Ngày 1/7 năm nay là kỷ niệm sinh nhật 100 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh đã tổ chức lễ chúc mừng một cách rầm rộ. Ông Tập Cận Bình mặc bộ trang phục Trung Sơn, cùng tiền nhiệm Tổng bí thư ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào sánh vai đến đài chủ tịch trên lầu cổng thành Thiên An Môn. Các thường ủy Bộ Chính trị ĐCSTQ khóa trước  như Ôn Gia Bảo, Ngô Bang Quốc, Tống Bình, Lý Thụy Hoàn, Tăng Khánh Hồng, Trương Đức Giang, Giả Khánh Lâm, Du Chính Thanh, Trương Cao Lệ, cũng tham gia buổi lễ này. 

Ôn Gia Bảo
Cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo trong ngày kỷ niệm 100 năm ĐCSTQ (1/7/2021) – (Nguồn: Chụp màn hình)

Cựu thường ủy Bộ Chính trị, cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo lên thành lầu Thiên An Môn, nhưng ông cố ý né tránh ống kính máy quay của CCTV. Tuy nhiên vẫn có phóng viên chụp lại được hình ảnh ông xem buổi lễ. Ông Ôn Gia Bảo trong ảnh tâm tình tỏ vẻ bi thương, muốn khóc nhưng không có nước mắt. Ông không giống như tham gia lễ mừng 100 năm, ngược lại lại giống tham gia tang lễ hơn. Vì sao tâm tình của ông lại nặng nề như thế? 

(Bài viết của Trương Kiệt, thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

Chí nguyện to lớn khó thành hiện thực, Ôn Gia Bảo từng chủ trương cải cách thể chế chính trị trong nhiệm kỳ của mình

Ông Ôn Gia Bảo với tư tưởng quản trị thân dân, hủy bỏ thuế nông nghiệp, dám đến tuyến đầu nơi xảy ra sự cố, thảm họa để đối thoại với người dân. Trong nhiệm kỳ của ông, thành quả phát triển của Trung Quốc trở lên nổi bật, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ông Ôn Gia Bảo chủ trương cải cách thể chế chính trị một cách rõ ràng, không gian tự do ngôn luận và không gian xã hội dân sự vẫn còn tồn tại. 

Ngày 14/3/2012, Hội nghị lần thứ 5 Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa 11 bế mạc, ông Ôn Gia Bảo đã tổ chức cuộc gặp mặt phóng viên trong và ngoài Trung Quốc lần cuối cùng. Ông nói: Sau khi nghiền nát “tứ nhân bang”, ĐCSTQ mặc dù đã đưa ra nhiều nghị quyết về vấn đề có tính lịch sử, đã thực hiện cải cách mở cửa. Nhưng sai lầm của Cách mạng Văn hóa và ảnh hưởng của phong kiến vẫn chưa hề được loại bỏ. Cùng với sự phát triển của kinh tế, lại sinh ra các vấn đề phân phối không công bằng, thiếu sự thành tín, tham ô hủ bại, v.v. Ông biết một cách sâu sắc rằng để giải quyết những vấn đề này, không chỉ cần tiến hành cải cách thể chế kinh tế, mà còn cần cải cách thể chế chính trị, đặc biệt là cải cách thể chế đảng và quốc gia lãnh đạo. Hiện tại cải cách đã đến giai đoạn quan trọng, không có sự thành công của cải cách thể chế chính trị, thì cải cách thể chế kinh tế không thể nào tiến hành đến cùng, thành quả đã đạt được vẫn có khả năng mất, vấn đề mới nảy sinh trong xã hội cũng không thể giải quyết được từ tận gốc rễ. Bi kịch lịch sử của Cách mạng Văn hóa vẫn có khả năng xảy ra một lần nữa. 

Khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói những lời này, ông Tập Cận Bình đã được nội bộ xác định là người kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào. Tuy nhiên, một số người có cái nhìn tiêu cực về ông Ôn Gia Bảo, cho rằng ông cực kỳ ngụy thiện, thân dân và cải cách thể chế chính trị đều là làm màu chính trị, chỉ nói miệng nhưng thực tế thì không phải như những gì đã nói. Trong nhiệm kỳ của ông Ôn Gia Bảo, tài sản riêng của những người đặc quyền đặc vị trở lên to lớn. Khi ứng phó với khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc đã rót vào thị trường 4 nghìn tỷ nhân dân tệ, được cho là phần lớn nguồn tiền chảy vào các tập đoàn đặc quyền đặc lợi. Ngày 26/10/2012 đến ngày 14/10/2019, New York Times đã hai lần đăng bài viết tiết lộ về tài sản khổng lồ của gia đình ông Ôn Gia Bảo. 

Giáo sư Trương Vĩ, thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách Trung Quốc thuộc Đại học Nottingham (Anh) biểu thị tán thành vào đề xướng cải cách chính trị của ông Ôn Gia Bảo. Ông nói, trong nội bộ ĐCSTQ các quan chức chủ lưu đều phản đối cải cách chính trị, ông Ôn Gia bảo có thể nhiều lần đứng ra kêu gọi cải cách thể chế chính trị, mặc dù ông làm như thế này là vì để lấy lòng người dân, thì cũng là điều đáng khen ngợi. Quan chức phương Tây đều lấy lòng người dân, bởi vì ý nghĩa của toàn bộ dân chủ chính là quan chức cần có trách nhiệm và lấy lòng người dân dựa trên lợi ích cơ bản của công chúng. ĐCSTQ nhiều năm qua đã hình thành một tập đoàn lợi ích tổng thể, trong lúc ông Ôn Gia Bảo kêu gọi cải cách chính trị và lấy lòng người dân, muốn mạo hiểm đắc tội tập đoàn lợi ích trong nội bộ đảng, việc nhiều lần công khai kêu gọi cải cách giống như Ông Ôn Gia Bảo là việc rất hiếm thấy trong các quan chức cấp cao của ĐCSTQ từ sau năm 1989. 

Giáo sư Trương Vĩ cho rằng nên đánh giá cao đối với những ngôn luận chủ chương cải cách thể chế chính trị của ông Ôn Gia Bảo. Mặc dù có phần diễn kịch, nhưng phát biểu những ngôn luận như thế này trong thể chế ĐCSTQ, cũng là cần phải gánh chịu rủi ro chính trị to lớn. Có một vấn đề cần nói rõ, ông Ôn Gia Bảo chủ trương cải cách thể chế chính trị không phải là muốn xây dựng chế độ dân chủ phương Tây, mà là nền dân chủ chính trị có thể ngăn cản ĐCSTQ mất tính chính danh cầm quyền. Ông Đặng Tiểu Bình cũng chủ trương cải cách thể chế chính trị, nhưng cải cách chính trị mà ông ta hiểu chỉ là nâng cao hiệu quả làm việc của hệ thống hành chính. Ông Hồ Diệu Bang chủ trương cải cách chính trị cũng không phải là muốn làm tan rã ĐCSTQ, cũng là hy vọng ĐCSTQ chấp chính trường kỳ. Ông Triệu Tử Dương chủ trương cải cách chính trị cũng là vì để cứu vãn ĐCSTQ. Những năm cuối đời, qua nhiều năm suy nghĩ, ông mới nhận thức được chỉ có hiến chính dân chủ mới là lối thoát duy nhất. Ông Tập Cận Bình phản đối cải cách chính trị cũng là vì để cứu vãn ĐCSTQ, ông cho rằng chỉ có tăng cường một đảng chuyên chính thì mới tránh được sự tan rã của ĐCSTQ, nền dân chủ hiến chính phương Tây tất nhiên khiến ĐCSTQ mất đi quyền lực. Cho nên, dù chúng ta thấy được sự khác biệt giữa ông Ôn Gia Bảo và ông Tập Cận Bình, nhưng cũng cần xem tính nhất trí nội tại của họ như thế nào.

Cố gắng thay đổi, sau khi giải nhiệm ông Ôn Gia Bảo cũng từng nhiều lần lên tiếng về cải cách

Ngày 26/3 – 4/6 năm nay, có bài viết hồi ức về người mẹ đã qua đời trên tờ Macau Herald. Nội dung bài viết bao gồm thời kỳ chiến tranh chống Nhật; những khổ nạn mà phần tử trí thức nhỏ như bố ông nếm trải trong thập niên 50 – 60; ông bị ném giày khi diễn giảng tại Anh, mẹ rất lo lắng, mặc dù như vậy nhưng ông vẫn kiên trì nhấn mạnh tình hữu nghị Trung – Anh. Cuối bài viết ông nói rằng: “Tôi đồng cảm với người nghèo, đồng cảm với người yếu thế, phản đối hiếp đáp và áp bức. Trung Quốc trong lòng tôi nên là một quốc gia tràn đầy công bằng chính nghĩa, ở đó mãi mãi có sự tôn trọng đối với nhân tâm, nhân đạo và bản chất của con người, mãi mãi có khí chất thanh xuân, tự do và chiến đấu. Tôi đã từng gào thét và phấn đấu vì những điều này. Đây là chân lý mà cuộc sống khiến tôi hiểu được, cũng là mẹ đã cho tôi hiểu được.”

Điều càng khiến người ta chú ý hơn đó là ông Ôn Gia Bảo đặc biệt nhắc đến cảm xúc “làm quan” của mình: “Tôi đã nghỉ hưu, làm việc 28 năm tại Trung Nam Hải, trong đó đảm nhiệm chức thủ tướng 10 năm. Đối với tôi, một người xuất thân như thế này mà nói, ‘làm quan’ vốn là chuyện ngẫu nhiên. Tôi phục tùng mệnh lệnh, luôn cẩn thận giống như đi trên lớp băng mỏng, như đối mặt với vực sâu, khi bắt đầu nhận việc tôi thường làm theo kế sách đã vạch ra sẵn.”

Có học giả cho biết, ông Ôn Gia Bảo lựa chọn công bố bài viết này trong khoảng thời gian kỷ niệm ông Hồ Diệu Bang qua đời, nói từ lịch sử khổ nạn của gia đình mình đến hy vọng Trung Quốc có công bằng chính nghĩa, là có hàm chứa tín hiệu chính trị mạnh mẽ. “Ở một ý nghĩa nào đó là tiếng nói chung của xã hội chủ lưu ở Trung Quốc bất mãn với hiện trạng xã hội chính trị hiện tại, yêu cầu khôi phục đạo đức ở mức độ thấp nhất hoặc yêu cầu chính trị ở mức độ thấp nhất, yêu cầu công bằng chính nghĩa. Đây là giá trị quan mà ông muốn nói, trái ngược rõ ràng với tình hình xã hội Trung Quốc trong 8 – 9 năm qua.” Đúng lúc ĐCSTQ củng cố quyền lực dịp kỷ niệm 100 năm, chuẩn bị cho Đại hội ĐCSTQ lần thứ 20 sắp tới, ông Ôn Gia Bảo lựa chọn thời điểm này để công bố bài viết, là công khai biểu đạt sự bất mãn đối với người chấp chính hiện tại. 

Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa, công tác tại Đại học Khoa học Kỹ thuật Sydney Úc cho rằng khi ông Ôn Gia Bảo tại vị, “Hồng nhị đại” đã giẫm ông dưới chân, cơ bản không coi ông ra gì và luôn tạo ra các loại tin đồn để công kích ông. Hiện tại có phải là nội bộ lại có người muốn động đến ông, lấy ông ra tế cờ hoặc muốn động đến người nhà ông, “Ông dùng cách này để đưa ra hồi đáp, bảo vệ mẹ và danh tiếng của mình”. Ông Ôn Gia Bảo từng nói về nỗi buồn khổ của bản thân mình trong một cuộc họp báo cuối cùng khi tại vị. Ông nói: “Trong thời gian tôi đảm nhiệm chức thủ tướng, xác thực là liên tiếp bị đặt điều nói xấu, mặc dù tôi không động tâm vì nó, nhưng trong lòng cũng không tránh khỏi cảm thấy có chút đau khổ. Loại đau khổ này không phải là loại đau khổ tin mà thấy nghi, trung thành mà bị vu cáo, mà là vì nhân cách độc lập của tôi không được người ta hiểu, tôi cảm thấy có chút lo lắng cho xã hội.”

Bài viết của ông Ôn Gia Bảo từng được các tờ báo trên mạng Trung Quốc đăng tải lại. Nhưng chỉ vài ngày sau, bài viết của ông đã bị chặn. 

Bài viết của ông Ôn Gia Bảo có giọng văn không chính thống, thậm chí là ngược với chính thống và suy xét lại, ông cảm khái đối với việc bản thân mình là người có vị trí cao trong các quan chức, tuyệt không liên quan đến chuyện đúng đắn chính trị của ĐCSTQ, thậm chí có chút phơi bày và vạch ra hiện tượng hỗn loạn trong cao tầng của ĐCSTQ. Đồng thời, ông Ôn Gia Bảo kêu gọi công bằng chính nghĩa và tôn trọng nhân tâm, nhân đạo và bản chất con người. Ở Trung Quốc hiện nay, với “đảng lãnh đạo tất cả”“muôn ngựa im tiếng” thì lời kêu gọi của ông không khác gì là một tiếng sấm đinh tai nhức óc. 

Ôn Gia Bảo rốt cuộc bi thương vì điều gì?

Từ khi ông Tập Cận Bình nắm quyền đến nay, thông qua chống tham nhũng, điều chỉnh quân đội và thiết lập tiểu tổ lãnh đạo cải cách nhanh trong tập trung tất cả quyền lực của quốc gia, sau đó bắt đầu quay trở lại hành trình chủ nghĩa toàn trị. Về chính trị, ông tuyên dương sùng bái cá nhân, làm mờ nhạt thảm họa Cách mạng Văn hóa, xóa bỏ hạn chế nhiệm kỳ của lãnh đạo quốc gia, nhấn mạnh đảng lãnh đạo tất cả, biến tập thể lãnh đạo thành độc tài cá nhân; về kinh tế, thông qua thông qua cải cách chế độ sở hữu hỗn hợp, thực thi hợp doanh công – tư lần thứ hai, tước đoạt tài sản của công ty tư nhân; về văn hóa, tuyên dương chủ nghĩa dân tộc, ngụy tạo lịch sử, làm mạnh thuyết hư vô lịch sử; về tư pháp, phủ định độc lập tư pháp, khiến tư pháp trở thành cán dao của ĐCSTQ; tại Hồng Kông thực thi quản chế toàn diện và thu hồi về Trung Quốc lần hai, hủy bỏ cam kết ‘một quốc gia, hai chế độ’; về ngoại giao, thực thi ngoại giao chiến lang, ngoại giao con tin; đối mặt với dịch virus corona mới, đổ lỗi nguồn gốc virus cho Mỹ, tô điểm bản thân thành lãnh tụ chống dịch; ở Biển Đông thì ra sức gây hấn, rêu rao dùng vũ lực thống nhất eo biển Đài Loan. Nói chung, có thể nói ông tập Cận Bình chỉ trong thời gian 3 năm đã hủy hoại hình tượng ngoại giao 30 năm của Trung Quốc. 

Ông Ôn Gia Bảo nhìn thấy thành quả phấn đấu của mình hóa thành tro bụi, nhìn thấy ĐCSTQ sắp đi đến sụp đổ, nhìn thấy Trung Quốc đang diễn biến thành Bắc Triều Tiên, ông không khỏi xót xa, muốn khóc mà không ra nước mắt. 

Hiện tại, chúng ta có một tổng kết. Ông Ôn Gia Bảo là nhân vật ở cao tầng của ĐCSTQ thuộc phe cải cách, ông hy vọng thông qua cải cách thể chế chính trị có hạn để khiến Trung Quốc có nhiều nhân quyền, pháp trị và dân chủ hơn một chút, nhưng ý nguyện của ông đã bị dập tắt. Tiếng kêu yếu ớt của ông không tạo ra được tiếng vang mạnh mẽ ở Trung Quốc. Ngược lại, chính quyền ông Tập Cận Bình đang ‘Triều Tiên hóa’ Trung Quốc. Khi ông Ôn Gia Bảo nhìn thấy đám đông hoan hô bên dưới cổng thành Thiên An Môn, ông phảng phất nhìn thấy sự điên cuồng của Hồng vệ binh năm xưa, khi nhìn thấy ông Tập Cận Bình hô hào muốn Mỹ “vỡ đầu chảy máu”, ông cảm nhận một cách sâu sắc sự ngu muội của người dân và sự mù mờ của Tập Cận Bình. Ông biết rằng một cuộc cách mạng phá bỏ cái cũ mục nát đang đến, dân tộc Trung Hoa lại sẽ gặp phải ‘gió tanh mưa máu’, nhưng bản thân ông không thể làm gì hơn. 

Trương Kiệt, Vision Times
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

Xem thêm: