Cơ quan ngôn luận lớn nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Nhân dân Nhật báo đã đăng một bài bình luận nhấn mạnh, việc xóa bỏ nhiệm kỳ chủ tịch nước không có nghĩa là cán bộ lãnh đạo sẽ “nhậm chức cả đời”, tuổi tác, tình hình sức khỏe không tốt sẽ không thích hợp để tiếp tục đảm nhiệm công tác, nên cần chiểu theo quy định của quốc gia để về hưu.

GettyImages 866097732
Ông Tập Cận Bình (Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images)

Ngày 1/3, Nhân dân Nhật báo đã đăng một bài bình luận dài của tác giả “Hiên Lý” nói về việc xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước.

Tuy nhiên, bài bình luận này cũng nhắc đến, quy định về nhậm chức tổng bí thư, chủ tịch Quân ủy Trung ương, chủ tịch Ủy ban Quân sự Quốc gia, chủ tịch nước vẫn giữ nguyên đồng nhất, “là thiết kế chế độ phù hợp với tình hình đất nước, đảm bảo đảng và quốc gia hòa bình ổn định lâu dài”.

Được biết, “Hiên Lý” hoặc “Trung Hiên Lý” là bút danh nổi tiếng được Cục Lý luận Bộ Tuyên truyền Trung ương thường dùng để đăng các bài viết trên các kênh truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), quan điểm thường được cho là chính thức biểu đạt thái độ của chính quyền Trung Quốc.

Bài bình luận còn nhắc đến, Điều lệ Đảng và Ủy ban Trung ương Đảng quy định nhiệm kỳ mỗi khóa là 5 năm, đối với tổng bí thư Ủy ban Trung ương và chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương không có quy định nhiệm kỳ liên tiếp không được quá 2 khóa; trong Khoản 4 Điều 93 của Hiến pháp hiện hành Trung Quốc, quy định đối với nhiệm kỳ mỗi khóa của Ủy ban Quân sự Trung ương tương đồng với nhiệm kỳ mỗi khóa của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, cũng không quy định nhiệm kỳ liên tiếp không được quá 2 khóa.

Bài bình luận nói, lần này việc sửa đổi quy định liên quan đến nhiệm kỳ chủ tịch nước trong Hiến pháp, có lợi cho việc đảm bảo tính nhất trí đối với thể chế lãnh đạo của đảng, chính phủ, quân đội, “khiến thể chế lãnh đạo “tam vị nhất thể” trong Hiến pháp được quán triệt và thể hiện rõ”. “Không có nghĩa là thay đổi chế độ nghỉ hưu của cán bộ lãnh đảng và quốc gia, cũng không có nghĩa là chế độ trọn đời của cán bộ lãnh đạo”.

Bài viết chỉ ra, Điều lệ ĐCSTQ quy định rõ ràng: Chức vụ của cán bộ lãnh đạo đảng các cấp đều không phải là trọn đời, đều có thể biến động hoặc giải nhiệm; tuổi tác và tình hình sức khỏe không thích hợp để cán bộ liên tiếp đảm nhiệm công tác, cần phải chiểu theo quy định nghỉ hưu của quốc gia.

Tuy nhiên, giới quan sát cũng chú ý, quan điểm của bài viết này lặp lại nhiều lần, dường như chưa giải thích rõ ràng, ví dụ như: ai sẽ thay đổi hoặc giải trừ chức vụ của lãnh đạo tối cao không hạn chế nhiệm kỳ, cho đến ai sẽ quyết định lãnh đạo không thích hợp để liên tục đảm nhiệm công tác.

Ngày 25/2, Tân Hoa Xã công bố “Kiến nghị liên quan đến sửa đổi một phần nội dung Hiến pháp”. Trong đó kiến nghị sửa đổi Khoản 3 Điều 79 Hiến pháp Trung Quốc “Mỗi khóa nhiệm kỳ chức chủ tịch và phó chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tương đồng với mỗi khóa nhiệm kỳ của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc, nhậm chức liên tiếp không được quá 2 khóa” sửa đổi thành “Mỗi khóa nhiệm kỳ chức chủ tịch và phó chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tương đồng với mỗi khóa nhiệm kỳ của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc”.

Trong báo cáo công khai tại Hội nghị Trung ương 2 khóa 19 diễn ra tháng Một, đề cập đến việc sẽ viết “Tư tưởng Tập Cận Bình” vào trong Hiến pháp, nhưng không nói rõ về vấn đề điều chỉnh hạn chế nhiệm kỳ. Ngày 25/2, trang web tiếng Anh của Tân Hoa Xã công bố thông tin về việc kiến nghị sửa đổi Hiến pháp, thông tin này sau đó đã khiến dư luận dậy sóng. Tuy nhiên có tin chỉ ra, hành động này của Tân Hoa Xã khiến ĐCSTQ rơi vào bị động trong xử lý dư luận, người phụ trách nội bộ Tân Hoa Xã được cho là bị chỉnh đốn.

Sau đó, trong báo cáo của Hội nghị Trung ương 3 khóa 19 diễn ra 3 ngày, bế mạc vào ngày 28/2, chỉ nhắc đến hội nghị đã chính thức thông qua danh sách giới thiệu ứng cử viên lãnh đạo các cơ quan quốc gia cho lưỡng hội, và danh sách ứng cử viên cho chính hiệp, đồng thời thông qua cải cách cơ quan đảng, và cơ cấu chính phủ. Đối với kiến nghị sửa đổi hiến pháp mà trước đó khiến dư luận bàn tán lại không nhắc đến chữ nào.

Ngoài ra, trong báo cáo được đăng trên Báo Công an Nhân dân thuộc Bộ Công an cho biết, công an toàn quốc kiên quyết ủng hộ kiến nghị sửa đổi một phần nội dung Hiến pháp, bản tuyên cáo này không nhắc đến nội dung liên quan sửa đổi hiến pháp, thậm chí toàn bài không nhìn thấy cụm từ “chủ tịch nước”.

Theo Hãng thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA), sau khi thông tin được Tân Hoa Xã công bố, liền có kênh truyền thông nhận được chỉ thị miệng “không được đưa tin nổi bật”. Còn về vấn đề vì sao chính quyền muốn làm dịu việc đưa tin về sửa đổi hiến pháp, một người làm trong giới truyền thông cho biết, đưa tin càng nhiều, thì ý kiến cũng càng nhiều, bị nước ngoài lấy làm chủ đề đưa tin, thì khả năng xảy ra việc chống đối ở trong nước càng cao. Do đó, trong vấn đề tuyên truyền “cần ổn định” mới phù hợp với yêu cầu, để người dân biết được “sửa đổi hiến pháp cần làm như thế” là khả dĩ rồi.

Trí Đạt

Xem thêm: