Về sự leo thang xung đột thương mại giữa Mỹ – Trung hiện nay, dường như chính phủ Trump và hầu hết mọi người nghĩ rằng một trong những nguyên nhân là vì thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Trung Quốc. Tuy nhiên có phân tích chỉ ra chính Trung Quốc mới nếm trái đắng từ thặng dư thương mại kiểu này.

Embed from Getty Images

Ảnh minh họa từ Getty Images 

Vào ngày 30/6, biên tập viên kỳ cựu Frum (David Frum) của Tuần san Đại Tây Dương (The Atlantic) đã xuất bản một bài viết, theo đó đặc biệt chỉ ra vào năm ngoái thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc vào khoảng 375 tỷ USD (Đô la Mỹ), Trung Quốc nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ lên đến 1,17 nghìn tỷ USD. Nhưng Frum cho rằng trong chuyện này bên thua cuộc thực sự lại là Trung Quốc.

Quyết định đầu tư không nằm trong ý chí doanh nghiệp

Tác giả chỉ ra mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày nay rất giống với mối quan hệ thương mại giữa Anh và Mỹ hồi những năm 1890. Hồi đó kho bạc Anh có nguồn tài chính khổng lồ, giống như Mỹ ngày nay; năm 1890 tăng trưởng kinh tế Mỹ vượt trội so với Anh, giống như Trung Quốc ngày nay so với Mỹ.

Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất của quan hệ Anh – Mỹ trong năm 1890 với quan hệ Mỹ – Trung ngày nay là, những năm 1890, nguồn vốn đầu tư có quy mô khổng lồ từ nước Anh với nền kinh tế phát triển chín muồi chảy vào thị trường Mỹ. Vốn đầu tư nước ngoài của Anh khi đó chiếm khoảng 6% – 8% thu nhập quốc dân của Anh, trong đó Mỹ là điểm đến lớn nhất.

Frum cho biết, theo một số liệu của công ty tư vấn tư nhân (tác giả cho biết số liệu của nhà nước Trung Quốc e rằng không phản ánh đúng nguồn đầu tư từ Mỹ), từ năm 1990 đến nay kim ngạch đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc là khoảng 250 tỷ USD, thấp hơn hai lần tổng kim ngạch Mỹ đầu tư vào Bỉ trong cùng thời kỳ.

Hiện tượng xấu hơn nữa là hiện nay Hồng Kông là nơi đầu tư lớn nhất của Trung Quốc, chiếm 69% tổng đầu tư nước ngoài của Trung Quốc. Nhưng vấn đề là nguồn vốn từ Trung Quốc Đại lục chảy vào Hồng Kông này khả năng lớn đến từ các quỹ của Trung Quốc Đại lục (rửa tiền), chứ không phải vốn nước ngoài thực sự.

>>Hầu như toàn bộ tư bản đỏ Đại lục đều đến Hồng Kông rửa tiền?

Vấn đề nữa là nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ do xuất siêu đều nằm trong tay của nhà cầm quyền Trung Quốc chứ không phải trong tay giới doanh nghiệp, vì vậy quyết định đầu tư nằm trong tay của Trung Quốc chứ không phải là các công ty.

Người giàu Trung Quốc và giấc mơ chạy ra nước ngoài

Frum cho rằng còn thêm khác biệt nữa là những năm 1890, khi người Mỹ đẩy mạnh công nghiệp hóa, người Mỹ không nghĩ đến chuyện phải vì thế hệ con cháu mà di cư sang Pháp hoặc Đức. Các công ty Mỹ trong thế kỷ 19 không chỉ kiếm được lợi nhuận ở ngay trên đất nước của họ, mà còn nhận thấy được triển vọng tương lai và an ninh khi sống ở Mỹ.

Còn Trung Quốc ngày nay dưới cai trị của Cộng sản Trung Quốc, giới lãnh đạo doanh nghiệp bị ám ảnh phải mang tiền ra nước ngoài, hoặc tìm một cách để sinh con tại Mỹ, hy vọng nhập được quốc tịch Mỹ cho con cái. Việc họ khao khát di cư đến các nước phương Tây phản ánh rõ thất vọng của họ với Cộng sản Trung Quốc, cũng lo lắng sẽ có những người đồng bào khốn khó thừa cơ hội cướp của cải của họ.

>>Vì sao rất nhiều người Trung Quốc “chửi Mỹ” nhưng vẫn gửi con sang Mỹ?

Thị trường khép kín, mức sống của người dân khó cải thiện

Vào những năm 1890 khi tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Mỹ tăng nhanh, người Mỹ đã nhập khẩu một lượng lớn hàng hóa từ Anh, bao gồm cả xe có động cơ, thiết bị xây dựng và các sản phẩm công nghệ cao khác; cũng có những hàng tiêu dùng cao cấp như bộ đồ ăn và đồ gốm; các sản phẩm nông nghiệp khác như cao su, dầu cọ và sô cô la… Vào thời điểm đó, Mỹ dựa vào các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu và đầu tư lớn của Anh vào Mỹ để có được tăng trưởng kinh tế cần thiết.

Vì Trung Quốc hiện nay không có một thị trường mở, thu hút đầu tư nước ngoài như Mỹ vào những năm 1890, nó phải duy trì mức thặng dư thương mại khổng lồ, điều đó có nghĩa Trung Quốc không cho nhập khẩu một lượng lớn thực phẩm, mức sống của người dân khó mà được nâng cao.

Ngoài ra phải kể đến tình trạng không có vốn nước ngoài, nguồn vốn cần thiết để Trung Quốc phát triển trong tương lai phải dựa vào tiền tiết kiệm của người dân, nghĩa là người dân Trung Quốc phải giảm chi tiêu thì mới tích lũy được tiền của. Điều này giải thích người giàu Trung Quốc phải tìm đường đầu tư vào các nước giàu có khác như Mỹ, Canada hay Úc, bất kể lợi nhuận thu lại được từ đầu tư rất thấp, bởi vì Chính phủ Trung Quốc khiến họ thấy bất an về tài sản của họ.

Huệ Anh

Xem thêm: