Kể từ khi Trung Quốc và Mỹ đóng cửa lãnh sự quán của nhau, quan hệ giữa hai nước rơi vào trạng thái căng thẳng, Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục tăng cường chiến tranh dư luận, ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập của truyền thông nhà nước Thời báo Hoàn Cầu thậm chí còn nói rằng sẽ “trả đũa mạnh mẽ”. Tuy nhiên, có người làm trong giới truyền thông tiết lộ, lo lắng Đại Lục sẽ trở lại con đường bế quan tỏa cảng, nên không ít tầng lớp có tiền và có quyền trong nước đang có kế hoạch di dân.

Dich Vu Han 4
Ảnh minh họa (Ảnh: KanZhongGuo)

Hôm 3/8, ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập của tờ Thời báo Hoàn Cầu viết trên Weibo rằng, sau khi Mỹ trục xuất 60 phóng viên Trung Quốc, lại còn rút ngắn thời hạn visa của tất cả phóng viên Trung Quốc xuống còn 3 tháng, phía Mỹ rất có khả năng không gia hạn visa, khiến cho nhiều phóng viên Trung Quốc hơn phải rời khỏi Mỹ. Ông Hồ hắng giọng nói: “Việc này không làm người Trung Quốc sợ được, ngược lại, xin Washington hãy suy nghĩ lại, rất nhiều phóng viên Mỹ đang sinh sống tại Trung Quốc, đặc biệt là nước Mỹ vẫn còn hàng trăm phóng viên ở Hồng Kông, họ sẽ làm thế nào?”

Đến ngày 4/8, ông Hồ Tích Tiến lại “vượt tường lửa” lên Twitter nói, “Theo tôi được biết, cân nhắc đến việc phía Mỹ không gia hạn visa cho phóng viên Trung Quốc, phía Trung Quốc đã làm tốt việc chuẩn bị ứng phó với tình huống xấu nhất là tất cả phóng viên Trung Quốc đều buộc phải rời khỏi Mỹ. Nếu là như thế này, phía Trung Quốc sẽ tiến hành trả đũa, bao gồm cả việc nhắm vào phóng viên Mỹ trú tại Hồng Kông”. Tuy nhiên, trên Weibo, ông Hồ Tích Tiến lại không nhắc đến nội dung “nhắm vào phóng viên Mỹ đang ở Hồng Kông”.

Ngoại giới phát hiện, mặc dù ông Hồ Tích Tiến lớn giọng cổ súy Trung Quốc đối kháng Mỹ, trả đũa Mỹ, nhưng người làm truyền thông bao gồm cả người trong kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc, đều cảm thấy bất an trước mối quan hệ Mỹ – Trung hiện nay, thậm chí còn có sự lo âu khác.

Ông Ngô, một nhà báo lâu năm nói với Đài Á châu Tự do (RFA) rằng, phóng viên phái ra nước ngoài của truyền thông nhà nước Trung Quốc, rất nhiều người là mang thân phận kép hoặc là tình báo quốc an hoặc là tình báo quân sự. Hiện tại, tuyệt đại đa số người làm truyền thông trong nước Trung Quốc lo lắng, cuộc đối kháng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ dẫn đến Trung Quốc Đại Lục trở lại con đường bế quan tỏa cảng. 

Bà Đặng là một người làm truyền thông, từng đến Mỹ sinh con cũng cho biết, thực ra rất nhiều người làm truyền thông trong nước vẫn luôn hướng đến cuộc sống tại Mỹ, còn bà vốn có kế hoạch trong 2 năm sẽ đưa con trở lại Mỹ để học tập, nhưng hiện tại mối quan hệ Trung – Mỹ đang đi xuống nhanh chóng, bà lo lắng sẽ xuất hiện hậu quả không thể dự liệu trước được.

Tuy nhiên, điều khiến người ta nực cười là, mặc dù Mỹ – Trung rơi vào thế giằng co, chính quyền Trung Quốc lại cật lực kích động cái gọi là “tình cảm yêu nước”, nội bộ tờ Thời báo Hoàn Cầu (trong chống Mỹ biểu hiện vô vùng nổi bật) và Đài Truyền hình Trung ương, vẫn có nhiều phóng viên lựa chọn đến Mỹ sinh con. Ngoài ra, chỉ là phóng viên ở bộ phận bình luận tin tức của CCTQ, ít nhất có 4 người công khai thừa nhận con cái của họ có quốc tịch Mỹ. 

Về việc này, ông Ngô Hữu Thủy, nhân sĩ luật tại Trung Quốc Đại Lục chỉ ra, thực tế, ngoài giới tin tức Đại Lục, những người Trung Quốc khác đến Mỹ, bao gồm đảng viên Đảng Cộng sản, nếu buộc phải đưa ra lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ, tin chắc rằng có rất nhiều người sẽ dùng chân bỏ phiếu, lựa chọn ở lại Mỹ. “Đây là người Trung Quốc nói, chống Mỹ là công việc, đến Mỹ mới là cuộc  sống”.

Nhiều năm qua, chính quyền nhà nước Trung Quốc cũng tiến hành hạn chế nghiêm ngặt visa cho phóng viên nước ngoài trú tại Trung Quốc, dùng đó làm thủ đoạn buộc phóng viên nước ngoài phải “tự kiểm duyệt”. Ngừng việc phê bình Chính phủ ĐCSTQ. Về việc này, Chính phủ Mỹ kiên trì giá trị phổ quát để triển khai đối đầu với Trung Quốc. 

Ngày 18/2 năm nay, Mỹ đã có hành động mạnh tay liệt 5 kênh truyền thông của nhà nước ĐCSTQ vào danh sách “phái đoàn ngoại giao”. Ngày 19/2, phía Trung Quốc thu hồi giấy tờ của 3 phóng viên thường trú tại Bắc Kinh thuộc tờ Nhật báo Phố Wall. Để đáp lại phía Trung Quốc, ngày 2/3, Mỹ thực thi hạn chế số người trong 5 kênh truyền thông Trung Quốc thuộc “phái đoàn ngoại giao”, từ 160 người giờ giảm xuống chỉ còn dưới 100. ĐCSTQ không cam tâm cho thấy mình yếu thế, ngày 18/3, tuyên bố trục xuất phóng viên Mỹ có giấy tờ phóng viên hết hạn trước cuối năm của các tờ báo như Wall Street Journal, New York Times, Washington  Post, từ nay về sau không được làm phóng viên tại Trung Quốc. Vào ngày 23/6, Mỹ đã quyết định bổ sung Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, Dịch vụ Tin tức Trung Quốc, Nhật báo Nhân dân và Thời báo Toàn cầu vào danh sách truyền thông tuyên truyền nước ngoài ĐCSTQ sử dụng phương tiện truyền thông để xâm nhập vào xã hội phương Tây. Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ gian hạn thời gian lưu trú của các nhà báo Trung Quốc tại Mỹ, thời hạn xuống dưới 90 ngày và việc gia hạn visa phải làm lại sau mỗi ba tháng.

Trong tháng 7, hai nước Mỹ – Trung đóng của lãnh sự quán của nhau, khiến cho mối quan hệ song phương giữa hai nước trở lên căng thẳng hơn.

Lê Tiểu Quỳ

Xem thêm: