Chỉ trong ngày 6/11 vừa qua, chính quyền Bắc Kinh đã tuyên bố bãi nhiệm 4 Bộ trưởng những bộ quan trọng của bộ máy chính phủ: Quốc an, Dân chính, Giám sát, Tài chính; đồng thời 3 Bộ trưởng mới được bổ nhiệm.

Trong số những người này, truyền thông nhà nước Trung Quốc không nhắc đến tương lai chính trị của ông Bộ trưởng Bộ Dân chính bị bãi nhiệm, có tin cho rằng ông này đã bị bắt điều tra. Có thể thấy, hệ thống Quốc an Trung Quốc thường xuyên là đối tượng bị sàng lọc vì “không trung thành chính trị”.

(Từ trái qua) Trung Quốc cách chức 4 Bộ trưởng: Bộ trưởng Quốc an Cảnh Huệ Xương, Bộ trưởng Bộ Dân chính Lý Lập Quốc, Bộ trưởng Bộ Giám sát Hoàng Thụ Hiền, Bộ trưởng Bộ Tài chính Lâu Kế Vĩ.
(Từ trái qua) Trung Quốc cách chức 4 Bộ trưởng: Bộ trưởng Quốc an Cảnh Huệ Xương, Bộ trưởng Bộ Dân chính Lý Lập Quốc, Bộ trưởng Bộ Giám sát Hoàng Thụ Hiền, Bộ trưởng Bộ Tài chính Lâu Kế Vĩ.

Ngày 7/11, Ban Thường trực Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa 12 đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thông qua Quyết định cách chức Bộ trưởng Bộ Quốc an Cảnh Huệ Xương (Geng Huichang), Bộ trưởng Bộ Dân chính Lý Lập Quốc (Li Liguo), Bộ trưởng Bộ Giám sát Hoàng Thụ Hiền (Huang Shuxian), Bộ trưởng Bộ Tài chính Lâu Kế Vĩ (Lou Jiwei); đồng thời bổ nhiệm ông Trần Văn Thanh (Chen Wenqing) làm Bộ trưởng Bộ Quốc an, ông Hoàng Thụ Hiền quay sang làm Bộ trưởng Bộ Dân chính, ông Tiếu Tiệp (Xiao Jie) làm Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Ông Cảnh Huệ Xương (65 tuổi) sau khi bãi nhiệm vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc an đã được giao chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiều bào Đài Loan – Hồng Kông – Macao thuộc Hội nghị Hiệp thương Chính trị toàn quốc.

Hệ thống Quốc an hiện nay được hình thành từ thời cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân nắm quyền, trong thời gian dài dưới sự thao túng của ông Tăng Khánh Hồng và Chu Vĩnh Khang đã xây dựng vây cánh rộng khắp. Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, Bộ Quốc an vẫn còn lại “cuống rễ” của thế hệ ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, ngoài cựu Bí thư Ban Chính pháp Chu Vĩnh Khang thì ông Bộ trưởng Hứa Vĩnh Dược (Xu Yongyue) cũng được xem là “cuống rễ” của ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng. Năm 1998, dưới thời ông Giang Trạch Dân, ông Cảnh Huệ Xương được đề bạt làm Thứ trưởng Bộ Quốc an, đến năm 2007 lên thay ông Hứa Vĩnh Dược làm Bộ trưởng.

Ông Tập Cận Bình đã thực hiện kế hoạch sàng lọc mạnh mẽ đối với hệ thống Quốc an. Ngày 29/7/2014 đã chính thức lập án điều tra đối với ông Bí thư Ban Chính pháp Chu Vĩnh Khang. Trước đó, vào đầu năm 2014, ông Cục trưởng Cục Quốc an Bắc Kinh Lương Khắc (Liangke) cũng đã bị Ban Kỷ luật Trung ương bắt đi.

Tháng 1/2015, ông Thứ trưởng Bộ Quốc an Mã Kiến (Ma Jian) cũng bị xử lý, sau đó lại có thông tin về ông thứ trưởng Khâu Tiến (Qiu Jin) bị quản thúc.

Truyền thông Hồng Kông cũng đưa thông tin ông Hứa Vĩnh Hoạt hiện đang bị kiểm soát phạm vi hoạt động, không được ra khỏi Bắc Kinh.

Ngày 19/5/2015, chính quyền Bắc Kinh tổ chức Hội nghị Hệ thống An ninh Quốc gia, tại hội nghị ông Tập Cận Bình đã công khai nhấn mạnh Hệ thống An ninh Quốc gia phải “tuyệt đối trung thành”. Phát biểu của ông Tập Cận Bình đã dẫn theo nhiều suy đoán về hệ thống này.

Ông Bộ trưởng mới của Bộ Quốc an là ông Trần Văn Thanh vốn là Phó Bí thư Ủy ban Kỷ luật Trung ương, thuộc cấp của ông Vương Kỳ Sơn, năm nay 56 tuổi, là người ở Nhân Thọ – Tứ Xuyên, từng làm việc trong nhiều hệ thống như Kiểm tra kỷ luật, Kiểm sát, Quốc an, Công an, trở lại hệ thống Quốc an công tác vào khoảng tháng 4/2015.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Lâu Kế Vĩ năm nay 66 tuổi. Lâu Kế Vĩ nhậm chức Bộ trưởng Tài chính vào tháng 3/2013, trong thời gian nhậm chức đã đẩy mạnh cải cách chế độ tài chính và thuế vụ. Từng có thông tin cho rằng, ông Lâu Kế Vĩ nổi tiếng “ngay thẳng”, từng có thời bị ghẻ lạnh nhiều năm vì đắc tội với ông Giang Trạch Dân.

Ông Bộ trưởng Tài chính mới Tiêu Tiệp sinh năm 1957, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính, Ủy viên Thường vụ tỉnh Hồ Nam, Cục trưởng Tổng cục thuế quốc gia. Ông Tiêu Tiệp nhậm chức Phó Ban thư ký Chính phủ vào tháng 3/2013.  

Có thông tin chỉ ra, ông Tiêu Tiệp là cháu của nguyên Phó Thủ tướng Trung Quốc Ngô Nghĩa (Wu Yi), cũng có thông tin cho rằng chỉ là cháu rể của ông Ngô Nghĩa.

Ông Hoàng Thụ Hiền, Bộ trưởng Dân chính mới nhậm chức hiện đã 62 tuổi, từng là Ủy viên Thường vụ tỉnh Giang Tô, Phó Bí thư, Trưởng ban Giám sát tỉnh Giang Tô; nhậm chức Thứ trưởng Bộ Giám sát vào tháng 2/2001; nhậm chức Phó Bí thư Ban Kỷ luật Trung ương tháng 10/2007; nhậm chức Bộ trưởng Bộ Giám sát tháng 3/2013. Cuối tháng 3/2013 lại được giao chức Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Quốc gia.

Sau khi ông Hoàng Thụ Hiền nhậm chức Bộ trưởng Bộ Giám sát còn kiêm nhiệm thêm hai chức vụ: Chủ nhiệm Văn phòng Truy cứu Quốc tế Ban Điều phối Chống tham nhũng Trung ương; Tổ phó Tổ Chuyên môn Cải cách cơ chế Kiểm tra kỷ luật. Nhiều nguồn tin nhận định, ông Hoàng Thụ Hiền là người của ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo.

3 Bộ trưởng mới bổ nhiệm của Trung Quốc, từ trái qua là ông
3 Bộ trưởng mới bổ nhiệm của Trung Quốc, từ trái qua là ông Hoàng Thụ Hiền, ông Tiếu Tiệp và ông Trần Văn Thanh.

Ông Lý Lập Quốc vừa bị miễn chức Bộ trưởng Bộ Dân chính hiện đã 63 tuổi, người Hà Bắc, từng công tác 23 năm ở Liêu Ninh, đảm nhiệm các chức vụ: Phó Bí thư đoàn tỉnh Liêu Ninh, Phó Thị trưởng Bàn Cẩm. Sau được điều về nhậm chức ở Tây Tạng, giữ chức Thứ trưởng Bộ Dân chính năm 2003, lên chức Bộ trưởng năm 2010.

Ông Lý Lập Quốc là Ủy viên Trung ương đảng, nhưng tại Hội nghị toàn thể lần thứ 6 ĐCSTQ vào tháng Mười vừa qua đã vắng mặt. Ngày 30/10, Nhật báo Apple của Hồng Kông đưa tin ông này đã bị Ban Kỷ luật Trung ương bắt đi điều tra, là Bộ trưởng đầu tiên bị “ngã ngựa” khi đang tại nhiệm kể từ sau Đại hội 18 ĐCSTQ. Thông tin cho rằng có thể liên quan đến hoạt động chống tham nhũng ở tỉnh Liêu Ninh.

>> Thanh tẩy ‘bang Liêu Ninh’: Nhiều ‘lão hổ’ liên tiếp ‘ngã ngựa’

Trong số những nhân vật bị cách chức kể trên, ngoài nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc an Cảnh Huệ Xương được điều chuyển giữ chức vụ trong hệ thống Hiệp thương Chính trị, thì thông tin đáng chú ý do truyền thông Bắc Kinh đưa tin là việc ông Lâu Kế Vĩ trở thành thành viên Ban Tuyên truyền Trung ương Hội nghị toàn thể lần thứ 6, đã theo đoàn đi các địa bàn làm nhiệm vụ tuyên truyền. Ngoài ra, không thấy nhắc đến tiền đồ của ông Bộ trưởng Dân chính Lý Lập Quốc vừa bị bãi nhiệm.

Bên cạnh đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng không đề cập ai sẽ trở thành Bộ trưởng Bộ Giám sát sau khi ông Hoàng Thụ Hiền rời khỏi chức vụ.

Mộc Vệ

Xem thêm: