Sau khi Đạo luật An ninh Quốc gia có hiệu lực, Next Media hay còn gọi là Next Digital (công ty mẹ của báo Apple Daily) đã bị cảnh sát Hồng Kông lục soát tòa báo vào tháng trước. Người Hồng Kông đã ủng hộ công ty này bằng cách mua cổ phiếu. Ngày 10/9, cảnh sát đã bắt giữ 15 người vì cho rằng họ đã “thao túng” giá cổ phiếu của Next Media và kiếm được tổng cộng 38,7 triệu đô la Hồng Kông. Hành động bất thường này của cảnh sát đã làm dấy lên nghi ngờ từ ngoại giới rằng vụ việc liên quan đến “đàn áp chính trị”.

p2751661a383146383 image image
Ngày 10/8, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ ông Lê Trí Anh, nhà sáng lập Next Media và lục soát tòa báo. Một tháng sau, cảnh sát lại bắt giữ 15 người mua cổ phiếu của Next Media và cáo buộc họ đã thao túng giá cổ phiếu. (Ảnh chụp màn hình video Vision Times tiếng Trung)

Các vụ bắt giữ vì tội “làm thị trường” hiếm khi được Cục Ma túy Cảnh sát Hồng Kông tiến hành. Tổng cộng 15 người đã bị bắt vì âm mưu lừa đảo và rửa tiền. Đài Á Châu Tự Do đưa tin rằng cảnh sát trưởng Chung Vịnh Mẫn của cục này đã tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 10/9, nói rằng sau vụ bắt giữ ông Lê Trí Anh, nhà sáng lập Next Media và một số giám đốc điều hành cấp cao vào ngày 10/8, lượng giao dịch cổ phiếu và giá cổ phiếu của Next Media rất bất thường. So với kim ngạch một ngày trong ngày 7/8 và 11/8, biên độ tăng vọt gấp hơn 4.000 lần.

Hơn 10.000 giao dịch trong 3 ngày với lợi nhuận 38,7 triệu đô la Hồng Kông

Bà Chung Vĩnh Mẫn cho biết, từ ngày 10/8 đến ngày 12/8, 15 người liên quan đến vụ án đã sử dụng WhatsApp làm công cụ liên lạc. Trong 3 ngày, họ đã mua và bán hơn 13.200 cổ phiếu của Next Media, liên quan đến 1,69 tỷ cổ phiếu, chiếm khoảng 23,8% khối lượng giao dịch toàn thị trường trong thời gian đó. Tổng cộng hơn 38,7 triệu đô la Hồng Kông đã được thực hiện, một trong những người bị bắt đã kiếm được khoảng 25,5 triệu đô la Hồng Kông. Trong số những người bị bắt, người trẻ nhất mới 22 tuổi và người lớn nhất là 53 tuổi.

Tại cuộc họp báo, nhiều phóng viên đã đặt câu hỏi về mục đích chính trị đằng sau vụ bắt giữ. Bà Chung Vịnh Mẫn phủ nhận rằng không phải là nhắm vào Next Media, mà là chống lại những tên tội phạm đã sử dụng vụ việc để lừa dối người khác. “Tôi sẽ không suy đoán tại sao một số người đầu tư vào Next Media, nhưng trên thực tế một số nhà đầu tư đã bị thiệt hại đáng kể. Theo thông tin có được trong tay tôi, một nhà đầu tư lớn tuổi đã mất hơn 1 triệu nhân dân tệ trong vụ việc này.”

Vai trò của SFC bị thẩm vấn, cảnh sát né tránh trả lời

Trước đây, những trường hợp thị trường chứng khoán thao túng giá khiến nhà đầu tư nhỏ lẻ thua lỗ, thường là do Ủy ban điều tiết chứng khoán (SFC) căn cứ theo “Pháp lệnh chứng khoán và hợp đồng tương lai” truy tìm bằng chứng. Phóng viên hỏi về vai trò của Ủy ban Điều tiết Chứng khoán trong hoạt động này, bà Chung Vịnh Mẫn không trả lời chính diện, chỉ nói rằng các cơ quan quản lý khác nhau hợp tác với nhau nhưng “không can thiệp vào nhau” và không bình luận về công việc của SFC. Bà cho biết thêm, vụ việc hiện tại vẫn đang trong giai đoạn điều tra, còn những tội danh cuối cùng vẫn phải theo dõi và sẽ xem xét các kiến ​​nghị của Sở Tư pháp.

Sau khi ông Lê Trí Anh bị bắt vào tháng trước, người dân Hồng Kông đã lũ lượt mua cổ phiếu của “Apple Daily”“Next Media” để bày tỏ sự ủng hộ. Giá cổ phiếu của Next Media đã tăng mạnh, và từng đổi từ “cổ phiếu Penny” thành “cổ phiếu Mosquito”. Nhìn vào thông tin, tổng số giao dịch của Next Media từ ngày 10/8 đến ngày 12/8 là 238.103 lần, với giá trị giao dịch là 6,4 tỷ nhân dân tệ. Ngày 11/8, SFC hiếm khi đưa ra tuyên bố về các công ty cá biệt, cho biết họ vẫn luôn theo dõi tình hình và các giao dịch liên quan với Next Media, và sẽ hợp tác với Sở Giao dịch Chứng khoán. Nhưng cho đến nay SFC vẫn chưa có bất kỳ động thái nào. SFC trả lời các câu hỏi của các kênh truyền thông rằng họ không bình luận về các vấn đề liên quan.

Hiểu nhầm nghĩa “bán khống”, cảnh sát bị nghi ngờ không rành về tài chính

Cuộc điều tra của cảnh sát chứ không phải của SFC đã làm dấy lên cuộc thảo luận trong giới tài chính và cư dân mạng Hồng Kông. Mức độ hiểu biết của cảnh sát đối với giá cổ phiếu cũng đã bị nghi ngờ. Một số cư dân mạng phát hiện cảnh sát đề cập trong một bài đăng trên Facebook rằng người bị bắt đã “bán khống ở vị trí cao”. Nhưng Next Media không có trong danh sách bán khống cổ phiếu được Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông chấp thuận, nên đã nghi ngờ cảnh sát thiếu hiểu biết về tình hình. Sau đó, cảnh sát đã đăng một “Tuyên bố đính chính” ở cuối bài, nói rằng “việc bán khống” được đề cập trong văn bản thực sự nên là một “lời rao bán”.

Tờ “Apple Daily” dẫn lời luật sư Lâm Bỉnh Xương cho biết, chính quyền Hồng Kông thành lập các cơ quan thực thi pháp luật khác nhau, với mục đích ban đầu là thực hiện nhiệm vụ của họ. Quyền hạn điều tra của SFC trong lĩnh vực chứng khoán có thể bao gồm phạm vi rộng hơn và cũng có thể tiến hành các hoạt động chung với hiệp hội hỗ trợ cảnh sát khi cần thiết. Mặc dù hành động đơn phương của cảnh sát lần này là hợp pháp nhưng không hợp lý và trái quy luật, khác hẳn với việc nước sông không phạm nước giếng trước đây. Người ta cho rằng hành động này rõ ràng có liên quan đến chính trị.

SFC có quyền điều tra rộng hơn

Một luật sư khác, ông Nhậm Kiến Phong, đã đặt câu hỏi về việc cao giọng thông báo vụ án trong giai đoạn đầu của cuộc điều tra của cảnh sát, hay cản trở tiến độ điều tra. Ông cũng đặt câu hỏi rằng liệu cuộc điều tra của SFC có lẽ sẽ phù hợp hơn, vì một người bị cảnh sát bắt giữ có quyền giữ im lặng và yêu cầu luật sư.

“Nhưng SFC có quyền gọi bất cứ người nào tới gặp mặt. Tất cả những người này đều không có quyền im lặng về các câu hỏi phải trả lời”. Mặc dù người được triệu tập có quyền yêu cầu khẩu cung liên quan không được coi như bằng chứng trước tòa, tuy nhiên, SFC vẫn có thể giao lại các khiếu nại dân sự lên Tòa án Hành vi Sai trái Thị trường xử lý hoặc giao lại cho cảnh sát điều tra thêm. Ông Nhậm Kiến Phong chỉ ra rằng hiện giờ vụ việc đã được phơi bày toàn bộ, đánh rắn động rừng, những người bị điều tra sẽ trở nên thận trọng hơn trong việc trả lời các câu hỏi trong tương lai.

Ông Thẩm Chấn Doanh, người được cấp phép của SFC và là Giám đốc Điều hành của Tập đoàn Sincere Securities, trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự do cho biết, vụ việc không có sự tham gia của SFC, “nó khác với trước đây”. Ông La Gia Thông, chuyên gia kinh tế Hồng Kông, cho rằng việc “cổ phiếu penny” như Next Media tăng giá không có gì lạ, cũng có một số lượng lớn các nhà đầu tư bán lẻ đổ xô vào thị trường sau khi Next Media bị khám xét. Họ cho rằng việc khởi tố thành công vụ án là “khá khó khăn”.

“Có nhiều động cơ để mọi người đi giao dịch chứng khoán. Thực tế ngày hôm đó cũng có nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia. Khi có nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ thì khó có thể nói rằng một số ít người dùng một lượng lớn tiền đầu tư nhằm kiểm soát giá cổ phiếu. Điều này rất khó có sự thông đồng. Sau khi biết tin, mọi người sẽ cùng nhau thực hiện việc này là điều có thể xảy ra”. Ông cũng nghi ngờ phía cảnh sát đã mạnh tay bất thường. Rõ ràng, nếu đổi sang một cổ phiếu khác, có thể sẽ không cần phải làm như vậy, cũng không cần gấp rút như vậy, ở đây có thể có yếu tố chính trị.

Đổ xô giao dịch cổ phiếu penny, việc đàn áp chính trị bị nghi rất khó loại bỏ

Ông Trần Hán Huy, người phát ngôn của nhóm ngành tài chính “Financier Conscience“, cũng chỉ ra rằng việc mua thấp, bán cao và giao dịch mật độ cao là điều phổ biến trong các hoạt động tài chính ở Hồng Kông. Các cuộc thảo luận về cổ phiếu trên kênh xã hội và truyền thông cũng rất phổ biến và rất khó xác định liệu đó có phải là bất hợp pháp hay không. Ông cho rằng người dẫn đầu thị trường cũng có “chương trình giao dịch” hợp pháp, trong đó họ sử dụng các chương trình để tạo ra một số lượng lớn giao dịch. Mấu chốt của việc phạm luật là có việc “mua đi bán lại”, cố tình mua bán lẫn nhau, từ đó nâng giá cổ phiếu hay không. Việc một nhóm người kiểm soát giá cổ phiếu để kiếm lời hoặc tạo ra khối lượng giao dịch lớn, nhưng không giao dịch thực sự mới là phạm pháp.

Ông Trần Hán Huy cho rằng cảnh sát phải nói rõ ràng về vụ bắt giữ này, nếu không sẽ khó làm nguôi ngoai nghi ngờ của công chúng rằng đây là một vụ bắt giữ chính trị. “Đó chỉ là vấn đề tài chính. Tôi không hiểu tại sao cảnh sát lại chỉ mạnh tay xử lý Next Media như vậy. Nếu họ nói rằng đây không phải là vụ việc mang tính chính trị nhạy cảm, thì họ cần phải giải thích.”

Lý Gia Hoành

Xem thêm:

MỜI NGHE PODCAST: “Vì sao hơn 70 triệu người tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc thập niên 90?”