Trong nghi thức tiễn đưa di thể Đặng Tiểu Bình, để che đậy thế giới nội tâm của mình, trong lúc phát biểu, Giang Trạch Dân còn cố gắng để cho tiếng nói của mình nghe có vẻ bi thương. Để tăng thêm hiệu quả, Giang Trạch Dân còn cố ý vắt ra nước mắt. Tuy nhiên người hiểu rõ nội tình đều biết tâm thái thực sự của Giang là như thế nào. Bức ảnh Giang Trạch Dân lau nước mắt, đến hiện nay, thỉnh thoảng vẫn bị người ta lấy ra làm trò cười.

Giang Trạch Dân
Giang Trạch Dân lau nước mắt trong lễ tang Đặng Tiểu Bình (Ảnh từ Internet)

Bức ảnh Giang Trạch Dân lau nước mắt thường bị lấy làm trò cười

Theo cuốn “Con người Giang Trạch Dân” tiết lộ, năm 1997, là một năm vô cùng quan trọng trong chính đàn ở cao tầng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Tháng 12/1993, Đặng Tiểu Bình xuất hiện nổi bật tại Đại Kiều, quận Dương Phố, thành phố Thượng Hải; sau đó xuất hiện trên Đài truyền hình Trung ương (CCTV) vào đêm giao thừa tết âm lịch. Đây là lần xuất hiện công khai cuối cùng của ông trước khi qua đời. Sự suy yếu tinh thần của Đặng Tiểu Bình không những làm cho thị trường cổ phiếu Hồng Kông lập tức xuống dốc, mà còn khiến những người có quan hệ mật thiết trong nội bộ ĐCSTQ cũng căng thẳng thần kinh.

Giang Trạch Dân không thể nào tùy ý gặp được Đặng Tiểu Bình, có việc gì đều do văn phòng của Đặng thông báo, do đó lần xuất hiện này của Đặng khiến Giang Trạch Dân cảm thấy tình hình sắp có chuyển biến tốt cho mình, chiếc vòng kim cô trên đầu đã lỏng ra rồi. Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng thường nghiên cứu làm thế nào để thêm bước nữa đứng vững, họ phát hiện, chỉ cho người của mình cướp đoạt địa bàn thì không đủ, còn cần mua chuộc lòng người trên mọi phương diện. Trong vài năm tiếp sau đó, Giang Trạch Dân dùng các loại phương pháp hủ bại để kéo bè kết phái để thay đổi sự trung thành của các quan chức cấp cao. Giang Trạch Dân phát hiện, hủ bại vẫn còn một điểm hay có thể dùng, đó chính là những người không trung thành với mình thì có thể dùng biện pháp “chống tham nhũng” để thanh trừng, biện pháp này về sau còn được Giang Trạch Dân dùng để đả kích những kẻ thù chính trị.

Tuy nhiên, chỉ cần Đặng Tiểu Bình vẫn còn sống, thì trong tâm Giang Trạch Dân vẫn còn kiêng nể. Tháng 12/1996, sau nhiều năm mắc bệnh Parkinson, do bệnh tình ngày càng nặng, nên phải nằm viện để điều trị. Hai tháng trôi qua, điều khiến Giang thất vọng chính là Đặng Tiểu Bình vẫn chưa trút hơi thở cuối cùng. Giang Trạch Dân nôn nóng nếu Đặng Tiểu Bình vẫn cứ kéo dài mà không đi, không khéo bệnh tình có chuyển biến tốt. Những ngày tháng đợi chờ đối với Giang Trạch Dân mà nói, là một loại dày vò đau khổ.

Khoảng 21h08 ngày 19/2/1997, Đặng Tiểu Bình qua đời.

Người của Giang Trạch Dân nhanh chóng lấy danh nghĩa “Trung ương ĐCSTQ, Ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc, Quốc vụ viện, Ủy ban Chính hiệp toàn quốc và Ủy ban quân sự Trung ương” để phát biểu “Thư cáo đến toàn đảng, toàn quân toàn dân” bài phát biểu nói “Trung ương đảng với hạt nhân là đồng chí Giang Trạch Dân” nhất định sẽ tiếp tục kiên trì sự nghiệp cải cách mở cửa do đồng chí Đặng Tiểu Bình vạch ra.

Trong nghi thức tiễn biệt di thể của Đặng Tiểu Bình, để che giấu thế giới nội tâm của mình, khi phát biểu Giang Trạch Dân còn cố gắng khiến tiếng nói của mình chất chứa bi thương. Để tăng thêm hiệu quả, Giang Trạch Dân đặc biệt “vắt” ra cả nước mắt. Tuy nhiên những người biết rõ nội tình đều biết tâm thái của Giang Trạch Dân là như thế nào. Bức ảnh Giang Trạch Dân lau nước mắt, đến nay vẫn thường bị người ra lấy ra làm trò cười.

Phát biểu nội bộ của Giang Trạch Dân: Đặng Tiểu Bình qua đời là “đại hỷ sự”

Đặng Tiểu Bình mắc bệnh Pakinson nhiều năm, từ khi nhập viện điều trị đến lúc tắt hơi thở cuối cùng, trong hơn 2 tháng này, đối với Giang Trạch Dân mà nói thì là một loại dày vò đầy đau khổ. Ông ta lo lắng, nếu Đặng cứ kéo dài mà không đi, không khéo bệnh tình có chuyển biến tốt thì lại có sự thay đổi.

Đến khi Đặng Tiểu Bình qua đời thực sự, trong phát biểu nội bộ, Giang Trạch Dân truyền đạt lời nói đã tiết lộ, năm nay có 2 chuyện mừng lớn: một là Đặng Tiểu Bình qua đời, một chyện nữa là Hồng Kông quay trở lại với Trung Quốc. Có thể thấy, sự vui mừng của Giang Trạch Dân đã không thể che giấu được. Những người tham dự nghe thấy lời này đều vô cùng kinh ngạc, nhưng không có ai đặt câu hỏi nghi ngờ gì.

Giang Trạch Dân ra tay độc ác với nhà Đặng Tiểu Bình

Giang Trạch Dân
Giang Trạch Dân và Đặng Tiểu Bình (Ảnh từ internet)

Sau khi Đặng Tiểu Bình qua đời, Giang Trạch Dân cũng bắt đầu ra tay độc ác với gia đình Đặng Tiểu Bình, ép gia đình họ Đặng phải rút lui khỏi chính đàn. 

Giang Trạch Dân trước tiên hạ lệnh không cho phép con rể Đặng Tiểu Bình là Hạ Bình tiếp tục nhậm chức Tổng giám đốc Công ty Bảo Lợi, từng đáp ứng sắp xếp con gái thứ 3 của Đặng Tiểu Bình là Đặng Dung làm Trưởng ban liên lạc Trung ương ĐCSTQ cũng không còn được nhắc đến nữa. Sau đó, đích thân Giang hạ lệnh miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Công ty công nghiệp kim loại màu của con rể Đặng Tiểu Bình là Ngô Kiến Thường.

Trước khi Đại hội 15 ĐCSTQ diễn ra, nội bộ chính đàn Bắc Kinh từng có tin đồn Ngô Kiến Thường sẽ được làm Ủy viên Trung ương.

Ngày 27/2/1998, kênh truyền thông nhà nước đã công bố lệnh bổ nhiệm và miễn nhiệm nhiều người, trong đó có Ngô Kiến Thường bị miễn nhiệm chức vụ Tổng giám đốc công ty Kim loại màu Trung Quốc, được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Công nghiệp luyện kim. Sau 1 tuần khi thông tin được đăng tải trên báo chí, đương nhiệm Tổng thư ký Quốc vụ viện khi đó là La Cán, trong ngày khai mạc Nhân đại đã chính thức tuyên bố “Phương án cải cách cơ cấu Quốc vụ viện” trong đó có xóa bỏ Bộ Công nghiệp luyện kim. Cũng tức là, Ngô Kiến Thường chỉ ngồi được 7 ngày ở chiếc ghế Thứ trưởng Bộ luyện kim.

Chả trách trên dưới nhà họ Đặng toàn là những tiếng chửi rủa, chỉ trích Giang Trạch Dân lấy người nhà họ Đặng làm “trò đùa”. 

Con gái thứ 3 của Đặng Tiểu Bình là Đặng Dung, khi được Giang Trạch Dân bổ nhiệm, từng nhiều lần thay thế Đặng Tiểu Bình để phát biểu ra bên ngoài, thường trả lời phóng viên nước ngoài về vấn đề như Đặng Tiểu Bình tín nhiệm Giang Trạch Dân, khiến dư luận có sự hoài nghi sâu sắc về việc quyền vị của Giang Trạch Dân liệu có vững chắc hay không. Điều này khiến Giang Trạch Dân hận đến nỗi mấy lần làm rơi vỡ ly trà trên tray. Do đó, khi Đặng Tiểu Bình vẫn chưa qua đời, Giang liền nhanh chóng hạ thủ với con cái nhà họ Đặng.

Do vậy, 2 năm trước khi Đặng Tiểu Bình qua đời, Tăng Khánh Hồng đã âm thầm thu thập những tài liệu đen của nhà họ Đặng, đợi đến trước khi Đặng Tiểu Bình qua đời, Tăng Khánh Hồng dùng tội danh tham nhũng để bắt con trai Đặng Tiểu Bình là Đặng Chất Phương, bức bách vợ của Đặng Tiểu Bình là Trác Lâm suýt nữa tự sát, cuối cùng nhà họ Đặng buộc Giang Trạch Dân phải từ bỏ việc điều tra Đặng Chất Phương. Từ đó về sau, Đặng Chất Phương không còn xuất hiện trên thương trường nữa. Gia tộc nhà họ Đặng dường như đã bị đánh bật ra khỏi vòng tròn chính trị.

Mặc dù đã diễn một vở kịch lau nước mắt, nhưng hai ngày sau khi kết thúc lễ truy điệu Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân đã vội vã yêu cầu quân đội và cảnh sát vũ trang học tập lời truy điệu của Giang Trạch Dân, quan quân bị yêu cầu “tuyệt đối giữ nhất trí hoàn toàn với Trung ương đảng lấy Giang Trạch Dân làm hạt nhân”. Khi Đặng Tiểu Bình qua đời chưa đầy 1 tuần, tờ Nhân dân Nhật báo liền đăng bài xã luận, trong đó câu “Trung ương đảng lấy Giang Trạch Dân làm hạt nhân” xuất hiện tới 9 lần.

Tuyết Mai

Xem thêm: