Gần đây, những người sáng tạo tham gia trang web tranh minh họa lớn nhất Nhật Bản “pixiv” đã nghĩ ra một mẹo chống vấn nạn đạo nhái đến từ Trung Quốc Đại Lục. Họ thêm từ khóa như “ngày 4/6” và “Sự kiện Thiên An Môn” vào tác phẩm của mình, và đã thành công khiến các trang web lậu biến mất ngay lập tức.

p3208931a502125088
Những người sáng tạo tranh minh họa, truyện tranh Nhật Bản đã phát minh ra “Hình mờ Thiên An Môn” chống đạo nhái bản quyền. (Ảnh: Internet)

Truyện tranh (Manga) Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới. Nhưng với sự thay đổi trong cách tiêu dùng và thói quen đọc, nhiều trang web lậu truyện tranh miễn phí đã xuất hiện trên Internet.

Như chúng ta đã biết, vấn nạn ăn cắp bản quyền của Trung Quốc rất tràn lan. Nhưng đồng thời, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng kiểm duyệt ngôn luận và xuất bản rất nghiêm ngặt. Điều này đã truyền cảm hứng cho các nhà sáng tạo, nhằm ngăn chặn hành vi đạo nhái.

Nguồn cơn của vụ việc là từ một trang web ăn cắp bản quyền có tên “vpixiv” ở Trung Quốc. Họ gần như sao chép hoàn toàn nội dung công khai trên “pixiv” – trang web truyện tranh và minh họa lớn nhất Nhật Bản, thậm chí còn tự động dịch tiêu đề, từ khóa, v.v. sang tiếng Trung giản thể.

Hành vi ăn cắp bản quyền này đã làm dấy lên sự bất mãn trong giới họa sĩ tranh minh họa Nhật Bản, khiến họ phải tìm cách ứng phó. Một họa sĩ vẽ tranh minh họa người Nhật đã đăng trên Twitter, rằng trước tiên ông đặt tác phẩm của mình là phim 18+, sau đó thêm từ “Sự kiện Thiên An Môn” vào hồ sơ của mình, khiến các trang ăn cắp bản quyền của ông biến mất ngay lập tức.

p3208901a320419373
Các họa sĩ Nhật phải tìm cách chống vấn nạn ăn cắp bản quyền từ phía Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình)
p3208911a339689187
Các họa sĩ Nhật phải tìm cách chống vấn nạn ăn cắp bản quyền từ phía Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình)

Sau khi tin tức được đưa ra, những nhà sáng tạo Nhật khác cũng làm theo. Họ thêm vào những từ khóa bị chính quyền ĐCSTQ cho là nhạy cảm như “Sự kiện Thiên An Môn”, “Thiên An Môn ngày 4/6”, “Quang phục Hồng Kông”, “Trại tập trung Tân Cương”, “Cộng hòa Trung Hoa”, v.v., khiến những hình ảnh bị đánh cắp ngay lập tức biến mất trên trang của Trung Quốc.

Kể từ 10:00 tối ngày 3/9, trang web cướp biển Trung Quốc “vpixiv” đã bị đóng cửa. Tuy nhiên, chủ đề liên quan lại trở thành tìm kiếm nóng trên Twitter, mọi người tranh luận vô cùng sôi nổi.

Một cư dân mạng Trung Quốc nói: “Đoạn tweet hài hước nhất mà tôi thấy hôm nay, là có một trang web vi phạm bản quyền của Pixiv ở xứ sở phép thuật (Nhật Bản), liên tục copy toàn bộ nội dung của họ. Người Nhật đã sử dụng 2 loại phép thuật để tránh bị đánh cắp.”

“Tôi thực sự sẽ chết vì cười trước khi đi ngủ … Giờ đây những từ này đang thịnh hành hàng ngày, khiến các trang web ăn cắp bản quyền phải đóng cửa. Đúng thật là một câu thần chú đầy ma thuật.”

p3208891a625229576
Từ 10:00 tối ngày 3/9, trang web đạo nhái Trung Quốc “vpixiv” đã bị đóng cửa. (Ảnh: Twitter)

Về vấn đề này, ông Chu Thụy, giáo viên đại học của Đức, cũng theo dõi vụ việc, và chỉ ra với Đài Á Châu Tự do rằng điều thú vị trong vụ việc là họa sĩ minh họa người Nhật đã lợi dụng cơ chế kiểm duyệt và duy trì ổn định của ĐCSTQ, để chống lại các trang web ăn cắp bản quyền của Trung Quốc.

Từ lâu, vấn nạn ăn cắp bản quyền của Trung Quốc đã rất nghiêm trọng, Nhưng những người nước ngoài bị xâm hại không có cách nào để bảo vệ quyền lợi của họ, vì chính quyền Trung Quốc không quan tâm.

Nhà bình luận, kiêm đạo diễn phim độc lập của Pháp, ông Vương Long Bàng, cũng tin rằng Trung Quốc Đại Lục, với tư cách là một cường quốc ăn cắp bản quyền, luôn tuân thủ tư tưởng “đi tắt đón đầu”. Trong khi các nước phương Tây dựa trên giá trị của “khoa học và tri thức mở”, lại gặp khó khăn trong việc đối phó với hành vi trộm cắp bản quyền trí tuệ của Trung Quốc.

Ông nói: “Chúng ta có thể thấy trước tương lai bi quan của Trung Quốc từ vụ việc này. Một khi nước ngoài tìm ra cách đối phó với nạn ăn cắp bản quyền và trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc, thì dù xét từ góc độ lập pháp, các nước tách rời nhau, hay thêm vào những từ nhạy cảm có phép thuật của ĐCSTQ, thì những ‘tiểu phấn hồng’ (thanh niên yêu ĐCSTQ mù quáng) tự hào vì sự ‘phát triển tốc độ cao’ kiểu Trung Quốc sẽ bị đánh bại và hiện nguyên hình.”

Theo thông tin công khai, trang web “pixiv” của Nhật Bản, được thành lập năm 2007, là một mạng xã hội tập trung vào tranh minh họa, truyện tranh, tiểu thuyết và nghệ thuật. Các tác giả không chỉ giới hạn ở Nhật Bản, mà còn bao gồm những nhà sáng tạo ở Đài Loan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, “pixiv” đã bị “Bức tường lửa Vĩ đại” (Great Fire Wall) kiểm duyệt Internet chặn từ tháng 9/2017. Tháng 9/2020, với sự hợp tác của công ty Tumeng thuộc Blue Bay Boyue Trung Quốc, trang web đã khởi động chức năng phát hành đa nền tảng.

Tuy nhiên, vào tháng trước, trang “pixiv” của Nhật Bản đã đưa ra một thông báo, rằng do những thay đổi trong thị trường và hoạt động của công ty Tumeng, hợp tác ràng buộc với Tumeng sẽ chấm dứt vào ngày 12/9. Hiện tại, người dùng Trung Quốc chỉ có thể vào trang web “pixiv” bằng cách “vượt tường lửa Internet”.

Nhãn mác “Made in China” có mặt khắp thế giới, điều này không phải đại diện cho chất lượng, mà là giá rẻ. Do nhiều năm qua không chú trọng đến quyền sở hữu trí tuệ, văn hoá sản phẩm ăn cắp bản quyền và hàng nhái tại Trung Quốc đâu đâu cũng thấy. Do đó, “Made in China” bị xem thường trên thị trường quốc tế, Trung Quốc bị coi là “đất nước hàng nhái”.

Mỹ cũng có nhiều vụ kiện liên quan đến việc người Trung Quốc đánh cắp công nghệ. Năm 2018, một bản báo cáo nghiên cứu được Nhà Trắng công bố đã dự tính, doanh nghiệp Trung Quốc giả mạo hàng hoá, sao chép phần mềm và đánh cắp bí mật thương mại khiến cho nước Mỹ tổn thất mỗi năm từ 250 tỷ đến 600 tỷ USD. Quỹ khoa học Quốc gia Mỹ ước tính, chi phí nghiên cứu mỗi năm của Mỹ trung bình vào khoảng 445 tỷ USD.

Ngày 27/4/2019, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin, trong một hoạt động công khai của Ủy ban Quan hệ đối ngoại Mỹ hôm 26/4, Giám đốc Cục Điều tra Liên Bang (FBI) Christopher Wray cho biết:

“Trung Quốc (ĐCSTQ) đi đầu động viên toàn xã hội đánh cắp. Họ thông qua các loại công ty, trường đại học và các tổ chức, cố gắng đánh cắp sự sáng tạo của chúng ta trong khả năng có thể của mình. Họ đánh cắp thông qua cơ quan tình báo, doanh nghiệp nhà nước, thông qua nhiều doanh nghiệp tư nhân thông qua nghiên cứu sinh và học giả, và các nhân viên nhà nước.”

Bình Minh (t/h)