“Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” đang giấy lên sự quan tâm mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, ngày 24/5, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Nghị lại tuyên bố “Vấn đề ở Hồng Kông là công việc nội bộ của Trung Quốc, không chấp nhận bất kỳ can thiệp nào từ nước ngoài.”

shutterstock 1341935660
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Ảnh: Shutterstock)

Sau phiên họp thứ ba Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa 13, chiều ngày 24/5, Ủy viên Hội đồng Nhà nước kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vương Nghị đã tổ chức họp báo, dựa theo nội dung được phát trực tiếp trên website Chính phủ Trung Quốc, các hãng truyền thông đã đặt ra các câu hỏi rằng gần đây, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc dự tính ban hành Luật An ninh Quốc gia mà không cần có sự thông qua của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, hiện đang làm giấy lên nhiều phản đối trong dân chúng, vậy ông có lo lắng gì nếu như điều này sẽ làm tổn hại đến vị thế Trung tâm kinh tế thế giới của Hồng Kông?

Ông Vương Nghị trả lời: “Vấn đề ở Hồng Kông là việc nội bộ của Trung Quốc, chúng tôi không chấp nhận bất kỳ can thiệp từ nước ngoài.” Ông Vương cho rằng kể từ khi Hồng Kông phản đối Dự luật Dẫn độ vào năm ngoái, các hoạt động khủng bố bạo lực và sự can thiệp từ nước ngoài đã gây tổn hại nghiêm trọng đến an ninh quốc gia Trung Quốc, “cũng đe dọa đến việc duy trì một Hồng Kông thịnh vượng và thúc đẩy ‘một quốc gia hai chế độ’”. Ông tuyên bố “Bảo vệ an ninh quốc gia trước nay vẫn luôn là trách nhiệm của Trung ương, điều này là đúng ở bất kỳ quốc gia nào.”

Họ Vương khẳng định việc thúc đẩy “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” là việc cần phải làm và không thể chậm trễ. 

Đáp lại những lo ngại từ ngoại giới về việc vị thế trung tâm tài chính toàn cầu của Hồng Kông sẽ bị phá hủy bởi quyết định của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, ông Vương Nghị trả lời: “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” sẽ cung cấp cho Hồng Kông một hệ thống pháp lý hoàn chỉnh hơn. “Do đó mọi người hãy tin tưởng vào tương lai của Hồng Kông, đừng nên quá lo lắng!”

Phát ngôn của ông Vương Nghị đã gây náo động dư luận ngoại giới. Một cư dân mạng bình luận: “Cái câu ‘mọi người hãy tin tưởng vào tương lai của Hồng Kông, đừng nên quá lo lắng’ đúng thật là nực cười!”; “Vương Nghị có lẽ là kẻ không biết xấu hổ nhất trong đám quan chức ĐCSTQ”. “Thỏa thuận giấy trắng mực đen nói xé bỏ là có thể xé bỏ được ngay, trở mặt không nhận người, toàn là chuyện ĐCSTQ chuyên làm!”. “ĐCSTQ đi can thiệp khắp nơi chuyện nội bộ của nước khác, giờ lại yêu cầu đừng ai động đến chuyện ở Hồng Kông, có loại đạo lý ‘lưu manh’ vậy sao?”. “Chúng ta tràn đầy lòng tin vào tương lai của Hồng Kông, nhưng đối với ĐCSTQ tuyệt đối không thể tin tưởng chút nào.”

Nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ” cụ thể là đề cập đến trật tự thể chế và khung nguyên tắc sau khi chủ quyền được chuyển sang Trung Quốc Đại Lục. Chính phủ ĐCSTQ từng tuyên bố rằng “Người Hồng Kông tự trị Hồng Kông và nó sẽ không thay đổi trong 50 năm.” Trong thời kỳ này, Hồng Kông vẫn giữ nguyên hệ thống kinh tế tư bản, hệ thống chính trị, hệ thống tài chính và quan hệ đối ngoại, được coi là một “đặc khu hành chính”, Hồng Kông có ” “Hiến pháp thu nhỏ”, “Luật Cơ bản” của mình.

Tuy nhiên, năm 2002, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã cố gắng kiểm soát Chính phủ Hồng Kông để thúc đẩy Điều 23 của Luật Cơ bản, trong đó có đoạn: “Luật pháp tự chủ của đặc khu hành chính Hồng Kông nghiêm cấm mọi hành vi phản quốc, chia rẽ quốc gia, kích động phản loạn lật đổ chính phủ trung ương và ăn cắp bí mật quốc gia. Nghiêm cấm các tổ chức, đoàn thể chính trị nước ngoài tiến hành các hoạt động chính trị tại Hồng Kông; nghiêm cấm các tổ chức chính trị ở Hồng Kông thiết lập quan hệ với các tổ chức chính trị nước ngoài.” Điều khoản này đã gây ra phản ứng mạnh mẽ của người dân Hồng Kông. Chính quyền Trung Quốc đã từng cố gắng thông qua luật này vào năm 2003 nhưng phải nhượng bộ sau khi 500.000 người Hồng Kông xuống đường biểu tình. Điều luật này chưa bao giờ được ban hành và sau đó đã không đề cập đến trong nhiều năm.

Đến năm 2019, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ lần nữa yêu cầu Chính phủ Hồng Kông thúc đẩy “Dự luật Dẫn độ Hồng Kông 2019” đối với những tội phạm chạy trốn và các vấn đề hình sự (sửa đổi). Điều này đã khiến 1,03 triệu người ở Hồng Kông xuống đường yêu cầu Chính phủ Hồng Kông rút lại quyết định, trở thành cuộc biểu tình kháng nghị lớn nhất kể từ khi chủ quyền được chuyển sang Trung Quốc Đại Lục năm 1997. Vụ việc gây chấn động thế giới. Truyền thông nước ngoài đã báo cáo chi tiết, ngược lại, truyền thông nhà nước Trung Quốc luôn né tránh không đề cập đến vấn đề, thậm chí còn chặn bỏ tất cả các nội dung có liên quan.

Mộc Lan

Xem thêm: