Tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lần thứ 14 được tổ chức tháng 10/1992, ông Giang Trạch Dân dù đã bảo đảm vị trí quyền lực Tổng Bí thư nhưng vẫn cảm thấy dường như lý lịch bản thân quá mỏng, sau đó ngay lập tức lệnh cho thư ký mang sơ yếu lý lịch cá nhân đến và khoanh tròn ghi dấu hỏi vào đoạn “gia nhập ĐCSTQ và tham gia công tác vào tháng 04/1946”. Viên Thư ký vừa nhìn đã hiểu Giang muốn sửa đổi lý lịch!

Giang Trạch Dân
Giang Trạch Dân và Đặng Tiểu Bình (Ảnh từ internet)

Hướng dẫn thư ký sửa lý lịch cá nhân

Thư ký của ông Giang Trạch Dân nhanh chóng tìm gặp nhân viên soạn thảo lý lịch và nói: Tổng Bí thư Giang Trạch Dân đã nhớ lại, năm 1943 ông được nhận vào Đại học Giao thông Thượng Hải và sau đó đã tiếp cận tổ chức ngoại vi của Đảng tổ chức bí mật ở Thượng Hải. Vấn đề này có tính co giãn lớn, không phải “dựa vào” tổ chức Đảng bí mật ở Thượng Hải, cũng không phải là tham gia trong tổ chức ở vòng ngoài, mà là “dựa vào” tổ chức ở vòng ngoài, mức độ gần gũi này như thế nào thì không thể xác định rõ được.

Sự thay đổi này đưa Giang Trạch Dân từ việc là cán bộ trong cuộc chiến tranh giải phóng đã trở thành cán bộ cũ trong thời chiến tranh chống Nhật, đây một bước tiến lớn về lý lịch.

Theo mệnh lệnh của Giang Trạch Dân, sau phiên họp toàn thể trung ương lần thứ nhất ĐCSTQ khóa 14 vào tháng 10/1992, Tân Hoa Xã Trung Quốc đã công bố “Lý lịch thành viên cơ cấu lãnh đạo Quân ủy Trung ương và Ủy ban Trung ương ĐCSTQ khóa 14” với nội dung: Giang Trạch Dân “năm 1943 tham gia phong trào sinh viên dưới lãnh đạo của tổ chức Đảng bí mật và gia nhập ĐCSTQ vào tháng 04/1946”. Tuy nhiên, vào năm 1943, khi đó ông Giang Trạch Dân học tại Đại học Trung ương giả hiệu ở Nam Kinh, không hề có trong tổ chức vòng ngoài nào thuộc cơ quan Đảng tổ chức bí mật ở Thượng Hải. Cố nguyên lão Kiều Thạch (1924 – 2015) rất quen thuộc với phong trào sinh viên Thượng Hải khi chứng kiến sơ yếu lý lịch của ông Giang Trạch Dân do Tân Hoa Xã công bố có nội dung vô căn cứ “từ năm 1943 tham gia vào phong trào sinh viên dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng bí mật” thì trong lòng càng căm ghét Giang Trạch Dân hơn. Sau Đại hội 14 ĐCSTQ, mâu thuẫn giữa Giang Trạch Dân và Kiều Thạch ngày càng gay gắt hơn.

Giám sát Hồ Cẩm Đào, oán hận Đặng Tiểu Bình

Theo quy định tại Đại hội 14 năm 1992, ông Giang Trạch Dân phải bàn giao toàn quyền lực cho ông Hồ Cẩm Đào tại Đại hội 16 (năm 2002). Để xoa dịu tình hình, ông Đặng Tiểu Bình cũng khẳng định với các nguyên lão Lý Thụy Hoàn và Vạn Lý, đảm bảo Giang Trạch Dân sẽ bàn giao toàn bộ quyền lực tại Đại hội 16. Ngày 19/10/1992, ông Đặng Tiểu Bình gặp các Đại biểu Đại hội 14 và dẫn các Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị khác đến bắt tay cùng chụp ảnh chung với ông Hồ Cẩm Đào. Trong bức ảnh, Đặng và Hồ đứng ở giữa, Giang ở sau. Tuy nhiên, một hình ảnh riêng tư như vậy của Hồ Cẩm Đào cũng làm Giang khó chịu, cảm giác bản thân bị yếu thế đánh mất hình ảnh của một Tổng Bí thư, do đó Giang đã cho người xóa hình ảnh bản thân và các nhân vật khác đi. Về sau khi Văn phòng Trung ương gửi ảnh cho ông Hồ Cẩm Đào thì thấy ảnh có phông nền màu đen và trong bức ảnh chỉ có hai người là Đặng Tiểu Bình và Hồ Cẩm Đào. Mười hai năm sau, vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đặng Tiểu Bình năm 2004, tấm hình này bất ngờ xuất hiện với ba phiên bản khác nhau, kéo theo một cơn giông tố tranh luận nhỏ.

Sau Đại hội 14, việc ông Hồ Cẩm Đào bất ngờ nổi lên đã khuấy động bầu không khí thảo luận. Ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã bí mật ra lệnh cho bộ phận tình báo giám sát chặt chẽ mọi động thái của ông Hồ Cẩm Đào và thu thập tất cả thông tin để sử dụng sau này. Một cách tự nhiên, ông Hồ Cẩm Đào cũng nhận thức được nguy cơ, nhất cử nhất động đều cẩn thận.

Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã thành công trong âm mưu, hạ được Triệu Tử Dương, Giang đã chiếm được vị trí Tổng Bí thư. Từ đây tham vọng và dã tâm ngày càng bành trướng, càng hứng thú hơn trong việc dùng thủ đoạn tung tin giả và tài liệu đen nhằm trấn áp những lãnh đạo cấp cao trong Đảng và trừng trị thẳng tay những người bất đồng chính kiến, sau này Tăng Khánh Hồng có biệt danh “kẻ giết người mặt đen” khiến nhiều người vừa sợ vừa ghét Tăng.

Sau Đại hội 14, bề ngoài thì Giang Trạch Dân cung kính với Đặng Tiểu Bình, nhưng trong lòng rất căm hận, rủa thầm Đặng Tiểu Bình về chuyện sắp xếp người tiếp quản quyền lực sau Giang. Món nợ này Giang không quên, sau khi Đặng Tiểu Bình qua đời, Giang lập tức hành động nhắm vào gia đình họ Đặng, đến ngay cả người lính bảo vệ cũng không bỏ qua.

Tuyết Mai

Xem thêm: