Ngày 17/2, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã triệu tập cuộc họp của Ủy ban Thường vụ để phân tích tình hình dịch bệnh COVID-19. Chủ trì cuộc họp, ông Tập Cận Bình nói về bình thường hóa phòng chống dịch bệnh “bên ngoài thì phòng chống lây truyền vào, bên trong thì phòng chống dịch quay trở lại”, đảm bảo địa vị kinh tế và phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc (ĐCSTQ) ở vị trí dẫn đầu thế giới. Đồng thời, ông Tập cũng nhấn mạnh “kiên trì chính là thắng lợi”, nghĩa là phải tiếp tục kiên trì chính sách zero COVID.

id13641030 page 600x400 1
Hình ảnh người dân Cát Lâm làm xét nghiệm axit nucleic (Nguồn: Cắt từ video).

Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ đã tổ chức cuộc họp về phòng chống dịch lần đầu tiên kể từ sau Hội nghị Trung ương 6 khóa 19, nói rõ tầng lãnh đạo cấp cao ý thức được đợt dịch bùng phát trở lại lần này đã vô cùng nghiêm trọng.

Ủy ban Y tế Quốc gia đã báo cáo vào ngày 20/3 rằng từ 0:00 – 23:59 ngày 19/3, 31 tỉnh (khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương) và Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương đã báo cáo 1.737 ca nhiễm mới được xác nhận, 1.656 ca nhiễm ở bản địa. Trong số đó, tỉnh Cát Lâm ghi nhận 2 ca tử vong đầu tiên do virus corona mới trong hơn một năm qua.

ĐCSTQ luôn kiên trì thực hiện chính sách zero COVID trong cơ chế phòng chống dịch, nhưng lại chưa thể nào thực hiện được hoàn toàn “không có ca nhiễm”. Trong đợt dịch này còn có nhiều đặc điểm như “thêm nhiều điểm bùng phát, diện rộng, xuất hiện thường xuyên” như toàn bộ tỉnh Cát Lâm, phong tỏa thành phố Thâm Quyến, “phong tỏa ẩn hình” thành phố Thượng Hải. Vì sao chính quyền ĐCSTQ vẫn tiếp tục chính sách phòng dịch gây thiệt hại cho người dân và tốn kém tiền bạc, và phá sản như vậy?

Ngày 17/3, Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ đã đưa ra câu trả lời: “Thể hiện đầy đủ những ưu điểm đáng kể trong vai trò lãnh đạo của ĐCSTQ và thể chế xã hội chủ nghĩa của đất nước ta.”  

Vậy chúng ta hãy cùng xem xem tính ưu việt của thể chế ĐCSTQ đã tạo ra sự hỗn loạn thế nào.

1. Xã hội đóng cửa, đời sống người dân bấp bênh, và dịch bệnh không chậm lại

Dịch bệnh mang đặc sắc Trung Quốc cũng nghe theo lệnh của Đảng. Ngay sau khi “lưỡng hội” kết thúc, các biện pháp phòng chống dịch ở nhiều nơi đã được nâng cấp nhanh chóng, thành phố (cấp huyện) Bình Hồ, thuộc thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang chính thức thông báo đã khởi động phòng chống dịch cấp 1. Các tỉnh thành như thành phố Thâm Quyến, thành phố Đông Quản, tỉnh Cát Lâm, đã khởi động ứng phó khẩn cấp cấp 1; thành phố Thượng Hải và thành phố Thanh Đảo đã khởi động ứng phó khẩn cấp cấp độ 2.

Việc thực thi một cách cứng nhắc chính sách zero COVID đã khiến cho các thành phố và khu cộng đồng nhấn nút tạm dừng, và cũng khiến nhiều sinh mạng vô tội bấm nút chấm dứt, họ không phải chết bởi dịch bệnh, mà chết trong tay ĐCSTQ. Tờ “Báo Sức khỏe” và trang tin Wangyi (163.com) tại Trung Quốc Đại Lục đưa tin, ngày 11/3, một bé gái 4 tuổi ở tỉnh Cát Lâm đã tử vong do chậm trễ điều trị tại bệnh viện huyện Nông An, thành phố Trường Xuân do không có báo cáo xét nghiệm axit nucleic.

Do bị phong tỏa mạng internet, nên ngoại giới cũng không thể biết được còn có bao nhiêu trường hợp tử vong như thế này. Một người dùng Twitter có tên “Bức tường mê” @SJX6bjish9a4au để lại bình luận vào ngày 18/3: “Thành thật mà nói, do nhiều lần đóng cửa thành phố nên dẫn đến việc bố tôi bị ung thư vì xơ gan. Ông ấy đã rời bỏ tôi và gia đình tôi mãi mãi. Ông ấy chỉ mới 53 tuổi.  Chỗ tôi đã xảy ra 5 – 6 lần dịch, nhưng chưa một ai chết, trong khi đóng cửa thành phố nhiều lần đã giết chết vô số bệnh nhân nguy cơ cao.”

Vào ngày 17/3, một video trên Twitter cho thấy một chàng trai ở Thâm Quyến hơn 10 ngày không ra ngoài khỏi nhà, chính vì không làm xét nghiệm axit nucleic nên đã bị nhiều cảnh sát đến nhà bắt cóc. Một đoạn video khác cho thấy, một người cha và cậu con trai chưa đầy 10 tuổi bị ngăn cách bởi một dải dây ngăn cách phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, một số cảnh sát canh gác đã ngăn cản người cha đón đứa trẻ.

Những sự việc tương tự đã xảy ra khu vực giao giới giữa Bắc Kinh và Yến Giao (tỉnh Hà Bắc). Bài viết của “Cô gái năng lượng YMC” trên Weibo đăng thông tin nói rằng bản thân bị mắc kẹt trên cầu nối giữa Bắc Kinh và Yến Giao do sự không tương thích trong chính sách phòng chống dịch của hai nơi, 110, chính quyền thành phố, văn phòng phòng chống dịch, ủy ban dân cư, v.v, đều không quản việc này. Cô gái mô tả rằng mình chỉ cách nhà 2 km nhưng lại giống như bị ngăn cách bởi một dải ngân hà.

id13652823 786 egy1h0bjbtkp67j20u05m0b29 scaled 1024
(Ảnh chụp màn hình)

Tài khoản Twitter “Lỗ Nan” @lunanweiyi đã đăng một đoạn video vào ngày 18/3 cho thấy, trong tiểu khu, có đến 10 người khỏe mạnh trong bộ đồ cách ly đánh người chủ của một căn hộ trẻ tuổi và khiến anh ta ngã xuống đất. Video về những người mặc quần áo cách ly đánh người có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên các phương tiện truyền thông xã hội bên ngoài Trung Quốc.

2. Không phong tỏa chặt cửa thì mất chức, phong tỏa chết người thì không sao

Các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ đã đưa ra 3 mệnh lệnh cùng năm tuyên bố, và công tác phòng chống dịch phải được truy trách nhiệm nghiêm ngặt. Cuộc họp hôm 17/3 của Ban thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ cũng nhấn mạnh: “Khắc phục tư tưởng lơ là, thái độ chán ghét, tâm lý may rủi, tâm thái buông lơi”, “chiến đấu [với dịch bệnh] bằng tất cả sức lực của mình, quyết chiến quyết thắng”. “Cần tăng cường đôn đốc giám sát, truy trách nhiệm, đối với những chức vụ quan trọng nhưng lại thất trách dẫn đến dịch bệnh mất kiểm soát thì cần điều tra xử lý kỷ luật theo quy định, truy trách nhiệm một cách nghiêm túc.”

ĐCSTQ đã gây áp lực từ trên xuống dưới, lấy mũ ô sa của các quan chức tầng cơ sở để truy trách nhiệm, kết quả là đã trực tiếp dẫn đến các hiện tượng hỗn loạn trong công tác phòng chống dịch bệnh. Các quan chức có thể hoàn toàn vô trách nhiệm đối với việc đóng cửa xã hội, đóng cửa doanh nghiệp, suy giảm kinh tế, gây nhiều khó khăn về sinh kế và các thảm họa thứ cấp do các chính sách phòng ngừa và kiểm soát cực đoan gây ra. Nhưng hễ nơi nào dịch bệnh không thể giấu được, các quan chức sẽ phải chịu trách nhiệm.

Từ đại dịch Vũ Hán năm 2020 đến dịch bùng phát ở chợ Tân Phát Địa ở Bắc Kinh; năm 2021 bùng phát biến chủng Delta ở Quảng Châu, Sân bay Hồng Kiều Thượng Hải, Bệnh viện số 6 Thanh Đảo; năm 2022 bùng phát dịch ở Tây An, có đến hàng trăm quan chức cơ sở phải chịu trách nhiệm về thất bại trong việc ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh.

Trong trận dịch ở tỉnh Cát Lâm, 16 người, trong đó có ông Cao Ngọc Đường (Gao Yutang), cựu Bí thư đảng bộ Ủy ban Y tế thành phố Trường Xuân, đã phải chịu trách nhiệm và bị trừng phạt. Tuy nhiên, trong số những người bị trừng phạt, ngoài sự kiện sản phụ ở Tây An sẩy thai đã gây ảnh hưởng quá lớn và các quan chức hại đài bị đổ lỗi, thì rất ít quan chức phải chịu trách nhiệm vì phong tỏa gây chết người, phải chịu trách nhiệm vì phòng chống dịch kiểu phong trào gây ra thảm họa thứ cấp, thực thi pháp luật bằng bạo lực.

Nhìn bề ngoài, hệ thống truy trách nhiệm này tạo ra bầu không khí về cách ĐCSTQ chịu trách nhiệm, đặt công tác phòng chống dịch bệnh lên hàng đầu và đặt tính mạng lên hàng đầu, nhưng tác dụng thực tế của nó là bôi nhọ ĐCSTQ và che đậy bản chất xấu xa của ĐCSTQ trong chính sách phòng chống dịch kiểu phong trào, phớt lờ sinh mạng.

3. Đại dịch tấn công nền kinh tế: Địa phương tạo dữ liệu giả

Dịch bệnh đã gây ra tác động đối với nền kinh tế Trung Quốc, GDP Trung Quốc năm 2020 là 2,2%, và năm 2021 đã giảm từ 18,3% trong quý đầu tiên xuống còn 4,0% trong quý thứ tư.

Tháng trước, thành phố Tô Châu thông báo rằng kể từ ngày 13/2, họ đã chi 120 triệu nhân dân tệ để chống dịch. Một số học giả đã đăng bài viết trên Twitter rằng thiệt hại kinh tế do Thâm Quyến đóng cửa trong một tuần lên đến hơn 60 tỷ nhân dân tệ và kết quả là đã tìm thấy 643 người dương tính. Bình quân để tìm ra mỗi một người dương tính thì sẽ mất gần 100 triệu nhân dân tệ.

Do chính sách bất động sản của ĐCSTQ thắt chặt vào năm ngoái và ảnh hưởng của đại dịch, dẫn đến các chính quyền địa phương đối mặt với khó khăn về tài chính. Một vài ngày trước, ngân hàng trung ương đã chuyển giao hàng ngàn tỷ USD doanh thu cho chính phủ, và ngoại giới đã đặt nghi vấn rằng vì để bù đắp thâm hụt tài khóa mà thực thi tiền tệ hóa thâm hụt tài chính.

Tại cuộc họp Thường ủy Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ hôm 17/3, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Nỗ lực dùng đạt được hiệu quả phòng chống dịch lớn nhất với chi phí thấp nhất, và giảm tối đa tác động của đại dịch đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.”

Đây dường như là một sự thừa nhận bằng cách khác rằng rằng chính sách zero COVID đã có tác động tiêu cực đến trật tự xã hội và sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Tuy nhiên, đặc điểm toàn trị của thể chế ĐCSTQ đã quyết định rằng hậu quả của những thất bại chính sách thông thường không phải do các nhà hoạch định chính sách gánh chịu, mà do các quan chức cấp thấp và các quan chức thực thi chính sách cấp cơ sở, vốn không thể chống lại mệnh lệnh cấp trên, gánh chịu.

Điều thú vị là, theo kênh “Tài chính Số 1” (Yicai.com) đưa tin, “vào ngày 18/3, tại cuộc họp báo do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện tổ chức về việc kiểm soát chặt chẽ công tác phòng chống dịch, ông Vương Hạ Thắng (Wang Hesheng), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Quốc gia kiêm Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Quốc gia cho biết, đại dịch virus corona mới sẽ có tác động nhất định đến kinh tế, xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới. Chiến lược và biện pháp phòng chống dịch khác nhau đối với việc giảm thiểu và kiểm soát những tác động tiêu cực này là có tồn tại sự khác biệt.”

“Khi phân tích tác động kinh tế hoặc chi phí phòng chống dịch, cần phân biệt cái nào là do dịch gây ra, cái nào là thay đổi do bản thân phát triển kinh tế gây ra, cái nào nào do chiến lược và biện pháp phòng chống dịch gây ra. Ông cho rằng không thể đem hết tất cả ảnh hưởng đến kinh tế quy kết cho chính sách và biện pháp phòng chống dịch.”

Hiển nhiên, Ủy ban y tế và y tế của Quốc vụ viện không muốn gánh trách nhiệm về việc dịch bệnh tấn công nền kinh tế, nhưng không thể trực tiếp đối mặt với các cơ quan cao nhất, nên chỉ đành đổ lỗi cho tầng cơ sở ở các địa phương.

Tầng cơ sở ở các địa phương sẽ chấp nhận lỗi về họ không? Cơ bản là không thể nào. Các quan chức địa phương có cách riêng của họ để giải quyết vấn đề. ĐCSTQ vừa công bố dữ liệu kinh tế của hai tháng đầu năm nay, nói rằng nhiều chỉ số kinh tế khác nhau đã vượt quá mong đợi. Tuy nhiên, các học giả cho rằng, dữ liệu vĩ mô cấp 1 và dữ liệu tiểu mục không khớp nhau, có tồn tại vấn đề làm giả dữ liệu.

Người dùng Twitter “@qinfeng_weini” đã đăng tải thông tin rằng kể từ sau đại dịch, Cục Thống kê đã tăng gần gấp đôi GDP của tất cả các doanh nghiệp. Một người bạn của tôi chỉ có doanh thu 30 triệu nhân dân tệ, nhưng sau khi được ám thị thì đã điền 200 triệu. 

Tiết lộ của cư dân mạng tương ứng với một câu được lưu truyền rộng rãi: “Thôn lừa hương trấn, hương trấn lừa huyện, cứ thế lừa lên đến Quốc vụ viện.”

4. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ra bài viết, phơi bày nỗi đau không thể thừa nhận

Ngày 19/3, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã công bố một bài bình luận với tiêu đề “Chi phí cho công tác phòng chống dịch cần một khoản lớn”.

Bài viết mượn từ dữ liệu kinh tế sai (dữ liệu giả) từ tháng 1 đến tháng 2 do Cục Thống kê Quốc gia công bố, “trong đó giá trị gia tăng của các ngành quy mô toàn quốc trở lên tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhanh hơn 3,2 điểm phần trăm so với tháng 12/2021 và giá trị gia tăng của ngành sản xuất thiết bị và công nghệ cao lần lượt tăng 14,4% và 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái.”

Từ đó rút ra kết luận rằng: “Thực tế đã chứng minh rằng việc thực hiện ‘zero COVID’ động là phù hợp với điều kiện quốc gia, phù hợp với quy luật khoa học của Trung Quốc, đường lối là đúng và hiệu quả tốt. Nó không chỉ bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân ở nước ta, mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.”

Bài viết tiếp tục đưa ra một ‘bộ mặt ăn không nói có’ và nói rằng: “Nếu chỉ chiểu theo chi phí nơi xảy ra dịch và thời gian xảy ra dịch bệnh để tính toán chi phí – lợi ích là không toàn diện và khách quan. Cần coi toàn quốc là một chỉnh thể để tính khoản chi phí lớn về kinh tế, xã hội, và dân sinh.”

Bài viết không đề cập đến nền kinh tế không ngừng suy giảm, cũng không dám tiết lộ việc số liệu chi tiết của Cục thống kê quốc gia không khớp với số liệu cấp 1, và sẽ không phát đi tín hiệu rà soát gian lận dữ liệu thống kê địa phương.

Tuy nhiên, trong nửa đầu của bài báo, nó đã tiết lộ rằng lý do khiến ĐCSTQ kiên quyết với chính sách zero COVID là đến từ 3 mối quan ngại nghiêm trọng.

Thứ nhất, nguồn lực y tế của ĐCSTQ rất eo hẹp. Bài viết nói trong “Báo cáo thống kê về phát triển sự nghiệp y tế sức khỏe nước ta năm 2020” do Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia phát hành cho thấy, đến cuối năm 2020, tỷ lệ giường bệnh tại các cơ sở y tế trên 1.000 dân ở Trung Quốc là 6,46; tỷ lệ bác sĩ được cấp phép và y tá đăng ký trên 1.000 dân lần lượt là 2,9 người và 3,34 người, tỷ lệ chăm sóc y tế phổ biến thấp. “Từ con số mà xét, nguồn lực y tế của nước ta rất không đầy đủ.”

Thứ hai, mặc dù tỷ lệ tử vong do biến chủng Omicron thấp, nhưng mối đe dọa tử vong đối với bệnh nhân cao tuổi vẫn tương đối lớn. Hiện nay Trung Quốc đang trong giai đoạn xã hội già hóa.

Bài viết trích dẫn số liệu thống kê do Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) công bố vào đầu tháng Hai: “Tỷ lệ tử vong là 2,65% đối với những người từ 60 đến 69 tuổi, 9,87% đối với những người từ 70 đến 79 tuổi và 21,0% đối với những người trên 80 tuổi.”

Với số liệu như vậy, bài viết bày tỏ lo lắng: “Hiện nay, dân số nước ta vượt quá 1,4 tỷ, trong đó hơn 200 triệu người trên 65 tuổi, chiếm 14,2% dân số cả nước. Một khi ‘nằm ngửa’ thì sẽ dẫn đến số lượng lớn người lây nhiễm trong một thời gian ngắn, thậm chí có thể gây cạn kiệt nguồn lực y tế và gây sốc trong thời gian ngắn tới cuộc sống xã hội, gây tổn thương không thể bù đắp được cho xã hội và gia đình.”

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương tuyên bố rằng nguồn lực y tế của ĐCSTQ eo hẹp và mức độ lão hóa cao, đó là sự thật, nhưng không dám nói nguyên nhân sâu xa của tất cả những điều này. Chính sách kế hoạch hóa gia đình tàn nhẫn trong thời gian dài là nguyên nhân sâu xa của hai cuộc khủng hoảng và hậu quả nói trên.

Bài viết cũng tiết lộ nỗi lo thứ ba khiến ĐCSTQ không dám sống chung với virus, đó là nỗi sợ hãi về chiếc xe ngựa cuối cùng của sự phát triển kinh tế, tác động đến ngành ngoại thương. Tuy nhiên, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương không dám nói rõ ràng, mà lại sử dụng cụm từ “kiên trì ‘zero COVID động’, cũng cần phải tính sổ nợ quốc tế”  để nói cho qua chuyện.

Sau đó, bài viết tô vẽ cho ĐCSTQ: “Trong khi duy trì sự phát triển kinh tế và xã hội của riêng mình, Trung Quốc đã đóng góp quan trọng vào việc duy trì sự ổn định và thông suốt của chuỗi công nghiệp, chuỗi cung ứng toàn cầu và sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.” Rõ ràng là ĐCSTQ sợ bị ngạt thở, nhưng lại cố ý nói rằng đang tạo oxy cho người khác. Không ai trên thế giới này đạo đức giả và giỏi nói dối hơn ĐCSTQ.

Lời kết

Người dân thường phải làm gì trước sự ngu xuẩn trong chính sách chống dịch bệnh của ĐCSTQ và hành vi xấu xa thuộc về bản chất của ĐCSTQ? “Cô gái năng lượng YMC” bị mắc kẹt giữa Bắc Kinh và Yến Giao do chính sách phòng chống dịch bệnh của ĐCSTQ đã nói một câu: “Trước đây, khi họ (nhân viên phòng chống và kiểm soát dịch) giết hại thú cưng, tôi đã im lặng. Khi họ không cho bệnh nhân khó chịu trong người đi khám bệnh khiến bệnh nhân chết, tôi cũng không lên tiếng. Khi họ phớt lờ nỗi đau của cá nhân mà giương cao ngọn cờ ‘tất cả vì nhân dân’, tôi lặng lẽ quay đầu. Bây giờ, cuối cùng cũng đến lượt tôi.”

Chỉ cần dũng cảm vạch trần ĐCSTQ, để cho toàn thể Trung Quốc và thế giới thấy rõ bản chất của ĐCSTQ, thì tà ác sẽ không còn nơi nào để ẩn nấp.

Hác Bình
(Bài viết thể hiện quan điểm của cá nhân tác giả, được đăng trên Epoch Times)