Một nhóm ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông hôm 5/3 cho hay, cảnh sát an ninh quốc gia đã ngăn các nhà hoạt động tham gia một cuộc biểu tình rất được mong đợi, và ban tổ chức hủy bỏ sự kiện vào phút cuối, AP đưa tin.

shutterstock 1473462398
Biểu tình chống dẫn độ Hồng Kông 6/2019; sau đợt đó Hồng Kông đã không lại xuất hiện biểu tình lớn (Ảnh: Tee Jz / Shutterstock)

Liên minh các Đảng viên Dân chủ Xã hội cho biết cảnh sát đã thẩm vấn bốn thành viên của họ vào Thứ Sáu và cảnh cáo họ không được tham gia cuộc tuần hành do Hiệp hội Công nhân Phụ nữ Hồng Kông lên kế hoạch.

“Liên minh các Đảng viên Dân chủ Xã hội rất tức giận về việc bị cảnh sát an ninh quốc gia đe dọa và cản trở khi tham gia một cuộc biểu tình hợp pháp. Nhưng nó đã quyết định vắng mặt trước áp lực như vậy,” nhóm này bày tỏ.

Cảnh sát nêu rõ trong một email trả lời AP rằng, khi họ thực hiện bất kỳ hành động nào, họ sẽ xử lý nó “theo tình hình thực tế và luật pháp.”

Nếu diễn ra đúng kế hoạch thì đây sẽ là cuộc biểu tình đòi quyền công dân lớn đầu tiên mà được chính quyền chấp thuận kể từ khi nạn dịch buộc phải hạn chế tập trung và buộc phải đeo khẩu trang từ 3 năm trước.

Ngoài lý do đại dịch, thì một nguyên nhân nữa khiến cực hiếm có được biểu tình ở Hồng Kông là do nhiều nhà hoạt động đã bị bịt miệng hoặc bỏ tù sau khi chính quyền trung ương Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia sâu rộng sau các cuộc biểu tình rầm rộ quãng 2019.

Vào tối ngày 4/3, hiệp hội phụ nữ đã thông báo trong một bài đăng trên Facebook rằng họ đã quyết định hủy bỏ cuộc tuần hành dự định kêu gọi lao động và quyền của phụ nữ cũng như bình đẳng giới, nhưng không nêu rõ lý do.

Nửa giờ sau, Quyền Giám đốc cấp cao Dennis Cheng nhấn mạnh trong một cuộc họp báo, ban tổ chức đã thông báo sẽ hủy bỏ cuộc tuần hành sau khi cân nhắc những ưu và nhược điểm.

Khi được hỏi liệu cảnh sát có yêu cầu người tổ chức hủy bỏ cuộc biểu tình để tránh làm xấu mặt Bắc Kinh trong phiên họp thường niên của quốc hội Trung Quốc hay không, ông Cheng cho biết cảnh sát tôn trọng quyết định của người tổ chức và tin rằng nó đã đạt được sự cân bằng. Ông từ chối bình luận thêm.

Ông Cheng nói rằng một số nhóm bạo lực muốn tham gia cuộc biểu tình và cảnh báo công chúng không nên tham gia. Ông đã không xác định các nhóm đăng ký. Thư chấp thuận của cảnh sát cho cuộc biểu tình sau đó bị cho là không hợp lệ và chính quyền cảnh báo, bất kỳ ai cố gắng tập hợp vào Chủ Nhật sẽ bị coi là tham gia một cuộc biểu tình trái phép.

Trong khi đó, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố Trung Quốc đã đạt được tiến bộ mới trong công việc liên quan đến Hồng Kông và thực thi quyền tài phán chung đối với thành phố phía nam.

Các nhà phê bình nhận định, Trung Quốc đã làm xói mòn các quyền tự do đã hứa với các thể chế chính trị, xã hội và tài chính của Hồng Kông khi bàn giao từ Anh vào năm 1997.

Nhật Tân (T/h)