Tình hình dịch bệnh tại thành phố Cát Lâm liên tiếp lan rộng, chính quyền hôm 16/5 tuyên bố, bắt đầu từ sáng sớm ngày hôm sau sẽ đóng cửa tất cả các phòng khám tư nhân trong thành phố. Hiện đã biết dịch bệnh tại Cát Lâm lan ra thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh, hai tỉnh có hơn 8.000 người bị buộc phải cách ly, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Tôn Xuân Lan đã từ tỉnh Hắc Long Giang có dịch bệnh nghiêm trọng nhanh chóng đến tỉnh Cát Lâm “dập lửa”.

907f356970e44b8a94888677a995f73btplv crop center 844 472
Hơn 8.000 người tại tỉnh Cát Lâm và tỉnh Liêu Ninh buộc phải cách ly để phòng chống dịch. (Ảnh minh họa từ ixigua)

Chuỗi lây lan tiếp tục mở rộng, Tôn Xuân Lan gấp rút đến Cát Lâm

Theo Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin, dịch bệnh tại tỉnh Cát Lâm tái bùng phát, sau khi thành phố Thư Lan (cấp huyện) thuộc thành phố Cát Lâm xuất hiện lây nhiễm tập thể, đã bùng phát giống như hiệu ứng domino. Về việc này, Phó Thị trưởng thành phố Cát Lâm Cái Đông Bình cũng thẳng thắn thừa nhận, dịch bệnh vô cùng nghiêm trọng và vô cùng phức tạp, có rủi ro lớn sẽ lây lan rộng.

Hôm 16/5, chính quyền thành phố Cát Lâm đã ra thông báo cho biết, từ 0 giờ ngày 17/5, tất cả các phòng khám, trạm y tế trên toàn thành phố sẽ tạm thời dừng hoạt động, dừng khám chữa bệnh. Bệnh nhân trong thành phố nếu có khó chịu, đều cần phải đến bệnh viện chỉ định để điều trị, nếu bệnh nhân sốt, thì nhất loạt đến phòng khám sốt chữa trị.

Ngoài ra, tờ báo Thương mại Thành Đô cũng đưa tin, sáng ngày 16/5, chính quyền thành phố Cát Lâm công bố thông tin cho biết, do tình hình dịch bệnh tại địa phương nghiêm trọng, toàn thành phố đã có 1.103 ngôi nhà, 1.205 thôn thực hiện quản lý khép kín, toàn bộ xe cộ vận tải hành khách đều dừng hoạt động.

Gần đây thành phố Thư Lan xuất hiện sự kiện lây nhiễm tập thể, trong thời gian một tuần có ít nhất 29 người lây nhiễm, trong đó thành phố Thư Lan có 16 người, thành phố Cát Lâm: khu Phong Mãn có 9 người, khu Thuyền Doanh có 1 người, ngoài ra tại thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh cũng có 3 người lây nhiễm đều cùng trong một đơn vị công tác.

Không chỉ có vậy, đến hiện tại, tỉnh Cát Lâm và tỉnh Liêu Ninh đã có hơn 8.000 người bị buộc phải cách ly.

Cùng với dịch bệnh tại Thư Lan đang lây lan rộng, ngày 13/5, bà Tôn Xuân Lan tiếp tục từ tỉnh có dịch bệnh nghiêm trọng là Hắc Long Giang, nhanh chóng đến tỉnh Cát Lâm “dập lửa”, trong 4 ngày liên tiếp đã triệu tập 5 cuộc tọa đàm, nhấn mạnh cần thực thi biện pháp phòng chống dịch bình thường hóa một cách quyết đoán chính xác và linh hoạt, có hiệu quả; kiên quyết ngăn chặn dịch bệnh lây lan rộng.

a5b1 itriats8137734
Bà Tôn Xuân Lan đến Cát Lâm chỉ đạo phòng chống dịch, trong 4 ngày liên tiếp đã triệu tập 5 cuộc họp. (Ảnh chụp màn hình CCTV)

Tỉnh Cát Lâm tiếp giáp Hắc Long Giang và tỉnh Liêu Ninh, sau khi Trung Quốc thúc đẩy khôi phục làm việc và sản xuất, vùng Đông Bắc Trung Quốc trong gần một tháng qua liên tiếp cảnh báo đỏ, ví dụ, thành phố Tuy Phân Hà và Cáp Nhĩ Tân tỉnh Hắc Long Giang, thành phố Thư Lan và thành phố Cát Lâm tỉnh Cát Lâm, thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh, liên tiếp xuất hiện ca lây nhiễm mới.

Điều đáng chú ý là, người dân từ nơi có rủi ro dịch bệnh cao đi đến tỉnh Hắc Long Giang đều sẽ bị cách ly tập trung, “mã sức khỏe” sẽ chuyển thành màu đỏ; đối với người dân đến từ vùng có rủi ro dịch bệnh trung bình sẽ nhất loạt áp dụng biện pháp cách ly tại nhà, mã sức khỏe sẽ chuyển thành màu vàng. Những người cách ly này sẽ cần phải làm xét nghiệm axit nucleic. Phương pháp này có một ẩn hoạn, chính là dù hiện tại là người khỏe mạnh, nhưng sau khi vào Hắc Long Giang rất có khả năng trong quá trình cách ly hoặc tập trung đông người sẽ không may nhiễm dịch.

Theo Nhật báo Cát Lâm, hiện tại tỉnh ủy đã quyết định bổ nhiệm Phó thị trưởng thành phố Cát Lâm Trương Tĩnh Huy kiêm Bí thư thành phố Thư Lan; miễn nhiệm chức vụ đối với Bí thư đương nhiệm Thành phố Thư Lan là ông Lý Bằng Phi.

Dịch bệnh khó phòng, rò rỉ 640.000 trường hợp cập nhật

Theo báo cáo của “Foreign Policy” vào ngày 13/5, một người ẩn danh thạo tin đã cung cấp cho tạp chí này một kho dữ liệu của Đại học Khoa học Quốc phòng Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Dữ liệu bao gồm thông tin về dịch bệnh của 230 thành phố từ đầu tháng Hai đến cuối tháng Tư, với tổng số hơn 640.000 hồ sơ được cập nhật. Mặc dù báo cáo không chỉ ra rõ ràng liệu 640.000 dữ liệu này có tương đương với 640.000 người lây nhiễm hay không, nhưng có đề cập rằng mỗi một tài liệu đều hiển thị thông tin kịp thời về số lượng các ca bệnh tại một địa điểm nhất định. Dữ liệu bao gồm thông tin vĩ độ và kinh độ và số người lây nhiễm được xác nhận tại địa điểm này.

Điều khiến người ta sợ hãi đó là virus Trung Cộng (virus viêm phổi Vũ Hán, virus corona mới) có thể biến đổi nhiều lần, nghiên cứu vắc-xin có thể không theo kịp, cũng tức là không có thuốc chữa. Theo một nghiên cứu của Đức cho thấy, ngoài những người xác nhận lây nhiễm hiện chưa có thuốc chữa ra, người lây nhiễm không triệu chứng có lực truyền nhiễm còn lớn hơn tưởng tượng. Bởi vì trong mẫu dịch họng có thể phát hiện, thời kỳ đầu phát bệnh và giai đoạn triệu chứng nhẹ đều có lượng lớn virus, bất cứ lần ho hoặc hắt xì hơi nào đều rất nhanh chóng phát tán virus ra ngoài.

Về vấn đề này, nhiều chuyên gia từng đưa ra cảnh báo, lần dịch bệnh này tuyệt đối khác với SARS, nó là cuộc chiến marathon lâu dài, thời gian có thể lên đến 18 tháng. Đài CNN tại Mỹ đưa tin, Viện nghiên cứu Robert Koch tại Đức chỉ ra, tỷ lệ lây nhiễm virus Trung Cộng trước ngày 9/5 vốn vẫn thấp hơn 1, nhưng hiện nay đã đạt đến 1,13. Cũng tức là, virus có thể khiến cho một người lây nhiễm bình quân cho một người.

(Ghi chú: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)

Trí Đạt

Xem thêm: