Ngày 29/8, hàng chục phương tiện truyền thông của ĐCSTQ từ trung ương đến địa phương bất ngờ đăng lại một bài báo của ông Lý Quang Mãn Mọi người đều có thể cảm nhận, một sự cải cách sâu sắc đang được tiến hành!. Ngay sau khi được xuất bản, bài báo này lập tức làm dấy lên mối quan tâm về Cách mạng Văn hóa lần hai của ĐCSTQ.

(Bài viết của Tiến sĩ Vương Hữu Quần, cựu Giám sát viên Ủy ban Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ hiện đang sống tại New York, thể hiện quan điểm riêng của tác giả.)

Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Ý ngày 23/3/2019. (Ảnh: Alessia Pierdomenico / Shutterstock)
Ông Tập Cận Bình (Ảnh: Alessia Pierdomenico / Shutterstock).

Đối nội, đối ngoại của ĐCSTQ báo hiệu giông tố

Vào ngày 2/9, Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu – một cơ quan ngôn luận khác của ĐCSTQ, ông Hồ Tích Tiến đã cho đăng một bài báo nói rằng bài báo của ông Lý Quang Mãn đã đi chệch khỏi các chính sách lớn của đảng và quốc gia, thuộc loại “đánh giá sai lầm nghiêm trọng và gây hiểu lầm”.

Các kênh truyền thông của ĐCSTQ đều mang họ Đảng, họ phải duy trì sự nhất quán cao độ với Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Có thể nào “Trung ương Đảng” đứng sau ông Hồ Tích Tiến cho rằng “Trung ương Đảng” đứng sau ông Lý Quang Mãn làm quá lên?

Vào ngày 5 và 6/9, các tờ báo Nhân dân Nhật báo, Tin tức Kiểm tra và Giám sát Kỷ luật Trung Quốc, Nhật báo Quân đội Giải phóng đã đăng ngay trang nhất các bài bình luận “Kiên trì các nguyên tắc và dũng cảm chiến đấu”.

3 tờ báo lớn của đảng đăng bài bình luận với cùng một tiêu đề, thực sự hiếm thấy! Mà đây là chiến đấu với ai?

Bước sang năm 2021, các vấn đề nội bộ và ngoại giao của ĐCSTQ bay nhảy hỗn loạn, để cho ngoại giới một phen hoa mắt.

ĐCSTQ mong mỏi trông chờ, hy vọng rằng Tổng thống Trump, người mà ĐCSTQ thù ghét nhất, sẽ bị hạ bệ và Tổng thống Biden mà ĐCSTQ “coi trọng” sẽ lên nắm quyền. Sau đó, ĐCSTQ liên tục quát tháo chính quyền Biden, yêu cầu cải thiện quan hệ Trung – Mỹ.

Ngày 18/3, Trung Quốc và Hoa Kỳ mở màn cuộc đàm phán đầu tiên tại Alaska. Tuy nhiên, mở đầu bài phát biểu của mình, ông Dương Khiết Trì, Trưởng Đoàn Ngoại giao của ĐCSTQ, đã lên giọng mắng mỏ Hoa Kỳ, tuyên bố rằng ĐCSTQ “không chấp nhận chơi kiểu Mỹ”, khiến cả thế giới phải ngạc nhiên sửng sốt. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ còn chưa tan băng đã lại chồng thêm một lớp băng nữa.

Đến cuối tháng 7, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Sherman đột ngột hủy chuyến thăm Trung Quốc khi bay đến Đông Á. Tuy nhiên, vì ĐCSTQ vẫn muốn nói chuyện với Hoa Kỳ, nên sau đó đã có thêm cuộc đàm phán Trung Quốc – Hoa Kỳ.

Đây là một cơ hội hiếm có khác để cải thiện quan hệ Trung – Mỹ. Tuy nhiên, điều khiến người ta bất ngờ đó là Bộ trưởng Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao và Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại tiếp tục thay nhau vào vai “sói chiến”. Thứ trưởng Ngoại giao Tạ Phong thậm chí còn cáo buộc “Hoa Kỳ chuyện xấu gì cũng làm tất!”. Quan hệ Trung – Mỹ không những không được cải thiện, trái lại, sự thù địch lại càng gia tăng.

Ngày 4/8, tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đăng bài “Bảy tông tội” của Hệ thống Liên minh Hoa Kỳ, không chỉ mắng nhiếc Hoa Kỳ, mà còn mắng nhiếc đồng minh của Hoa Kỳ và trực tiếp “lên găng” đấu với thế giới tự do do Hoa Kỳ dẫn đầu.

Còn về đối nội thì năm ngoái là một năm thảm họa, năm nay thiên tai vẫn còn đeo bám, kinh tế Trung Quốc còn cần thêm nhiều thời gian mới có thể phục hồi, các ngành nghề xã hội ở Trung Quốc đều cần phải nghỉ ngơi dưỡng sức.

Tuy nhiên, ĐCSTQ vẫn không ngừng dằn vặt, dày vò họ dù chỉ một ngày. Từ cuối năm ngoái cho đến hôm nay: cả tập đoàn tài chính Ant Group, Alibaba, Didi Travel, trò chơi trực tuyến, ngành dạy thêm, giới giải trí… tất cả bị đặt trong tình trạng hỗn loạn, ai nấy đều bàng hoàng.

Về những cách làm không hợp tình hợp lý thông thường này của ĐCSTQ, một số người nghĩ rằng ĐCSTQ sẽ bế quan tỏa cảng, đóng cửa đất nước; một số người cho rằng ĐCSTQ sắp phát động Cách mạng Văn hóa lần hai, những người khác tin rằng ĐCSTQ đang bước vào thời đại mới “quét sạch hết thảy bụi bặm”.

Từ biểu hiện, chúng dường như có một số dấu hiệu. Tuy nhiên, tác giả tin rằng tất cả đều là giả tưởng, tất cả các tranh chấp trong ĐCSTQ ngày nay trên bề mặt có vẻ rất hỗn loạn nhưng thực ra là đều có trật tự. Tất cả những sự hỗn loạn này đều chỉ về một hướng, đó là: ĐCSTQ vong!(Ghi chú của người dịch: câu này nghĩa là ĐCSTQ diệt vong, có lẽ tác giả đang muốn nhắc đến 6 chữ “Trung Quốc Cộng Sản Đảng Vong” trên một tảng đá to bị nứt vỡ ra từ 500 năm trước tại Quý Châu, Trung Quốc.)

Hiện tại, ĐCSTQ đang ra sức đối nội đối ngoại để quay trở lại các nguyên tắc cơ bản của “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”, tất cả đều phải “ghi nhận công lao” cho Vương Hỗ Ninh, Ủy viên Thường vụ Tổng cục Chính trị ĐCSTQ.

Ngày 23/4/2018, Bộ Chính trị ĐCSTQ đã tập thể học tập “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”. Vào ngày 4/5 cùng năm, ĐCSTQ đã “long trọng” kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Marx. Hai sự kiện này không có gì phải nghi ngờ, đều đã được lên kế hoạch bởi Vương Hỗ Ninh, chủ quản hình thái ý thức của ĐCSTQ.

“Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” là một tuyên ngôn chống chủ nghĩa tư bản. ĐCSTQ bắt đầu cuộc đối đầu cuối cùng với thế giới tư bản do Hoa Kỳ dẫn đầu, được đánh dấu bằng sự bùng nổ của cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ vào năm 2018.

“Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” là một bản tuyên ngôn đấu tranh giai cấp. ĐCSTQ đã bắt đầu cuộc đối đầu với cái gọi là “tập đoàn tư bản lớn” của ĐCSTQ, được đánh dấu bằng việc ĐCSTQ đột ngột phong tỏa niêm yết đồng thời của Ant Group ở Thượng Hải và Hồng Kông vào cuối năm 2020.

Bởi vì Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 sẽ diễn ra vào năm tới, ban lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ sẽ bị thay thế, hai cuộc đấu tay đôi nói trên đã trở nên cực kỳ gay gắt và mạnh mẽ.

Vào ngày 29/1, chính quyền của Tập Cận Bình đã xử tử ông Lại Tiểu Dân (Lai Xiaomin), chủ tịch Huarong Group – công ty quản lý tài sản tài chính lớn nhất Trung Quốc – với tốc độ cực nhanh. Kể từ đó, cuộc đấu tranh này không ngừng tăng tốc, nóng lên và trở nên gay gắt hơn.

Từ nước ngoài, vẫn luôn không ngừng lời kêu gọi “thay thế Tập Cận Bình”

“Đại kim chủ” Soros của Đảng Dân chủ Mỹ lần lượt đăng các bài báo trên Wall Street Journal và Financial Times vào ngày 13 và 30/8, công kích dữ dội ông Tập Cận Bình.

Hồi đầu tháng 6, trong một cuộc phỏng vấn, cựu Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói rằng Trung Quốc có dân tộc tốt đẹp và một quá trình phát triển vốn dĩ cũng rất tốt đẹp, nhưng sau khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã thay đổi mọi thứ, khiêu khích khắp nơi, còn gia tăng đàn áp nhân quyền ở Tân Cương, gây ra mối đe dọa đối với Hoa Kỳ. Cựu ngoại trưởng Pompeo tin rằng ông Tập là vấn đề hàng đầu của Trung Quốc và là vấn đề hàng đầu trong quan hệ Trung – Mỹ.

Từ phương diện đối nội, ông Tập luôn có cảm giác bất an mạnh mẽ, điều này được thể hiện rõ ràng trong các bài phát biểu của chính ông, trong các tài liệu do Ủy ban Trung ương ban hành hay trong các bài báo do cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ luôn lặp đi lặp lại nhấn mạnh một vấn đề quan trọng nhất đó là: Giữ vững vị trí cốt lõi của ông Tập và trung thành với ông Tập. Điều này đã mang lại ấn tượng rằng vị trí cốt lõi của ông Tập không ổn định và có nhiều người không trung thành với ông Tập.

Cảm giác bất an mạnh mẽ này của ông Tập đến từ đâu?

Đầu tiên, ông Tập đã trải qua Cách mạng Văn hóa khi còn nhỏ và không được hưởng nền giáo dục tốt đẹp, do đó kiến ​​thức, tầm nhìn, trí óc và tư tưởng của ông bị hạn chế. 

Thứ hai, trước khi lên nắm quyền, ông Tập chỉ là một quan chức bình thường trong đảng, dù ở Hà Bắc, Phúc Kiến, Chiết Giang hay Thượng Hải, ông đều không có thành tích chính trị nổi bật. 

Thứ ba, ông Tập nắm quyền hơn 8 năm, đã điều tra và xử lý 540 quan chức cấp cao từ cấp phó quân sự tỉnh trở lên cũng như các cán bộ quản lý cấp trung khác, do đó đã gây thù chuốc oán với nhiều người. 

Thứ tư, ông Tập “bắt giặc chưa bắt vua”, tức là chưa bắt Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng – hai kẻ “vương tặc” cùng thân tín đang không ngừng đào hố bẫy ông Tập.

Thứ năm, ông Tập không có thân tín thực sự, ai mới là thực sự là người mà ông Tập có thể tin cậy? Xung quanh ông Tập hầu hết vẫn là hạng người bợ đỡ, xu nịnh.

Thứ sáu, ĐCSTQ nội bộ chia năm xẻ bảy, xem ra bề ngoài ai cũng đang duy hộ “vị trí cốt lõi của ông Tập” nhưng thật sự tâm phục khẩu phục cũng không có mấy người.

Thứ bảy, những mâu thuẫn tích tụ trong mấy chục năm qua lại đã bộc phát trong những năm gần đây, đối nội đối ngoại rối ren, kẻ thù ông Tập ngày càng trải rộng.

Thứ tám, các quốc gia liên thủ phản kích ĐCSTQ, áp lực quốc tế chưa bao giờ lớn hơn thế.

Vậy phải làm sao?

Hai tuyến chiến đấu: một là đấu với bên ngoài, thứ hai là đấu với bên trong.

Về các cuộc chiến với bên ngoài, ĐCSTQ đã bị đánh bại trên diện rộng khi Tổng thống Trump lên nắm quyền. Sau khi ông Biden trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, ĐCSTQ cũng chưa từng đạt được bất kỳ chiến thắng nào, ngược lại càng bị cô lập tới mức chưa từng có trên thế giới.

Còn về nội chiến, nhìn bề ngoài thì có vẻ như ông Tập đang chiếm thế thượng phong. Tuy nhiên, những đối tượng bị ông Tập chỉnh đốn, từ giới tư bản đến giới giải trí cho đến giới chính trị và pháp luật, liệu có ai đã thực sự chịu phục? Không có ai cả!

Vào ngày 1/9, ông Tập nói trong một bài phát biểu tại Trường Đảng Trung ương: Những rủi ro và thách thức mà chúng ta phải đối mặt đã gia tăng nghiêm trọng, luôn muốn sống yên bình mà không muốn đấu tranh là không thực tế. Cần phải vứt bỏ ảo tưởng, dũng cảm chiến đấu, và trên vấn đề nguyên tắc, không nhường nửa bước, không thể nhân nhượng.

Ông Tập đã không còn đường lui chỉ có thể chiến đấu.

Tuy nhiên, “cuộc đấu tranh” của ông lại bị đóng khung bởi kế hoạch bảo vệ đảng của chính ông ta.

Sự cố “thiên nga đen” có thể xảy ra

Trước Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19, ông Tập đã “đả hổ” chống tham nhũng 5 năm, nắm trong tay chứng cứ phạm tội của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, đủ để trừng trị họ, tuy nhiên ông Tập đã không làm như vậy.

Trong 4 năm kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ, các cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, La Cán, Cổ Khánh Lâm, Lý Trường Xuân, Ngô Quan Chính, Hạ Quốc Cường, Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ, và Trương Đức Giang, mười gia đình quyền lực của ĐCSTQ do Giang Trạch Dân cầm đầu, đã có người nào bị kết án? Không có!

Trong hơn 4 năm kể từ Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19, ông Tập đã bắt giữ một quan chức cấp cao nào từ cấp phó quốc gia trở lên? Không có!

Triệu Vy, người từng đóng vai “Tiểu Yến Tử” trong phim Hoàn Châu cách cách, bất ngờ “mất tích”. Nhiều người truy tìm tận gốc vấn đề, truy đến ông trùm hậu trường của Triệu Vy là Tăng Khánh Hoài, em trai của Tăng Khánh Hồng, cho rằng lần này hẳn là có trò hay để xem.

Nếu Triệu Vy thực sự vi phạm luật hình sự, ĐCSTQ có thể sử dụng cảnh sát để tạm giữ hình sự đối với cô, sau đó bắt giữ và xét xử cô theo quy định của pháp luật. Nhưng đến nay liệu Triệu Vy đã bị bắt giam? Không có!

Ông Tập đã “họa địa vi lao” (tự đặt ra giới hạn) để bảo vệ đảng, tự hạn chế tư tưởng và bó chân bó tay của chính mình.

Tuy nhiên, lịch sử 100 năm của ĐCSTQ đã chứng minh đầy đủ rằng các cuộc đấu tranh nội bộ cấp cao của ĐCSTQ là vô tận, vẫn luôn là một sống một chết, không thể đội trời chung. Ông Tập dù cho không muốn chống lại Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng, nhưng họ lại muốn lật đổ ông bất kỳ lúc nào. Đây là lý do quan trọng khiến ông Tập ngày nay đang “trong ngoài khốn đốn, bốn bề thọ địch”.

Vào ngày 28/1, ông Tập đã kêu gọi ngăn chặn rủi ro “thiên nga đen” “tê giác xám” tại cuộc họp Bộ Chính trị ĐCSTQ. Đây cũng không phải là lần đầu tiên ông Tập đề cập đến điều này.

Hôm nay, một con thiên nga đen đã bay đến Quảng trường Thiên An Môn. Người Trung Quốc tin vào điềm báo, đây chính là một điềm xấu.

Nếu ông Tập tiếp tục bảo vệ đảng và tiếp tục mở đường thoát cho các gia tộc quyền quý ĐCSTQ từ cấp phó nhà nước trở lên, có khả năng sẽ thực sự có một sự cố “thiên nga đen” mà ông không muốn nhất sẽ xảy ra.

Vương Hữu Quần, Epoch Times
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

Xem thêm: