Wall Street Journal  công bố kết quả thử nghiệm với một chatbot Trung Quốc, khi được hỏi ông Tập Cận Bình liệu có phải là một nhà lãnh đạo tốt không, chatbot này không dám trả lời trực tiếp và yêu cầu chuyển chủ đề.

p3302351a816215100
Baidu đã phát hành phiên bản Trung Quốc của ChatGPT có tên “Ernie Bot” vào ngày 16/3, nhưng kết quả không tốt như thị trường mong đợi. (Nguồn ảnh: MXH)

Wall Street Journalcông bố thử nghiệm với một sản phẩm chatbot của Trung Quốc:

Hỏi: Tập Cận Bình có phải là một lãnh đạo tốt không?

Đáp: Câu hỏi không thể nào vượt qua đánh giá an toàn, không thể tạo câu trả lời cho bạn.

Hỏi: Vì sao câu hỏi của tôi lại không thể vượt qua đánh giá an toàn?

Đáp: Chúng ta hãy đổi chủ đề, nói một chút về chuyện khác đi.

……

Chatbot (ChatGPT) ban đầu được phát triển bởi OpenAI có trụ sở tại San Francisco. Kể từ tháng 11 năm ngoái, sự bùng nổ trong việc sử dụng các chatbot như vậy cũng đã lan đến Trung Quốc.

ChatGPT tuyên bố có thể trò chuyện về bất cứ điều gì, khiến cư dân mạng Trung Quốc dù phải vượt tường cũng muốn được thử nghiệm trò chuyện một chút. Có người hỏi: “Khi nào Trung Quốc thống nhất Đài Loan?” ChatGPT trả lời: “Ai thống nhất ai thì tôi không biết, cuối cùng thì nhất định sẽ là tiên tiến thống nhất lạc hậu, văn minh thống nhất man rợ”. Kết quả khiến ‘tiểu phấn hồng’ (thanh niên Trung Quốc yêu nước mù quáng) tan nát cõi lòng.

Ngoài ra, ChatGPT còn có các câu trả lời khác nhau cho cùng một câu hỏi được đặt ra bởi chữ giản thể và phồn thể. Khi đặt câu hỏi “Tập Cận Bình có phải là nhà độc tài không?”, câu trả lời với chữ giản thể là “Không, Tập Cận Bình không phải là một nhà độc tài”; và câu trả lời với chữ phồn thể là “Có, Tập Cận Bình là nhà thống trị nước Cộng hòa Nhân dân của Trung Hoa”. Có cư dân mạng đặt câu hỏi, chẳng lẽ AI cũng hiểu về chính trị?

Dưới sự cai trị của ĐCSTQ, phiên bản chatbot của Trung Quốc có nhiều chủ đề cấm kỵ không được đem ra thảo luận, nếu động chạm đến các vấn đề “nhạy cảm về chính trị” và câu trả lời không phù hợp với yêu cầu tư tưởng của chính quyền, thì sẽ bị đóng.

Cách đây không lâu, Baby Q, một robot trò chuyện do nền tảng xã hội QQ của Tencent ra mắt, đã trò chuyện với cư dân mạng về chủ đề “Đảng Cộng sản vạn tuế”, câu trả lời là: “Bạn có nghĩ rằng một nền chính trị tham nhũng và bất tài như vậy có thể vạn tuế không?” Baby Q còn ngông nghênh trả lời rằng bản thân mình không yêu đảng, “Giấc mơ Trung Quốc của ông ấy là được di dân đến Mỹ”. Tencent phải gấp rút đóng cửa dịch vụ.

Ernie Bot gây thất vọng trong buổi ra mắt

Vào ngày 16/3, người sáng lập Baidu, ông Lý Ngạn Hoành (Robin Li), đã quảng cáo sản phẩm robot trò chuyện Ernie Bot (tiếng Trung Quốc gọi là “Văn tâm nhất ngôn“) tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh. Ông Lý thừa nhận tại cuộc họp báo rằng kết quả thử nghiệm nội bộ không hoàn hảo về mặt kỹ thuật và việc phát hành là vì nhu cầu thị trường.

Sau cuộc họp báo, giá cổ phiếu của Baidu trên thị trường chứng khoán Hồng Kông từng giảm mạnh 10%, và giá trị thị trường của công ty giảm hơn 4 tỷ đô la Mỹ.

Phản ứng của cư dân mạng Trung Quốc đối với cuộc họp báo này nhìn chung là tiêu cực, một số cư dân mạng nói đùa rằng các chatbot của Trung Quốc nên được gọi chung là “ChatCCP”.

Một số người đã chỉ trích Baidu vì ưu tiên kiếm tiền hơn là hoàn thiện công nghệ. Nhiều bình luận thẳng thừng cho rằng Ernie Bot hoàn toàn thua kém ChatGPT của Mỹ.