Vào 12:10 hừng sáng ngày 9/9/1976, ông Mao Trạch Đông – nhà độc tài thành công nhất thế kỷ 20 và là ác quỷ giết người nhiều nhất, đã chết ở Trung Nam Hải sau quá trình cứu chữa không có kết quả. Cuộc sống của Mao trong những năm tháng cuối đời rất an nhàn và ông ta cũng trải qua cái chết một cách yên bình: cái chết của Mao là “chết an lạc”.

(Bài viết của Trương Tai, thể hiện quan điểm riêng của ​​cá nhân tác giả.)

mao trach dong
(Ảnh ghép)

Ngay sau đó, giới truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dồn dập đưa tin than khóc, toàn xã hội Trung Quốc sống trong bầu không khí tang thương, khắp các đường phố đầy vòng hoa và câu đối phúng điếu. Một bức tranh cho thấy hàng trăm triệu người dân Trung Quốc đã rơi vào trạng thái đầu óc trì độn do hậu quả của thời gian dài bị mất tự do tinh thần. Cái chết của Mao là điều tốt cho thế giới, cuối cùng Mặt trời đỏ phía đông cũng lặn, giúp thế giới tiến được một bước quan trọng trên con đường dân chủ hóa. Sau khi Cách mạng Văn hóa của ĐCSTQ kết thúc, Trung Quốc bước vào kỷ nguyên cải cách và mở cửa.

Cuộc sống của Mao Trạch Đông trong những năm tháng cuối đời rất an nhàn và ông ta cũng trải qua cái chết một cách bình yên: cái chết của Mao là “chết an lạc”. Năm 1969, Nixon được bầu làm tổng thống Mỹ, không mấy ai ngờ lãnh đạo của một quốc gia đóng vai tiên phong chống cộng sản này đã có một quyết định chính trị và ngoại giao rất sai lầm: công nhận tính hợp pháp và thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Có lẽ nằm mơ ông Nixon cũng không ngờ chính sách “diễn biến hòa bình” của ông đã giúp ĐCSTQ như cá gặp nước. Khi đó người dân Trung Quốc đang phải vật lộn điên cuồng trong đau khổ từ hệ quả ba năm nạn đói [do chính sách Đại nhảy vọt] và không lâu sau đó là cuộc Cách mạng Văn hóa; còn nhà độc tài khốn nạn sống ở Trung Nam Hải này lại cảm thấy phấn chấn, thưởng thức sơn hào hải vị và không ngừng thúc đẩy cuộc chiến tàn bạo chống loài người, chống lại trời đất.

Người dân Trung Quốc vẫn thường truyền nhau câu “Mao Trạch Đông có tướng Đế vương”. Trước năm 1949, Mao còn phải sống cùng thổ phỉ chuyên cướp bóc, không tội ác nào không làm qua, đã bị chính quyền Quốc dân đảng truy bắt phải chạy trốn chui nhủi, chỉ thoáng nghe tiếng động cũng lo sợ lính chính phủ vây bắt. Vì vậy mà quân Nhật Bản xâm lược khi đó đã đánh giá ông ta chỉ thuộc loại vô danh tiểu tốt chuyên gây rối. Sau năm 1949, Mao Trạch Đông dựa vào tình cảm phản chiến của nhân dân để kết hợp tuyên truyền phát động cuộc nội chiến và đánh cắp thành quả chiến thắng của Quốc dân đảng trong kháng chiến chống Nhật, rồi đã tổ chức thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tức là Trung Quốc mới. Trước mặt nhân dân, Mao đóng kịch mang phong thái hiền từ thân dân, thiện lành vì người khốn khó, nhưng nơi chốn riêng tư thì thụ hưởng vinh hoa phú quý. Mao được “chết an lạc” về thể xác. Ông ta chết vào năm 1976 ngay trên bàn mổ sau khi đã hôn mê vài giờ.

