Trước khi diễn ra hàng loạt các cuộc biểu tình chống zero COVID và yêu cầu dân chủ trên khắp Trung Quốc vào cuối tuần qua, một số cơ quan của châu Âu tại Trung Quốc đã hối thúc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thay đổi chính sách ‘Zero COVID’ gây tranh cãi và mở cửa lại nền kinh tế. Lúc này Bắc Kinh và Quảng Châu gần như trong tình trạng phong tỏa toàn diện.

thanh do trung quoc phong toa apple khon kho o thanh do do phong toa 2132395661
(Nguồn: Shutterstock)

Hôm thứ Năm (24/11), Phòng Thương mại Liên minh châu Âu (EU) tại Trung Quốc đã gửi thư cho Thị trưởng Bắc Kinh kêu gọi chính quyền vạch ra kế hoạch dần từ bỏ chính sách ‘Zero COVID’. Phòng Thương mại Pháp thông qua Đại sứ quán Pháp tại Trung Quốc cũng kêu gọi nhà chức trách Trung Quốc sớm bỏ chính sách ‘Zero COVID’, những động thái khiến vấn đề bất mãn này được nâng lên cấp độ ngoại giao.

Trong thư, Phòng Thương mại EU cảnh báo rằng việc Bắc Kinh “tích cực” thực hiện chiến lược ‘Zero COVID’ trong khi thiếu kế hoạch chấm dứt chính sách này, khiến các công ty nước ngoài ngày càng thất vọng do thực trạng bất định và tình hình tồi tệ vì phong tỏa hiện nay, buộc người nước ngoài cân nhắc việc rời khỏi Trung Quốc và quay trở lại châu Âu.

Số người nhiễm COVID-19 hàng ngày ở Trung Quốc Đại Lục đã vượt qua đỉnh điểm của đợt bùng phát ở Thượng Hải vào 6 tháng trước, ngày 24/11 và ngày 25/11 đều có hơn 30.000 trường hợp được báo cáo chính thức (con số thực tế thường cao hơn). Tại Bắc Kinh cũng chứng kiến ​​số ca COVID-19 tồi tệ nhất kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát vào năm 2020, đồng thời tái áp đặt xét nghiệm hàng loạt và phong tỏa trên diện rộng. Vấn đề là các biện pháp chống dịch này thường thiếu minh bạch và thiếu sự chuẩn bị, việc phong tỏa đã làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động kinh doanh và cuộc sống hàng ngày. Những con phố thường nhộn nhịp của thành phố Bắc Kinh giờ gần như vắng tanh.

Vào thứ Sáu (25/11), Chủ tịch Joerg Wuttke của Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc cho biết: “Mỗi người luôn cảm giác mình có thể thành nạn nhân phong tỏa tiếp theo, có khoảng 40% số người trong khu văn phòng nơi tôi bị cảnh phong tỏa”.

Trong thư, ông Joerg Wuttke bày tỏ lo ngại kiểm soát dịch bệnh ngày càng hà khắc của nhà chức trách trong khi họ “thiếu lời giải thích hợp lý” cho các quyết định phong tỏa; lãnh đạo chính quyền địa phương và cộng đồng quản lý ổ dịch theo cách cũ là đóng cửa doanh nghiệp, nhà ở và những nơi công cộng khác – mặc dù một số doanh nghiệp không nằm trong khu vực có nguy cơ cao, nhưng họ đã buộc phải đóng cửa.

Bức thư của Phòng Thương mại EU thúc giục Chính phủ ĐCSTQ phải đưa ra đầy đủ lịch trình tiêm chủng và lịch trình rõ ràng dự kiến ​​trở lại bình thường: “Điều này rất đáng lo ngại, vì kinh nghiệm của Thượng Hải hồi đầu năm nay cho thấy nhiều người nước ngoài có thể rời khỏi Trung Quốc sau thời gian phong tỏa kéo dài. Như vậy sẽ gây bất lợi cho mục tiêu phát triển thành một thành phố quốc tế của Bắc Kinh”.

Trên các nhóm WeChat cộng đồng ở Bắc Kinh, một số người dân đã tự tổ chức hỗ trợ lẫn nhau, hy vọng những người nhiễm COVID-19 có thể được cách ly tại nhà riêng của họ, nhưng các nhóm này nhanh chóng bị nhà chức trách kiểm duyệt vì chính quyền nhất quyết muốn đưa những người nhiễm virus vào “bệnh viện cabin” – nơi trước đó vốn thường là phòng tập thể thao hoặc trung tâm hội nghị bây giờ được kê vào các dãy giường và bố trí đèn chiếu sáng 24/24.

Ngày 24/11, Đại sứ quán Pháp tại Trung Quốc đã tuyên bố trên Weibo rằng ‘Zero COVID’ đã ảnh hưởng đến các công ty Pháp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp đã nhận thấy rằng kể từ khi nhà chức trách công bố Điều 20 cho thấy kết quả thực hiện thực tế rất kém.

Phòng Thương mại Pháp cũng đề cập rằng việc thực hiện Điều 20 của các quan chức ĐCSTQ là hỗn loạn, nhiều thành phố của Trung Quốc (bao gồm các thành phố cấp 1 như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu…) đã tăng cường phòng kiểm soát mạnh gây nhiều khó khăn cho người nước ngoài, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động giao lưu kinh doanh bình thường, làm cho kinh phí đi lại và chi phí thời gian của doanh nhân nước ngoài tăng lên đáng kể, ảnh hưởng đến niềm tin đầu tư của các công ty Pháp.

Tính đến tối ngày 25/11, thông báo từ Weibo này đã nhận được 12.000 bình luận và 18.000 lượt đăng lại. Nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã like và cổ vũ: “Cố lên, đội tuyển Pháp”, “Cảm ơn Pháp đã lên tiếng cho người dân Trung Quốc”. Còn có người hào hứng cho biết chỉ thấy tài khoản Weibo của người Pháp lên tiếng vấn đề này mới không bị quản trị viên mạng của ĐCSTQ xóa bỏ. Nhưng có người cho biết: “Họ (các quan chức ĐCSTQ) sẽ không thừa nhận sai lầm”.