“Phong trào Dịch thuật Vĩ đại” là một cuộc vận động nhóm trên mạng Internet sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga, nhằm dịch lại dư luận trên các trang web tiếng Trung sang tiếng nước ngoài, nói cho thế giới biết lập trường chân thực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

id13674843 dcbdcb0286faf73878e05dd4c6fff56d 600x400 1
Hình ảnh cho thấy trang chính thức “Phong trào Dịch thuật Vĩ đại” của Reddit. (Ảnh chụp màn hình trang web)

Sau khi Nga xâm lược Ukraine vào cuối tháng Hai, “Phong trào Dịch thuật Vĩ đại” đã nổi lên. Các chuyên gia về vấn đề Trung Quốc chỉ ra rằng ĐCSTQ đã chi rất nhiều tiền mỗi năm, nhằm tuyên truyền đối ngoại rầm rộ ở nước ngoài. “Phong trào Dịch thuật Vĩ đại” này đã tiết lộ lớp ngụy trang của ĐCSTQ và nhận được hiệu ứng bất ngờ.

Ngày 5/3, ông Yaita Akio, Giám đốc Chi nhánh Đài Bắc của nhật báo “Sankei Shimbun” Nhật Bản và từng là phóng viên ở Bắc Kinh, đã đăng bài trên Facebook rằng: Giải thích của truyền thông nhà nước ĐCSTQ về nguyên nhân gây ra cuộc chiến Nga – Ukraine là do Ukraine luôn ác ý khiêu khích, khiến Nga đành phải thực hiện các hoạt động quân sự đặc biệt, và kẻ chủ mưu trong tất cả mọi chuyện đều ​​là Hoa Kỳ. Hầu hết người dân trong nước Trung Quốc đều tin tưởng tuyệt đối vào những tuyên truyền này.

Ông Yaita Akio chỉ ra rằng các quan chức chính phủ cấp cao như Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã nhiều lần nhấn mạnh Trung Quốc giữ lập trường trung lập trong cuộc chiến Nga – Ukraine và kêu gọi hai bên sớm ngừng chiến.

Tuy nhiên, khi các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ đối mặt với người dân Trung Quốc, họ lại vu khống Ukraine và kích động Nga. Gần đây, thủ thuật hai mặt này đã không thể tiếp diễn vì “Phong trào Dịch thuật Vĩ đại” nổi lên trong công chúng.

Ông ví dụ, một số tuyên truyền đối ngoại quy mô lớn của kênh truyền thông chính thức ĐCSTQ đã được dịch sang các diễn đàn trực tuyến của Nhật Bản, để độc giả Nhật Bản nhìn thấy thái độ thực sự của ĐCSTQ, từ đó không còn tin vào những tuyên truyền đối ngoại này.

Ông nói rằng trước kia khi ông ở Trung Quốc, nhiều người thường dịch những báo cáo chân thực của các kênh truyền thông nước ngoài sang tiếng Trung và đăng trên các trang web tại Trung Quốc Đại Lục, nhưng hiệu quả không cao. Vì ĐCSTQ kiểm duyệt Internet, các bài viết này thường bị xóa trong vài phút.

“‘Phong trào Dịch thuật Vĩ đại’ lần này” đã lội ngược dòng. Ông nói rằng mọi người đều dịch báo cáo của kênh truyền thông nhà nước ĐCSTQ ra tiếng nước ngoài và không vi phạm bất kỳ luật nào của Trung Quốc. Sau khi những bài dịch này được đăng lên trang web nước ngoài, ĐCSTQ sẽ không thể xóa nó, có thể nói đây là một chiêu để đối phó với chính phủ chuyên chế.

Ông Yaita Akio nói rằng để tuyên truyền đối ngoại rầm rộ ở nước ngoài, Chính phủ ĐCSTQ đã chi rất nhiều ngân sách mỗi năm, thông qua việc giới thiệu văn hóa kinh kịch, thư pháp và diều của Trung Quốc, tô vẽ ĐCSTQ thành một chính quyền ôn hòa, yêu mến hòa bình.

Nhiều người thân ĐCSTQ ở nước ngoài bị mê hoặc bởi những tuyên truyền đối ngoại rầm rộ này. Tuy nhiên, tại Trung Quốc Đại Lục, chính quyền ĐCSTQ vẫn luôn tiến hành giáo dục kích động thù hận. Hàng ngày họ đều tuyên truyền “chủ nghĩa đế quốc dẫu chết, lòng ta cũng không chết”. Kiểu giáo dục này đã tạo ra các thế hệ “tiểu phấn hồng” (những thanh niên yêu ĐCSTQ mù quáng).

Ông chỉ ra rằng trước kia, người dân nước ngoài rất khó hiểu về cách làm “lá mặt lá trái” này của ĐCSTQ. Tuy nhiên, “Phong trào Dịch thuật Vĩ đại” lần này đã tiết lộ lớp ngụy trang của ĐCSTQ và nhận được hiệu ứng bất ngờ.

Theo báo cáo của Đài Á Châu Tự Do, tài khoản Twitter “Phong trào Dịch thuật Vĩ đại” chính thức đã được thành lập từ đầu tháng Ba, và có gần 100.000 người theo dõi. “Phong trào Dịch thuật Vĩ đại” mang tính toàn diện cũng bắt đầu thu hút được sự chú ý của giới truyền thông dòng chính của phương Tây. Vào ngày 31/3, trang web nội bộ của các doanh nghiệp cũng đã công bố một báo cáo dài về phong trào này.

Bà Tào Nhã Học, người sáng lập trang web tiếng Anh “To change China” (Thay đổi Trung Quốc) đã bắt đầu dịch các báo cáo nhân quyền của Trung Quốc, tin tức pháp luật v.v. ra tiếng Anh và giới thiệu cho phương Tây, nhưng thường cảm thấy làm vậy rất cô độc. Vì vậy khi có sự trỗi dậy của “Phong trào Dịch thuật Vĩ đại” bà đã rất hào hứng.

Bà hy vọng rất nhiều vào phong trào này: “Tôi hy vọng rằng nó có thể trở thành một phong trào trường kỳ. Sau này có thể dịch một số bài không phải là sự kiện quốc tế, nhưng cũng phản ánh được hiện tượng kiểm soát và tẩy não của ĐCSTQ đối với người dân và liên tục truyền tin ra bên ngoài.”