Trước khi chết, Mao không có kẻ thù bên ngoài nào. Thời điểm đó, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thay thế Trung Hoa Dân Quốc [của Quốc dân đảng] trong Liên Hiệp Quốc, Chính phủ Mỹ đã công nhận rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất. Mao tràn đầy tự tin, vì miệng lưỡi khéo léo của Chu Ân Lai đã làm cho các nền dân chủ phương Tây tin vào sự tốt đẹp của ĐCSTQ. Còn về cái gọi là kẻ thù nội bộ mà Mao quy kết thực ra không có gì cả, đều là những kẻ thù giả do ĐCSTQ đồn thổi thông qua chiêu trò chính trị. Những kẻ thù giả này đã bị buộc tội “giai cấp tư sản” một cách tàn nhẫn để mang ra đấu tố, bị đày đọa thể xác và bị làm cho biết mất khỏi mặt đất. Trước khi Mao qua đời, ông ta nghĩ mình nên được vinh danh vì là phe chiến thắng lớn nhất sau Thế chiến thứ hai. Phe cộng sản dễ dàng can thiệp vào Đông Nam Á, còn những “học trò ngoan” khác cũng thay nhau chiếm đoạt quyền lực để thiết lập chế độ chuyên chế trước thực trạng hệ thống thuộc địa do các nền dân chủ phương Tây thiết lập sụp đổ, bánh xe lịch sử quay lùi đưa thế giới trở lại thời chuyên chế. Và Mao cũng không còn mất ngủ vì sợ có ai đó ám sát ông ta giữa đêm, do cuốn sách “Những lời của Chủ tịch Mao” đã thanh tẩy não bộ của tất cả thanh niên Trung Quốc, khiến thanh niên Trung Quốc trở thành những kẻ tôn sùng Mao, tham gia lực lượng vũ trang, tham gia Hồng vệ binh. Thêm vào tấm gương của những thân tín dưới trướng Mao như Lưu Thiếu Kỳ ngậm oan mà chết, Lâm Bưu thì phải trốn chạy, thủ đoạn giết gà dọa khỉ của Mao khiến không có người Trung Quốc nào còn dám phản đối, vì hậu quả phải chịu là sinh mạng bản thân.

Nhưng trước tử thần thì Mao cũng không thể cưỡng lại. Tào Tháo có câu: “Rùa dù trường thọ cũng có giới hạn”. Với Mao thì nỗi buồn lớn nhất của bản thân ông ta không gì khác chính là không thể tiếp tục kiếp sống độc tài, không thể tiếp tục hưởng vinh hoa phú quý. Nhưng có lẽ Mao sẽ không buồn vì “trước cái chết mới biết không mang theo được gì”, vì về cơ bản ông ta đã đạt được thứ ông ta mong muốn.

Mao là nhà độc tài kinh khủng nhất thế kỷ 20, ông ta giết nhiều người hơn cả Hitler và Stalin cộng lại. Hitler đã tự sát sau khi thất bại, còn Stalin có thể chết dưới họng súng của Malenkov, và cả hai sau khi chết đều bị dân chúng trong nước sỉ vả. Còn Mao Trạch Đông, kẻ đã phạm tội ác suốt đời cho đến khi chết, lại được ngầm cảm thông của nhiều người khác và [bi kịch] là tận ngày nay vẫn được đông đảo người dân Trung Quốc mến mộ, thật là bi hài! Trong tất cả các nhà độc tài trên thế giới thì Mao là “vĩ đại nhất”“vinh quang nhất”, ông ta đã dựng lên tấm gương “sáng nhất” cho các nhà độc tài trên toàn thế giới. Vì vậy, ở một mức độ nào đó, cái chết của Mao là “kho tinh thần quý giá”, đó có thể là lý do tại sao thế hệ sau không hỏa táng ông ta. Ngày nay, lãnh tụ ĐCSTQ Tập Cận Bình đang học theo Mao Trạch Đông, muốn trở thành Mao Trạch Đông phiên bản mới của thế kỷ 21. Chua xót làm sao!

Trương Tai
(Bài viết thể hiện quan điểm ​​cá nhân của tác giả; nguồn: Mùa xuân Bắc Kinh; được đăng trên Vision Times )

Xem thêm: