Chính quyền ông Tập Cận Bình đang thúc đẩy kế hoạch “Thịnh vượng chung” gây sóng gió đối với tầng lớp giàu có của nước này cũng như nền kinh tế Trung Quốc. Ngày 12/11, tại cuộc họp báo của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), quan chức Văn phòng Tài chính Trung ương đã có động thái hiếm thấy khi cảnh báo rằng “thịnh vượng chung” cần rút bài học kinh nghiệm của “Đại nhảy vọt” và “Phong trào toàn dân công xã hóa” vào những năm 1950. Phải chăng Tập Cận Bình đang chùn tay?

Động thái hiếm hoi: Cảnh báo bài học từ “Đại nhảy vọt”

Khi trả lời truyền thông ĐCSTQ, ông Hàn Văn Tú – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Tài chính Trung ương của ĐCSTQ – đã giải thích Phiên họp toàn thể lần 6 của Trung ương khóa 19 từ góc độ kinh tế cho biết, “Mặc dù GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã vượt quá 10.000 đô la Mỹ, nhưng vẫn chưa đạt đến mức của các nước có thu nhập cao, và giả sử cho phân phối đồng đều tổng thu nhập của Trung Quốc hiện nay thì cũng không đạt được thịnh vượng chung”.

Ông Hàn Văn Tú nhấn mạnh rằng để đạt được thành công thì cần tránh nóng vội, rút ​​kinh nghiệm và bài học của các cuộc “Đại nhảy vọt”“Phong trào toàn dân công xã hóa” trong những năm 1950; trong quá trình thực hiện “carbon tối ưu”, “carbon trung hòa”, thúc đẩy “thịnh vượng chung” phải dựa trên nền tảng “tìm kiếm tiến bộ đi cùng bảo đảm ổn định”.

Ông Hàn nhấn mạnh rằng các khoản đóng góp từ thiện của doanh nghiệp là tự nguyện, tuyệt đối không được “giết người giàu để giúp người nghèo”, không được “ép buộc đóng góp”.

“Đại nhảy vọt” là một phong trào xã hội diễn ra ở Trung Quốc từ năm 1958 – 1960, khi đó ĐCSTQ dưới lãnh đạo của Mao Trạch Đông đã phát động phong trào này nhằm cố gắng sử dụng sức lao động và nhiệt huyết của nhân dân Trung Quốc để theo đuổi “bước tiến nhảy vọt” trong công nghiệp và nông nghiệp để hy vọng sức mạnh Trung Quốc nhanh chóng vượt phương Tây. Dù ý tưởng đẹp nhưng biện pháp thực hiện phản khoa học đã gây thảm họa cho Trung Quốc: Công xã hóa toàn quốc và thúc đẩy toàn dân luyện gang thép quy mô lớn.

Kết quả của phong trào này là chất lượng gang thép thấp, một số lượng lớn tài nguyên khai thác quá mức bị tàn phá nghiêm trọng và lãng phí, một số lượng lớn lao động bị chuyển sang luyện gang thép quy mô lớn dẫn đến thiếu hụt sản xuất nông nghiệp, khiến trong một thời gian cả nước Trung Quốc chìm vào bầu không khí tồi tệ. Trong khi công xã nhân dân của chủ nghĩa cộng sản gây đại nạn khi tạo thời cơ cho quan chức tham ô hủ hóa, lừa trên nẹt dưới,  năng lực sản xuất nông nghiệp tệ hại gây nạn đói khắp nơi và làm vô số người chết bất thường. Hệ quả là “Đại nhảy vọt” đã dẫn đến nạn đói lớn sau đó kéo dài 3 năm, giới nghiên cứu lịch sử ước tính 15 – 55 triệu người chết bất thường.

 

Bloomberg: Tập Cận Bình sẽ phải chùn tay

Trong khi ông Tập Cận Bình đưa ra các mục tiêu như về “tối ưu carbon” vào năm 2030 và “carbon trung hòa” vào năm 2060 đã bị các nước phương Tây xem là hành động chậm chạp, nhưng một số chính sách liên quan tại Trung Quốc như thúc đẩy “giảm kép” (giảm chất thải ô nhiễm và giảm tiêu thụ năng lượng) qua đó hạn chế dùng điện đã gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến nền kinh tế và cuộc sống dân chúng nước này.

Do đó, nguồn tin dẫn theo Bloomberg cho rằng chính quyền của ông Tập đã bắt đầu nới lỏng các chính sách kinh tế như về vấn đề nợ, nạn độc quyền, và nhiên liệu hóa thạch. Vì dù các biện pháp “giám sát” đã trừng phạt nhiều “doanh nghiệp tinh hoa” ở Trung Quốc, nhưng chúng cũng khiến đông đảo người dân thường phải gánh chịu những thiệt hại như giảm tiết kiệm và hóa đơn tiền điện cao hơn, nếu nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục gặp khó khăn thì vấn đề cơ hội việc làm cũng sẽ tiếp tục sụt giảm.

Vấn đề chính quyền ông Tập thúc đẩy “Thịnh vượng chung” nhằm giải quyết tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng ở Trung Quốc được Bloomberg cho là nguy cơ gây ra đe dọa lâu dài đối với giới tinh hoa của ĐCSTQ và cuối cùng sẽ đe dọa đến tương lai chính trị của ĐCSTQ. Trong khi dự kiến năm 2022, ông Tập sẽ phá vỡ tiền lệ để tiếp tục tại vị nhiệm kỳ thứ 3, nếu suy thoái kinh tế dẫn đến bất ổn xã hội sẽ thành nguy cơ làm suy yếu khả năng kiểm soát quyền lực của ông Tập.

Do đó những bước thay đổi nới lỏng trong các lĩnh vực quan trọng sẽ giảm bớt áp lực trước mắt ông Tập.

Hơn nữa, kế hoạch “Thịnh vượng chung” sẽ khiến giới nhà giàu Trung Quốc lo sợ, theo đó thay vì vốn đang dồn sức tập trung kiếm tiền thì sẽ có thể chuyển hướng sang nghĩ cách làm sao bảo đảm giữ gìn được tài sản, và nhất thời, tầng lớp giàu có của Trung Quốc cảm thấy cần phải che giấu tài sản.

Chính sách “Thịnh vượng chung” đã khiến những người giàu hoảng sợ vì các điều khoản liên quan và chi tiết thực hiện của chính sách này vẫn còn mơ hồ.

Chính Hâm, Vision Times

Xem thêm: