Ngày 13/8, trong lúc đang diễn ra sự kiện biểu tình tại Sân bay Quốc tế Hồng Kông, tại hiện trường đã bắt được một người nghi là cảnh sát của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và một phóng viên của Thời báo Hoàn Cầu. Chủ biên của Thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến đã xác nhận một người bị bắt là phóng viên của báo. 

Embed from Getty Images

Tối ngày 13/8, một người đàn ông bị người biểu tình tại sân bay Hồng Kông bao vây vì nghi là Công an từ Trung Quốc Đại lục trà trộn vào. (Ảnh từ Getty Images) 

Bắt được một người nghi là cảnh sát của ĐCSTQ

Do ngày 10/8 và ngày 11/8 đã liên tiếp xảy ra sự kiện cảnh sát Hồng Kông trà trộn vào người biểu tình và bị vạch trần, do đó ngày 13/8, người biểu tình tại Sân bay Quốc tế Hồng Kông đã có sự cảnh giác cao độ, họ rất chú ý đến người mặc áo đen bên cạnh mình nhất là người nhìn vẻ ngoài như cảnh sát. 

Chiều ngày 13/8, người biểu tình tại sân bay Hồng Kông đã phát hiện nhiều người nghi là cảnh sát của ĐCSTQ cải trang để trà trộn vào trong nhóm người biểu tình. 

Khoảng 7:30 tối ngày 13/8, một người đàn ông quốc tịch Trung Quốc bị người biểu tình để ý vì bộ dạng và cử chỉ khả nghi; sau đó anh ta bị người biểu tình bao vây và nhận định là cảnh sát, hai bên đã xảy ra cãi vã. 

Video người biểu tình cố bắt giữ người bị nghi là công an do ĐCSTQ phái tới Hồng Kông trà trộn vào người biểu tình:

Trong lúc cố chen ra khỏi vòng vây, túi khoác của người này bị rơi, người biểu tình tại hiện trường đã phát hiện trong ba lô của người này có dùi cui và ví tiền. Trong ví tiền có giấy tờ cho thấy, người đàn ông này có thẻ căn cước Đại lục, có thẻ thông hành qua lại giữa Đại lục và Hồng Kông, Macau, người biểu tình đã lập tức vây chặn người này lại và không cho rời đi. 

Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan và truyền thông Hồng Kông đưa tin, người biểu tình lên mạng kiểm tra và phát hiện, danh tính người đàn ông này giống với danh tính một cảnh sát ở Thâm Quyến, và toàn Quảng Đông không có cảnh sát thứ hai nào trùng danh tính với danh tính trên giấy tờ tại hiện trường; sau đó, người biểu tình tại hiện trường trở lên tức giận, họ dùng dây trói người đàn ông này lại.

biểu tình Hồng Kông, công an Trung Quốc
Thẻ căn cước  (trái) và thẻ thông hành qua qua lại Hồng Kông, Macau (phải) được tìm thấy tại hiện trường. (Ảnh từ Twitter)

Người đàn ông này tự xưng mình là người Thâm Quyến, nhưng công tác tại Hồng Kông, hồi chiều đến sân bay tiễn bạn, sau đó mệt quá nên mới ở sân bay nghỉ ngơi tới tối, tuy nhiên người biểu tình không chấp nhận lý do này. 

Khoảng 8 giờ tối, người đàn ông này biểu hiện ra vẻ kiệt sức, nhân viên y tế nhận được thông báo đã đến hiện trường và muốn đưa anh ta đến bệnh viện, nhưng bị người biểu tình phản đối, không cho anh ta đi.

Khoảng 8:50 tối, hơn 100 cảnh sát Hồng Kông đã đến sảnh số của toà nhà số 1. Sau đó, cảnh sát đã đưa người đàm phán đến để đàm phán với người biểu tình, nói cảnh sát muốn vào cứu người chứ không phải là xua đuổi người biểu tình. 

Khoảng 11 giờ, cảnh sát đã đưa người đàn ông này đi trong khi người biểu tình hô lớn “không cho công an thoát” và dùng bút laser chiếu vào cảnh sát. 

Theo Thời báo Tự do tại Đài loan và tờ HK01 tại Hồng Kông đưa tin, người đàn ông Trung Quốc bị nghi là cảnh sát của ĐCSTQ được đưa lên xe cứu hộ, một người “từng có vẻ như sắp ngất xỉu” nhưng sau khi lên xe cứu hộ bèn “mở to cả hai mắt ra”. 

Về việc ĐCSTQ điều động cảnh sát đến Hồng Kông, không ít cư dân mạng cho biết: ĐCSTQ phái cảnh sát đến Sân bay Hồng Kông bị người biểu tình bắt ngay tại trận, có cả bằng chứng, chứng nhận thân phận cũng bị lục soát được; việc này đã được lan truyền ra toàn thế giới, nếu ĐCSTQ tiếp tục phái cảnh sát đến nhiễu loạn, nếu tiếp tục xảy ra sự kiện này thì người ta sẽ rất dễ dàng suy nghĩ theo phương hướng này do cảnh Trung Quốc trà trộn phá rối, sau này có muốn vu oan cho người biểu tình cũng khó; khi có sự kiện bạo lực xảy ra, đầu tiên sẽ nghĩ đến ĐCSTQ đang gây rối loạn. 

Phóng viên Thời báo Hoàn Cầu bị người biểu tình bắt

Khoảng 11:50 tối ngày 13/8, một người đàn ông có hộ chiếu Đại lục khác đang mặc áo khoác ba lỗ phản quang bị người biểu tình bao vây, và bị trói lại. 

Mới đầu, người đàn ông này dùng tiếng Anh để nói mình là khách du lịch (tourist), nhưng người biểu tình đã lục soát người anh ta và tìm được một danh thiếp của Chủ nhiệm Phòng Liên lạc công chúng thuộc Sở Cảnh vụ Hồng Kông, còn có một chiếc áo màu xanh có in dòng chữ “Tôi yêu cảnh sát Hồng Kông”, cùng loại áo với những “người áo xanh” đánh người biểu tình trên phố hôm 11/8. 

Thời báo Hoàn Cầu, biểu tình Hồng Kông, phản đối luật dẫn độ
Phóng viên của tờ Thời báo Hoàn Cầu người biểu tình bắt giữ tại sân bay. (Ảnh: HK01)

Đồng thời, người đàn ông này có mang theo giấy thông hành qua lại giữa Đại Lục và Hồng Kông, Macau, và hộ chiếu do cơ quan chức năng Thiên Tân thẩm duyệt và cấp, trên hộ chiếu có ghi anh ta là Phóng viên “Thời báo Hoàn Cầu” Phó Quốc Hào.

Sau khi Phó Quốc Hào bị bắt, anh ta còn kêu gào “Tôi ủng hộ cảnh sát Hồng Kông đấy, các người đánh tôi đi”. Dư luận cho rằng, anh ta đang cố kích động, khiêu khích, để gây rắc rối cho người biểu tình. 

Đến 00:44 sáng ngày 14/8, Chủ biên tờ Thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến nói trên Weibo thừa nhận người đàn ông bị người biểu tình bắt giữ là phóng viên Phó Quốc Hào của tờ báo này; khoảng 00:20, Phó Quốc Hào được cảnh sát Hồng Kông cứu ra khỏi vòng vây người biểu tình. 

Hồ Tích Tiến cho biết, Phó Quốc Hào đến Hồng Kông có nhiệm vụ duy nhất là “săn tin, và không có bất cứ nhiệm vụ nào khác”.

Hồ Tích Tiến đe doạ muốn xử bắn người biểu tình

Chủ biên tờ Thời báo Hoàn cầu của ĐCSTQ là ông Hồ Tích Tiến, được cho là một phần tử cực tả của ĐCSTQ. Trong phong trào phản đối dự luật dẫn độ thời gian gần đây, Hồ Tích Tiến từng nhiều lần có những ngôn luận đe doạ người Hồng Kông, thậm chí còn nói muốn “bắn chết” người biểu tình. 

Trong cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ hôm 11/8, người biểu tình đã bị cảnh sát trấn áp bạo lực nhất so với các cuộc biểu tình trước đó. Theo thống kê, trong cuộc biểu tình này có ít nhất 45 người bị thương, 149 người biểu tình bị bắt. 

Việc cảnh sát dùng bạo lực trấn áp người biểu tình một cách tàn bạo đã khiến cộng đồng quốc tế phải chú ý, và cảnh sát cũng bị một bộ phận người biểu tình phản kích. Tuy nhiên, ông Hồ Tích Tiến lại coi như không thấy nguyên do bạo lực, cũng như nguyên do xảy ra sự kiện phản đối luật dẫn độ mà đơn phương chỉ trích người biểu tình – những người được đa số cộng đồng quốc tế ủng hộ. 

Ông Hồ Tích Tiến nói, ngày 11/8, người biểu tình ném bom xăng vào cảnh sát, “Hành vi hung bạo này đã làm mới kỷ lục của những kẻ côn đồ sử dụng vũ khí chí mạng tự chế để tấn công cảnh sát”. Hồ Tích Tiến còn nói, những “côn đồ” này đã “hung ác đến mức cần phải bắn chết ngay tại hiện trường”. 

Hồ Tích Tiến
Chủ biên tờ Thời báo Hoàn Cầu – Hồ Tích Tiến. (Ảnh cắt từ video)

Nhưng có cư dân mạng tên “Sarah” cho biết, thông tin về bom xăng tấn công cảnh sát chỉ là thông tin được truyền thông của ĐCSTQ lan truyền, trên khắp mạng internet không hề có video nào chứng minh. Ở những nơi có người biểu tình thì đều có phóng viên, vì sao việc ném bom xăng lại không có phóng viên nào chụp hay quay lại được? Trên mặt đất chỉ có vài đống lửa đang cháy, cộng thêm một nhóm phóng viên của báo đảng đang quay, đang chụp, và không thể chứng minh được bất cứ vấn đề gì. Có bình luận tiếng Anh nói rằng, hình ảnh của báo đảng là hình ảnh chỉnh sửa bằng phần mềm Photoshop. 

Ngày 3/8, sau sự kiện diễu hành của 120.000 người, có người biểu tình đã hạ quốc kỳ của ĐCSTQ ở trung tâm mua sắm Harbour City ở Tiêm Sa Chuỷ xuống và ném xuống biển. Hồ Tích Tiến gọi những người biểu tình là “côn đồ”, “sớm muộn gì cũng bị pháp luật trừng trị”.

Ngày 5/8, người Hồng Kông phát động phong trào bãi công, bãi khoá, bãi thị, và tổ chức mít tinh tại 7 khu vực ở Hồng Kông. Sau mít tinh, có một số người bịt mặt đã hạ cờ 5 sao của ĐCSTQ ở trung tâm mua sắm Harbour City xuống và ném xuống biển. 

Ông Hồ Tích Tiến như một người đàn bà chanh chua, mắng chửi người biểu tình là “kẻ hèn nhát”, “hãy thò mặt cẩu của các người ra”. 

Ngày 7/8, Chủ nhiệm Văn phòng Sự vụ Hồng Kông và Macau Trương Hiểu Minh tuyên bố rằng phong trào phản đối dự luật dẫn độ của người Hồng Kông có đặc trưng của “cách mạng màu”, nhưng đã bị nghị viên phe Dân chủ trong Hội đồng Lập pháp Hồng Kông phản bác và cho rằng ĐCSTQ đang “chụp mũ”, “đảo lộn trắng đen”, đang tìm lý do để tiến hành đàn áp người Hồng Kông. 

Chủ biên danh dự của Tạp chí Mùa Xuân Bắc Kinh, ông Hồ Bình, đã chia sẻ với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng, 5 yêu cầu lớn của người Hồng Kông phản đối dự luật dẫn độ, có mục đích là bảo vệ hiện trạng “một quốc gia hai chế độ” và nền pháp trị tại Hồng Kông, về cơ bản không có đặc trưng nào của “cách mạng màu”; trong khi chính phủ ĐCSTQ lại luôn cướp đoạt quyền lợi “người Hồng Kông cai trị Hồng Kông”, đây mới chính là hành vi phá hoại “một quốc gia hai chế độ”, và mang đặc trưng của “cách mạng màu”. 

Ngày 13/8, Hồ Tích Tiến chia sẻ trên mạng nói rằng, phong trào phản đối luật dẫn độ tại Hồng Kông là “cách mạng màu”. 

Cư dân mạng chỉ trích Hồ Tích Tiến

Những ngôn luận của ông Hồ Tích Tiến đã bị cư dân mạng tại Trung Quốc Đại lục chỉ trích. 

Về việc ông Hồ Tích Tiến gọi người biểu tình là “côn đồ”, có cư dân mạng phản bác, lẽ nào truyền thông Hồng Kông và truyền thông nước ngoài đều mù hết [để ông muốn nói thế nào thì nói] ư?

Có người chỉ trích truyền thông nhà nước: “Truyền thông đen chiếm giữ vị trí cao nhất trong việc dẫn dắt dư dư luận, hoàn toàn đổi trắng thay đen.”

Có người nói: Hồ Tích Tiến “chẳng qua chỉ là một nô lệ không có tự do”, “Khuyên kẻ kích động [như ông] cũng không nên bán mạng quá mức.”

Trí Đạt

Xem thêm: