Trong đợt sóng gió “bông Tân Cương” vài tháng trước, các nghệ sĩ Trung Quốc và Hồng Kông trước sức ép của dư luận Đại Lục đã “cắt đứt” quan hệ với các thương hiệu quốc tế nào từ chối sử dụng bông Tân Cương liên quan đến cưỡng bức lao động. Ca sĩ nổi tiếng Hồng Kông Trần Dịch Tấn cũng đã hủy bỏ hợp đồng với Adidas và có thể phải đối mặt với số tiền bồi thường vì vi phạm hợp đồng với giá rất cao. Tuy nhiên, một cảnh quay bất ngờ đã xuất hiện tại Thế vận hội Tokyo cho thấy toàn bộ đội tuyển bóng chuyền nữ Trung Quốc lại mặc áo thi đấu của Adidas và để thua Thổ Nhĩ Kỳ ngay trận đầu tiên. Cư dân mạng Hồng Kông cho rằng Trần Dịch Tấn đã bị đội tuyển quốc gia Trung Quốc “bán đứng“, trở thành “kẻ ngốc 5 nghìn năm mới gặp một lần”.

Eason Chan Trần Dịch Tấn
Ca sĩ Hồng Kông Trần Dịch Tấn (Nguồn: Ảnh cắt từ MV)

Tổng hợp thông tin từ truyền thông Hồng Kông và Đài Loan đưa tin, ngày 25/7, đội bóng chuyền nữ Trung Quốc đã để thua liên tiếp 0 : 3 trước Thổ Nhĩ Kỳ ở vòng sơ loại của môn bóng chuyền nữ Olympic. Tiêu điểm của “tiểu phấn hồng” (những thanh niên yêu ĐCSTQ mù quáng) nhanh chóng đổ dồn vào chiếc áo thi đấu của đội bóng chuyền nữ, bởi trên đó có in thương hiệu quốc tế Adidas. Hồi tháng Ba năm nay, công ty thời trang Thụy Điển H&M vì từng tuyên bố từ chối sử dụng bông Tân Cương liên quan đến cưỡng bức lao động và xâm phạm nhân quyền nên đã bị ĐCSTQ phát động tẩy chay. Sau đó, hàng trăm thương hiệu như Adidas, Nike, v.v, cũng bị liệt vào danh sách bị tẩy chay.

Thời điểm đó, trước áp lực dư luận, rất nhiều nghệ sĩ Trung Quốc và Hồng Kông vô cùng “đau đầu”, liên tiếp cắt đứt quan hệ với những thương hiệu này để tự bảo vệ mình. Ca sĩ Hồng Kông Trần Dịch Tấn là người đại diện toàn cầu trọn đời của Adidas đã hơn 10 năm. Vậy mà ngay sau khi sóng gió tẩy chay nổi lên, ngày 25/3, anh đã thông qua công ty quản lý để tuyên bố đơn phương hủy hợp đồng, “kiên quyết tẩy chay hành vi làm ô danh Trung Quốc”. Trần Dịch Tấn cũng vì thế mà chịu nhiều chỉ trích của người dân Hồng Kông, bị coi thường vì đã vội vã nịnh nọt và biểu thị lòng trung thành với Bắc Kinh. Một phương diện khác, vợ của anh Trần là cô Từ Hào Oanh (Hilary Tsui) cũng bị “tiểu phấn hồng” công kích là một “fan” của Nike. Theo báo cáo, sự kiện này đã khiến anh Trần vô cùng mệt mỏi. Khi đó, anh ta đã xóa hết ảnh trên mạng xã hội Instagram chỉ còn để lại 3 bức ảnh, trên mạng cũng chú ý đến việc anh ta phải đối mặt với khoản bồi thường vi phạm hợp đồng lên đến 60 triệu nhân dân tệ. 

Dù vậy, chỉ vài tháng sau sự kiện này, đội tuyển bóng chuyền nữ Trung Quốc là tượng trưng và sự hãnh diện cho giới thể thao Trung Quốc, lại mặc áo thi đấu của Adidas tham dự tại Thế vận hội và đã thất bại. Tờ Thời báo Tự do tại Đài Loan đưa tin, có “tiểu phấn hồng” Trung Quốc tức giận đến nỗi hét lên: “Chính vì Trung Quốc mặc áo của Adidas nên mới không vực dậy nổi”; “Nhà tài trợ của đội bóng chuyền nữ Trung Quốc tại Thế vận hội Nhật Bản là Adidas ư? Cho nên sự kiện bông Tân Cương mới âm thầm cho qua như thế?”; “Xem trực tiếp và tức đến nỗi muốn nhổ”. Còn có người tuyên bố: “Bóng đá nữ mặc đồ của Nike, bóng chuyền nữ thì mặc của Adidas nên thành tích mới không lý tưởng, giành được giải đều là người sử dụng đồ của Anta, Li Ning.”

Cư dân mạng Hồng Kông rất nhanh chóng liên tưởng đến việc ca sĩ Trần Dịch Tấn ban đầu đã nhanh chóng cắt đứt với thương hiệu Adidas, hiện nay lại bị “trúng đòn nặng”, đúng là “biểu đạt trung thành cần phải cẩn thận, nịnh nọt cũng cần phải lưu ý”, và cười nhạo Trần Dịch Tấn rằng anh ta mới là “kẻ thua lớn nhất”, “kẻ ngốc 5 nghìn năm mới gặp”. Cũng có người nói, câu chuyện này chính là dạy bảo cho những nghệ sĩ chỉ màng đến kiếm tiền rằng đừng cho là mình thông minh, nếu không ôm hận thì cũng đã muộn. 

Kênh Youtube thời sự chính trị “Thăng Kỳ Dịch Đắc Đạo” (Sheng Qi Yi De Dao) đã bình luận về sự kiện này với tiêu đề “Trần Dịch Tấn khóc”. Bình luận hình dung rằng đây là một vụ “tai nạn xe” do “quá nhiều xe theo sát nhau”. Bình luận nói nghệ sĩ phụ họa một cách mù quáng với “tiểu phấn hồng” ở Trung Quốc Đại Lục, “người khác là nói miệng, Trần Dịch Tấn không hiểu trò chơi này … người ta chỉ là ‘bạo động’ trên Weibo, trên mạng mà thôi, còn anh ta lại ra tuyên bố, kết quả thì xảy ra chuyện như thế.” Hiện nay, đội tuyển quốc gia mặc đồ của Adidas, Nike, những nghệ sĩ yêu nước yêu đảng như Trần Dịch Tấn trong chốc lát bị bán đứng, bị “dùng xong rồi vứt“, không chỉ tiền tài trôi theo nước, mà còn đối diện với khoản tiền bồi thường trầm trọng do đơn phương hủy hợp đồng.

“Thăng Kỳ Dịch” nói với các nghệ sĩ rằng họ vì để kiếm nhân dân tệ nên đã hy sinh quá nhiều, nhưng yêu nước, yêu đảng là cần phải trả cái giá rất to lớn, bởi vì đối với ĐCSTQ mà nói, “yêu nó là vô điều kiện, thậm chí là phải bỏ tiền bạc và cả tính mạng, cái giá của ‘tình yêu’ này không phải là người bình thường có thể trả được, nên chi bằng hãy giành tình yêu cho người bên cạnh mình thôi.”

Hà Giai Tuệ, Vision Times

Xem thêm: