Một cậu bé 9 tuổi ở Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) sốt cúm A đã bị phổi trắng chi sau 1 ngày và được đưa vào ICU. Tỷ lệ người lớn lây nhiễm cũng ngày càng gia tăng. Nhiều người nghi ngờ rằng dịch bệnh hiện nay ở Đại Lục là COVID-19 chứ không phải cúm A.

cum A
Dịch cúm A ở Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình video)

Một cậu bé 9 tuổi ở Hàng Châu được đưa vào ICU sau khi bị phổi trắng chỉ trong 1 ngày

Theo báo cáo của Sina News, gần đây cúm A đã bước vào giai đoạn có tỷ lệ mắc bệnh cao, nhiều trẻ em, học sinh tiểu học và trung học cơ sở và người già đều bị lây nhiễm. Bệnh viện nhi Đại học Chiết Giang đã tiếp nhận gần 2.000 bệnh nhân cúm A chỉ trong một ngày, ước tính thời gian cải thiện sẽ là vào cuối tháng 3.

Ngày 6/3, phòng khám sốt của Bệnh viện Nhi trực thuộc Đại học Y khoa Chiết Giang đã có một đợt nhập viện nhỏ với gần 4.000 bệnh nhân, hơn một nửa trong số đó là bệnh nhân cúm A.

Đa số trẻ mắc cúm A nặng đều bị viêm não. Bà Chúc Quốc Hồng, Phó Giám đốc Khoa Nhi tại Bệnh viện Nhi đồng Đại học Chiết Giang, cho biết: “Hiện tại, trong số các bệnh nhân cúm A có nhiều trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là học sinh mẫu giáo và tiểu học.”

Bà Hoàng Lệ Tố, Giám đốc Khoa Truyền nhiễm thuộc Bệnh viện Nhi Đại học Chiết Giang, đã tiếp nhận một cậu bé 9 tuổi bị viêm phổi nặng, nhiễm cúm A và bị sốt một ngày trước khi được đưa đến bác sĩ. Cậu bé bị rối loạn ý thức. CT phổi cho thấy những vùng rộng lớn chuyển sang màu trắng, và cuối cùng cậu bé được đưa vào ICU.

Không chỉ trẻ em mới nhập viện, số người lớn mắc cúm A tại Bệnh viện Nhân dân tỉnh Chiết Giang cũng ngày càng tăng, chiếm 1/3 số ca khám vì sốt.

“Chuyên gia” Trung Quốc cho rằng cúm A có thể dẫn đến phổi trắng

Theo Báo cáo hàng tuần về bệnh cúm mới nhất do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cúm quốc gia Trung Quốc công bố, dữ liệu giám sát cho thấy từ ngày 27/2 – 5/3, tỷ lệ phát hiện dương tính với virus cúm ở các tỉnh phía nam và phía bắc tiếp tục tăng, với virus cúm A(H1N1) pdm09 (virus cúm phụ H1N1 theo mùa) chiếm ưu thế, và virus cúm A(H3N2) (virus cúm phụ H3N2 theo mùa) đang đồng lưu hành.

Theo “Nhật báo Bắc Kinh”, kể từ giữa tháng 2, số bệnh nhân nhập viện do sốt ngày càng tăng, trong đó có nhiều bệnh nhân cúm A.

Hai bác sĩ Khoa Nội tổng hợp của Bệnh viện Trường Canh Thanh Hoa, Bắc Kinh cho biết, cúm A rất dễ lây lan. Ngoài các triệu chứng về đường hô hấp còn có các triệu chứng toàn thân như sốt cao, đau đầu, nhức mỏi và các biến chứng như viêm phổi, viêm cơ tim, viêm tai giữa.

Họ cho biết về triệu chứng lâm sàng, rất khó phân biệt giữa nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) chủng mới và nhiễm cúm A. Cúm A cũng có thể gây viêm phổi nặng (thường được gọi là “phổi trắng”), phổ biến hơn ở các nhóm có nguy cơ cao, như người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và những người mắc bệnh nền.

Về vấn đề này, tài khoản Twitter “Vô Vương Vô Đế (Wenhui) (Lữ đoàn chiến tranh đặc biệt Aoxi)” cho biết: “Một đợt mới của cái gọi là ‘cúm A’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại bắt đầu bùng phát. Ký ức khó quên về những cơn đau, sốt cao và rát cổ từ một vài tháng trước đã quay trở lại!

Kỳ thực, đây chính là một thảm họa vắc-xin. Ngay cả các bác sĩ bên trong bức tường phong tỏa cũng thừa nhận, rằng không có cách nào để phân biệt giữa cúm A và COVID. Cúm A cũng có thể gây ra phản ứng của vắc-xin độc, như phổi trắng, viêm phổi và viêm cơ tim. Nếu bạn không uống thuốc giải độc để loại bỏ độc tố của vắc-xin, bạn sẽ đau đớn trở đi trở lại, sống không bằng chết. ĐCSTQ là thủ phạm chính.”

Chuyên gia: Quan chức Trung Quốc che giấu dữ liệu dịch bệnh

Hiện nay, virus cúm ở Trung Quốc đang bùng phát, bệnh viện nhiều nơi quá tải, những nghi ngờ về việc “Cúm A thực chất chính là COVID” ngày càng gia tăng.

Một số cư dân mạng nói: “Cúm lại có thể gây ra phổi trắng? Đây là COVID! Nó lại xuất hiện với một chiếc áo khoác mới, hay là di chứng của vắc-xin?”

Về vấn đề này, ông Walter Reed, một nhà cựu nghiên cứu virus học người Mỹ tại Viện nghiên cứu Lục Quân, nói với “News Beacon” rằng Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh rằng đó là cúm A, nhưng khả năng mắc cúm A là không lớn.

Từ góc độ của bệnh cúm mùa này ở nước ngoài cho thấy, không một quốc gia nào nhấn mạnh rằng virus cúm năm nay có biểu hiện đặc biệt hay nghiêm trọng. Tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ tử vong do cúm đặc biệt cũng không lớn, như thể “không có tình huống như vậy xảy ra”.

Ông Lâm Hiểu Húc, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, cho biết ông rất ngạc nhiên khi nghe nói rằng tình hình dịch bệnh quy mô lớn ở Trung Quốc hiện nay hoàn toàn là do cúm A gây ra. Số liệu trong nước có đề cập đến hiện tượng phổi trắng, nhưng trên thế giới chưa nhiều nơi đề cập đến các ca bệnh nặng và phổi trắng.

Ông nói: “Nếu nhiều nơi ở Trung Quốc vẫn còn tình trạng phổi trắng, tôi nghĩ chủ yếu vẫn là do COVID. Vì vậy, cá nhân tôi cho rằng số liệu của giới chức Trung Quốc vẫn còn khá nhiều điều khuất tất.”