu 120 từ phía bắc chạy đến trong lúc chúng tôi đang đối đầu với cảnh sát, lúc này trong đám đông có người hô rằng một học sinh đã nhảy khỏi tòa nhà, các phụ huynh hốt hoảng nhưng không ai đưa ra lời giải thích. Một lúc sau tôi nghe nói có một học sinh muốn nhảy khỏi tòa nhà, giáo viên hoảng sợ đến mức đưa cháu đến bệnh viện. Hôm nay tôi hỏi cháu gái tôi thì nghe cháu nói rằng cháu chưa thấy có ai nhảy khỏi tòa nhà.”

Văn hóa Mông Cổ sẽ chỉ còn hư danh nếu thực hiện quy định mới

Thông tin liên quan nay đã bắt đầu phổ biến tại Nội Mông từ tháng Bẩy năm nay, khiến phụ huynh học sinh Mông Cổ bất mãn. Nhiều chuyên gia và học giả về ngôn ngữ và văn hóa Mông Cổ bắt đầu đăng tải các phân tích và ý kiến ​​của họ trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, chỉ ra những sai sót và thiếu sót của chính sách mới.

Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã công bố video bài phát biểu của Giáo sư Qimudedaoerji là Phó Hiệu trưởng Đại học Nội Mông và là Viện trưởng Viện Dân tộc học và Xã hội học của Đại học Nội Mông. Ông nói một cách dễ hiểu rằng việc sửa đổi không tôn trọng truyền thống văn hóa bản địa sẽ có hại cho sự đoàn kết dân tộc. Sau đó video này đã bị hủy và không thể xem được.

Mặc dù để xoa dịu bất mãn của người dân, cơ quan chức năng đã công bố văn bản giải thích rằng không có thay đổi giờ dạy và sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên nhiều người lo ngại trong thời gian tới cơ quan chức năng tiếp tục tăng tỷ lệ dạy tiếng Hán và tăng dần thời lượng dạy tiếng Hán về chính trị, lịch sử và những thứ khác để làm mai một dần văn hóa bản địa Nội Mông.

Adema (tên hiệu) tại Hulunbuir lo lắng cho biết: “Nếu thực hiện từ lớp 1 bộ tài liệu giảng dạy thống nhất toàn quốc thì tiếng mẹ đẻ sẽ dần mai một, nếu tiếng mẹ đẻ không tồn tại thì dân tộc chúng tôi sẽ còn không tồn tại. Vì vậy, tôi cảm thấy đặc biệt ghê tởm với chính sách hiện tại nhắm vào con em chúng tôi trong tương lai”.

Adma nhấn mạnh: “Tiếng Mông Cổ là một trong những ngôn ngữ mà chúng tôi giao tiếp và sinh sống nên chúng tôi có ý thức sâu sắc về tiếng mẹ đẻ của mình, việc bảo vệ tiếng mẹ đẻ của chúng tôi chỉ đơn giản như vậy thôi”.

Phụ huynh tên Bazhina tại Xilin Gol nói rằng mặc dù tình hình bây giờ có vẻ chưa quá nghiêm trọng, nhưng mọi người đều lo ngại điều có thể xảy ra trong tương lai, vì nếu sau hai năm nữa họ lại lấn tới thì sẽ rất phiền phức.

Trong khi Anure tại Horqin tin rằng các nhà chức trách không thể nói rõ rằng sẽ cấm nói tiếng Mông Cổ, nhưng nếu chính sách này được thực hiện thì chỉ chục năm nữa văn hóa Mông Cổ sẽ chỉ tồn tại trên danh nghĩa! Cô cho biết: “Từ lớp 1 đã cho dạy tiếng Hán, các môn tư tưởng chính trị và lịch sử được dạy bằng tiếng Hán thông qua sử dụng sách giáo khoa biên soạn thống nhất, mục đích chủ yếu nhồi nhét thấm nhuần tư tưởng ý thức hệ từ khi còn nhỏ.”

Sàng lọc thư tịch văn hóa Mông Cổ?

Những lo lắng của người dân Mông Cổ không phải là không có lý do. Được biết các chính quyền địa phương trên khắp Nội Mông đã tiến hành kiểm kê quy mô lớn thư tịch tiếng Mông Cổ, theo đó thư tịch tiếng Mông Cổ được dọn ra khỏi các kệ sách trên hệ thống thư viện. Ngoài ra cơ quan chức năng đã cho gỡ bỏ các video liên quan như ca khúc được các ca sĩ Mông Cổ hát bằng tiếng Mông Cổ, video bài giảng của giáo viên và những người dân nói chuyện bằng tiếng Mông Cổ, Anuge hỏi: “Tôi không biết tại sao lại phá hủy như vậy, đã vi phạm ở đâu?”

Có thông tin cho rằng đến nay đã có hàng trăm nhà bất đồng chính kiến ​​bị bắt giữ hoặc quản thúc tại gia. Những người chăn nuôi tại địa phương cho biết rất nhiều nhóm WeChat của Mông Cổ đã bị cơ quan chức năng đóng lại, nhưng mọi người đều kiên quyết không cho con đi học trong ngày 1/9.

Về vấn đề này, nhà đấu tranh dân chủ Temtsiltu Shobtsood (tên tiếng Hán: Xi Haiming) là Chủ tịch Đảng Nhân dân Nội Mông sống lưu vong, nói rằng nếu chính quyền phớt lờ phản đối của người dân Mông Cổ, cưỡng chế thực hiện “chính sách ngôn ngữ không theo ý dân” thì rất có thể tình cảm dân tộc chủ nghĩa ở Nội Mông sẽ được hồi sinh trở lại.

Cao Tĩnh / Epoch Times

Xem thêm: