(Dưới đây là bài viết của phó giáo sư, tiến sĩ người Đài Loan, ông Tăng Kiến Nguyên, thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả.)

p2737792a271047439
Vào ngày 20/7/2020, người tập Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa trước Đại sứ quán Paris (Ảnh: Vison Times Tiếng Trung)

30/8 là Ngày Quốc tế của Nạn nhân bị cưỡng chế mất tích (International Day of the Victims of Enforced Disappearances). Tháng 12/1992, Đại hội Liên Hợp quốc đã thông qua Tuyên bố về việc “Bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng chế mất tích”. Trong đó xác định rằng việc cấu thành hành vi cưỡng chế mất tích xảy ra trong các trường hợp sau: “Bắt giữ trái ý nguyện của đương sự, giam giữ hoặc bắt cóc, hoặc tước quyền tự do của người này. Sau đó từ chối tiết lộ số phận hoặc tin tức của những người có liên quan; hoặc từ chối thừa nhận rằng đã tước đi quyền tự do của người đó. Kết quả là khiến những người này không được pháp luật bảo vệ.”

“Quy chế Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế” có hiệu lực vào ngày 1/7/2002 tuyên bố rằng, các cuộc tấn công cưỡng chế mất tích trên diện rộng hoặc có hệ thống, nhằm vào bất kỳ người dân thường nào, có thể cấu thành tội ác chống lại loài người và sẽ loại trừ các quy định về thời hạn tố tụng. Điều này cho phép gia đình nạn nhân có quyền yêu cầu bồi thường, yêu cầu tìm hiểu sự thật về sự mất tích của người thân của họ.

Tháng 12/2006, Hội đồng Liên Hợp quốc đã thông qua “Công ước quốc tế về việc bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị mất tích cưỡng chế” có hiệu lực vào năm 2010. Trung Quốc không phải là nước tham gia “Quy ước Rome của Tòa án Hình sự Quốc tế”. Vào năm 2017, Viện hành chính đã quyết định đệ trình “Công ước Quốc tế về việc bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị mất tích cưỡng chế” lên Viện Lập pháp xem xét. Hiện nay, Viện Lập pháp vẫn chưa hoàn thành việc phê chuẩn.

Quốc gia cưỡng chế mất tích lớn nhất trên thế giới là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc ngày nay). Nước này đã sử dụng pháp luật như một công cụ hiệu quả nhằm cưỡng chế mất tích, để hình thành bầu không khí khủng hoảng cho người dân trong xã hội và thực hiện khủng bố độc tài đảng-nhà nước.

Nguồn gốc lớn nhất của vấn đề mất tích cưỡng chế lại nằm trong “Luật Tố tụng Hình sự” của nước này. Điều 85 Luật Tố tụng Hình sự nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quy định: Sau khi nhân viên tư pháp tạm giữ hình sự nghi phạm gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia và tham gia các hoạt động khủng bố, căn cứ vào yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước, để tránh cản trở việc điều tra, họ không cần thông báo cho người nhà. Điều khoản này đã trở thành căn cứ pháp luật cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa triển khai rộng rãi các vụ bắt bớ bí mật đối với những người bất đồng chính kiến ​​và gây ra những vụ mất tích. Đối với các nhân viên tư pháp và nhân viên an ninh quốc gia, chỉ cần lá cờ an ninh quốc gia được giương cao, họ sẽ giống như được sở hữu một thanh thượng phương bảo kiếm, bất cứ ai cũng có thể bị bắt và giam giữ mà không cần xin bất kỳ lệnh nào.

Điều 75 của Luật Tố tụng Hình sự của nước này cũng quy định một hình thức cưỡng chế mất tích khác không trong sạch: Giám sát dân cư ở những nơi được chỉ định. Điều này dành cho các nghi can và bị cáo phạm tội liên quan đến tội danh gây nguy hiểm đến an ninh quốc gia, hoạt động khủng bố và tội hối lộ đặc biệt nghiêm trọng. Nếu được sự đồng ý của Viện Kiểm sát Nhân dân hoặc cơ quan công an phê chuẩn, họ có thể bị quản thúc tại nơi cư trú. Mặc dù phải thông báo cho gia đình trong vòng 24 giờ, nhưng không cần thông báo địa điểm, cũng không được phép gặp luật sư. Nghĩa là cho biết rằng người đó vẫn còn sống, nhưng không cho biết họ đang ở đâu. Việc giám sát người dân tại các khu dân cư được chỉ định có thể kéo dài đến 6 tháng.

Hãy tưởng tượng khi một người biến mất ở Trung Quốc Đại Lục, nếu kẻ bắt cóc muốn bắt người đó để đòi tiền chuộc thì phải thông báo cho người nhà để lấy tiền chuộc. Vì vậy, nếu có kẻ bắt cóc thì người nhà vẫn có thể biết được tung tích của người thân và có cơ hội giải cứu người đó. Nếu một người mất tích mà không có thông tin thì có lẽ là hung nhiều hơn cát. Nếu không phải mất tích thực sự mà xương cốt không còn, cũng coi như tuyên bố người này đã tử vong, thì chắc chắn họ bị nhà nước bắt cóc, nhân danh an ninh quốc gia mà trở thành tội phạm nghiêm trọng của tòa án.

Ngoài việc bắt cóc hình sự, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa còn thiết lập các lớp tẩy não dành cho các nhóm tôn giáo và các dân tộc thiểu số. Biện pháp bắt cóc hành chính được sử dụng để giam giữ hành chính những người bất đồng chính kiến ​​và buộc họ vào trại tập trung để cải tạo. Chẳng hạn, sau tháng 7/1999, Nhóm lãnh đạo Trung ương về Các vấn đề Pháp Luân Công của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã được tổ chức lại để thành lập các nhóm lãnh đạo phòng ngừa và xử lý các vấn đề tà giáo và văn phòng của họ (Phòng 610).

Các tỉnh, thành phố, quận, huyện đã thành lập thứ gọi là cơ sở giáo dục hợp pháp, sử dụng các trại cải tạo lao động vẫn tồn tại vào thời điểm đó, nhằm bí mật giam giữ và cải tạo những người tu Pháp Luân Công, những người bất đồng chính kiến ​​và những người thỉnh nguyện nhân quyền. Sau khi chế độ cưỡng chế lao động đã bị xóa bỏ trên bề mặt vào năm 2013, “Các biện pháp thực hiện cải tạo cộng đồng” đã được sử dụng vào năm 2014 nhằm ‘mượn xác hoàn hồn’.

Cơ quan công an cũng có thể tiến hành cải tạo cộng đồng, cưỡng chế tẩy não và cải tạo đối với những người bị giam giữ theo quy định tại Điều 27 của “Luật trừng phạt hành chính công an”. Nhưng số lần giam giữ trị an tối đa chỉ có 15 ngày. Do vậy, hơn 15 ngày chuyển hóa và cải tạo hợp pháp thực ra là hành vi giam giữ bất hợp pháp và cưỡng chế mất tích.

Kinh nghiệm đàn áp cưỡng bức những người tu Pháp Luân Công đã được mở rộng thành công tác chuyển hóa và cải tạo nhằm vào người Duy Ngô Nhĩ dưới danh nghĩa chống khủng bố cực đoan. Năm 2014, Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương bắt đầu thành lập một lớp tẩy não có tên là Trung tâm Giáo dục và Đào tạo dạy nghề. Các giáo sĩ và lãnh đạo tôn giáo Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ lần đầu tiên bị đưa đi tiến hành tẩy não và cải tạo bắt buộc. Năm 2017, Chính quyền Nhân dân Khu tự trị Tân Cương ban hành quy định hành chính “Khu tự trị Tân Cương loại bỏ các quy định về Chủ nghĩa Cực đoan”, dưới hình thức bắt cóc hành chính, đã thực hiện đầy đủ cái gọi là công tác chuyển hóa và cải tạo chống chủ nghĩa cực đoan cho người dân Ngô Duy Nhĩ, mà không có bất kỳ sự giám sát nào của tư pháp. Vào năm 2019, chính sách trại cải tạo đã được đưa vào Khu tự trị Tây Tạng, nhằm chuyển hóa, cải tạo các nhà sư Tây Tạng, cùng những người dân tin tưởng vào Phật giáo Tây Tạng, trung thành với Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và Trung tâm Hành chính Tây Tạng.

Năm 2019, Hồng Kông nổ ra phong trào phản đối “Dự luật sửa đổi Luật đào phạm”. Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông đã sử dụng cảnh sát nhằm trấn áp mạnh mẽ, khiến số ca nhảy lầu tự sát từ các tòa nhà bùng phát. Có tới hơn 6.000 công dân bị bắt và hàng trăm người mất tích được báo cáo.

Vào năm 2020, Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đã thông qua “Đặc khu hành chính Hồng Kông của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về duy trì Luật An ninh Quốc gia”. Theo Điều 55, Cơ quan an ninh quốc gia Hồng Kông có thể can thiệp điều tra tội phạm về các vụ án hình sự liên quan đến nước ngoài hoặc liên quan đến an ninh quốc gia lớn. Chức trách, hành vi của họ không phải chịu sự kiểm soát của Đặc khu hành chính Hồng Kông. Hơn nữa cơ quan kiểm sát và tư pháp do chính quyền trung ương chỉ định. Các thủ tục tố tụng áp dụng “Luật Tố tụng Hình sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” nhiều hơn, chỉ ngoại trừ cuộc thẩm vấn đầu tiên hoặc từ ngày áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo Điều 58 của “Luật An ninh Quốc gia đặc khu Hồng Kông”, đảm bảo rằng các nghi phạm tội phạm có quyền chỉ định một luật sư bào chữa cho mình.

Điều này tương đương với việc biến Hồng Kông thành Đại Lục. Chỉ cần là vụ án do Cơ quan An ninh Quốc gia nhúng tay vào, người này sẽ bị giam giữ vô thời hạn, không biết số phận sẽ đi đâu về đâu, còn sống hay đã chết. Vài ngày nay có thông tin cho rằng người Hồng Kông tìm cách trốn khỏi Hồng Kông bằng cách nhảy xuống biển, giữa những con sóng cuồng nộ, đi thuyền đến Đài Loan. Nhưng không may họ đã bị cảnh sát vũ trang hằng hải của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chặn lại. Đây là bi kịch của thời đại những người Việt tị nạn, trôi dạt trên Biển Đông từ nửa thế kỷ trước, không ngờ lại xuất hiện vào ngày hôm nay và nhân vật chính lại là người Hồng Kông.

Theo thống kê của Quỹ trao đổi eo biển, số người Trung Quốc mất tích ở Đại Lục đã lên tới 600 người kể từ năm 1991. Lý do của những vụ mất tích rất khác nhau. Tuy nhiên những người dân Trung Quốc từng bị bắt và bị bỏ tù vì lý do an ninh quốc gia như Lê Minh Triết đều giống nhau, hoàn toàn không có bất kỳ chút nhân quyền nào về tư pháp hình sự. Nhưng chí ít chúng ta vẫn biết rằng người đó vẫn còn trên thế gian.

Vào ngày 26/6 năm nay, 50 chuyên gia nhân quyền của Liên Hợp quốc đã cùng nhau đưa ra tuyên bố “Các quyền tự do cơ bản bị tấn công ở Trung Quốc” dưới danh nghĩa cá nhân của họ. Tuyên bố đặc biệt đề cập đến Nhóm làm việc của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc về các vụ mất tích cưỡng chế hoặc không tự nguyện ở Trung Quốc. Tuyên bố chỉ ra rằng Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã không đưa ra lời mời lâu dài đối với các chuyên gia độc lập của Liên Hợp quốc, nhằm tiến hành các chuyến thăm chính thức như hơn 120 quốc gia thành viên khác.

Các chuyên gia nhân quyền kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc thiết lập một cơ chế công bằng và độc lập đối với tình hình nhân quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhằm giám sát và phân tích chặt chẽ tình hình nhân quyền của nước này, đồng thời báo cáo hàng năm. Họ cũng kêu gọi tất cả các quốc gia và các cơ quan của Liên Hợp quốc, trong khi đối thoại và trao đổi với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nên yêu cầu nước này thực hiện các nghĩa vụ nhân quyền của mình một cách minh xác.

Tôi hoàn toàn đồng ý với chủ trương được đưa ra trong tuyên bố trước đó. Nhưng tôi cũng muốn chỉ ra rằng vì sao 50 chuyên gia phải đưa ra tuyên bố dưới danh nghĩa cá nhân của họ: Là vì Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa can thiệp mạnh mẽ. Rất khó để tiến hành một cuộc điều tra thực sự về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhưng vấn đề quan trọng hơn là không ai trong số 50 người này là người Trung Quốc, nghĩa là không một chuyên gia Trung Quốc nào trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc dám đứng ra lên án Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Chính người Trung Quốc là những người hiểu rõ nhất tình hình nhân quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vì vậy, tôi muốn kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc hoặc các tổ chức nhân quyền quốc tế kết hợp với sức mạnh của người Trung Quốc, kết nạp rộng rãi các chuyên gia và học giả Trung Quốc, để cùng tiến hành điều tra và phân tích nhân quyền ở Trung Quốc Đại Lục.

Đài Loan vừa thành lập Ủy ban Nhân quyền Quốc gia trực thuộc Viện Giám sát. Trong tương lai, chúng ta nên tập hợp nguồn lực quốc gia để tích cực hợp tác vì sự nghiệp nhân quyền quốc tế, quan tâm đến tình hình nhân quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đưa ra những ý kiến chỉ trích và đề xuất cải thiện, tiếp tục giải cứu những người Đài Loan đã mất tích ở Trung Quốc Đại Lục. Ngoài ra cần nới lỏng một cách phù hợp các điều kiện tị nạn chính trị cho người dân Trung Quốc Đại Lục, Hồng Kông và Macao. Đồng thời sử dụng các vấn đề nhân quyền như một chiến trường vô hình, để giành được sự ủng hộ của người dân Trung Quốc Đại Lục, Hồng Kông và Macao đối với Đài Loan và sự đồng tình của dư luận toàn cầu. Chúng ta cùng nhau phản đối Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa xâm lược Đài Loan, từ đó dập tắt hy vọng kiểm soát và cân bằng việc mở rộng tham vọng bá chủ thế giới của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và hiện thực hóa một Trung Quốc hợp hiến.

Tăng Kiến Nguyên
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm và ý kiến ​​cá nhân của tác giả, được đăng lại dưới sự cho phép của Taiwan People News)

Xem thêm: