Thể theo lệnh chế tài của Mỹ áp lên 11 quan chức Hồng Kông và Trung Quốc, các ngân hàng Trung Quốc có hoạt động tại Hồng Kông cũng đang thực hiện các biện pháp tạm thời để tuân thủ lệnh trừng phạt này.

bank of china hong kong shutterstock 353222714
Bloomberg tiết lộ rằng sau khi Mỹ công bố lệnh trừng phạt Lâm Trịnh Nguyệt Nga và 10 người khác, các ngân hàng Trung Quốc ở Hồng Kông sẽ tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ. Hình ảnh tòa tòa nhà Ngân hàng Trung Quốc tại Hồng Kông (Ảnh: pio3 / Shutterstock).

Ngày 12/8, Bloomberg (Mỹ) đưa tin rằng để có được các quỹ USD (đô la Mỹ) quan trọng và các kênh mạng lưới kinh doanh ở nước ngoài thì Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Trung Quốc tại Hồng Kông (Bank of China Ltd.), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction Bank Corp.) và Ngân hàng Thương gia Trung Quốc (China Merchants Bank Co.) không chỉ thận trọng trước việc 11 quan chức trong phạm vi chế tài mở tài khoản mới, họ còn đang thực hiện các biện pháp tạm thời để tuân thủ lệnh trừng phạt của Chính phủ Mỹ. Ít nhất một ngân hàng Trung Quốc đã đình chỉ hoạt động liên quan.

Thông tin trích dẫn nguồn tin nắm rõ tình hình cho biết, một số khách hàng của ngân hàng Trung Quốc đã bị cấm kinh doanh hoặc giao dịch tại Mỹ, ngân hàng đang xem xét và xử lý các giao dịch không phù hợp lệnh trừng phạt của Mỹ. Các ngân hàng nước ngoài như Citigroup đã thực hiện các bước để đình chỉ tài khoản hoặc thắt chặt kiểm soát khách hàng Hồng Kông. Các biện pháp này của các ngân hàng Trung Quốc và nước ngoài đã chứng tỏ lợi thế to lớn của đồng USD trong các giao dịch kinh doanh quốc tế và cũng là một cách để gây áp lực lên chính quyền Bắc Kinh.

Lý do vì các ngân hàng Trung Quốc muốn đảm bảo khả năng tham gia các kênh và thị trường tài chính toàn cầu. Theo dữ liệu của Bloomberg Intelligence, tính đến cuối năm 2019, bốn ngân hàng lớn của Trung Quốc đã nắm giữ 1.100 tỷ USD.

Theo nguồn tin, lệnh chế tài của Mỹ cũng tác động mạnh đối với các ngân hàng địa phương Hồng Kông về hoạt động kinh doanh USD, vì các ngân hàng này thực hiện các giao dịch ngoại hối và thanh toán tại Mỹ.

Trước thông tin mà Bloomberg đưa ra, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc đã không phản hồi yêu cầu bình luận, Ngân hàng Thương gia Trung Quốc từ chối bình luận, trong khi chính quyền Hồng Kông đang cân nhắc yêu cầu bình luận.

Tuần trước, Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 11 quan chức Hồng Kông và ĐCSTQ liên quan đến hủy hoại nền tự trị của Hồng Kông, theo đó tài sản của họ ở Mỹ bị đóng băng. Lệnh trừng phạt của Mỹ cấm các ngân hàng cung cấp dịch vụ cho các cá nhân bị trừng phạt, nếu không, họ có thể đối mặt với nguy cơ bị trừng phạt khi đi vào vào hệ thống tài chính của Mỹ.

Để trả đũa, chính quyền Bắc Kinh đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 11 người Mỹ, bao gồm cả Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio và Ted Cruz, nhưng không đưa bất kỳ quan chức cấp cao nào của Chính phủ Mỹ vào danh sách trừng phạt.

Trong lĩnh vực liên quan ở Hồng Kông, Ngân hàng Trung Quốc (BOC) có hoạt động kinh doanh bằng USD lớn nhất, tiếp theo là Ngân hàng Công thương Trung Quốc (Industrial & Commercial Bank of China). Trong 10 năm qua, các ngân hàng Trung Quốc đã mở rộng hoạt động kinh doanh toàn cầu bằng cách mở thêm các chi nhánh, thúc đẩy thâu tóm mua lại và phát hành các khoản vay, tận dụng mọi cơ hội có được từ các nhà máy điện cho đến các tuyến đường thu phí tại bản địa nơi họ đầu tư thâm nhập.

Trong một nỗ lực nhằm giảm bớt lo ngại về các lệnh trừng phạt của Mỹ, Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông (Hong Kong Monetary Authority) đã đưa ra một tuyên bố nêu rõ rằng các ngân hàng Hồng Kông không có nghĩa vụ tuân thủ các lệnh trừng phạt do luật pháp Mỹ áp đặt, kêu gọi các ngân hàng đánh giá xem có nên tiếp tục cung cấp dịch vụ hay không, phải đối xử công bằng với khách hàng.

Trong một báo cáo, nhà phân tích Katherine Lei của hãng dịch vụ tài chính JPMorgan Chase trú tại Hồng Kông đã cho biết rằng, sau khi Mỹ công bố lệnh trừng phạt đối với 11 quan chức trong đó có bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, các ngân hàng hoạt động kinh doanh tại Mỹ hoặc vận hành tài chính bằng USD có thể cần phải xem xét việc thực hiện nghĩa vụ của mình phù hợp với luật pháp của Mỹ. Tuy nhiên ông cho rằng lệnh trừng phạt không ảnh hưởng nhiều: “Chúng tôi nghĩ rằng rủi ro đối với các ngân hàng Trung Quốc là tương đối nhỏ, vì bốn quan chức Trung Quốc trong danh sách có thể nhận được dịch vụ ngân hàng từ các ngân hàng Trung Quốc không vận hành tài chính bằng USD hoặc nghiệp vụ liên quan đến Mỹ.”

Y Bình

Xem thêm: